Tác Giả, Tác Phẩm Và Vấn Đề Thể Loại Trong Tiểu Thuyết Việt Lam Tiểu Sử.


sử là hương men quyến rũ người đọc và thực địa là tang chứng củng cố nội dung. Chính bằng con đường đó, tác giả Việt Lam tiểu sửđã tạo ra chất thực thực hư hư cho tác phẩm. Nói về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tác giả bài viết đánh giá cao sự cố gắng của tác giả Việt Lam tiểu sử. Theo Nguyễn Đăng Na, nếu Ngô Giáp Đậu “lơ là” trong việc xây dựng tính cách nhân vật, thì ngược lại tác giả Việt Lam tiểu sử lại rất quan tâm. Các nhân vật chẳng hạn: Lê Lợi, Lê Thiện, Nguyễn Trãi, Đoàn Phát, Trần Hiến, Hoàng Phúc, Hồ Quý Ly, Bùi Bá Kỳ, Phạm Đán, Đặng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm,... mỗi người có một tính cách không ai giống ai. Từ đó, tác giả bài viết cho rằng lẽ ra nhờ những ưu thế đó Việt Lam tiểu sử phải trở thành tác phẩm xuất sắc, đánh dấu bước phát triển mới của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, nhưng do tác giả Việt Lam tiểu sử còn có một số vấn đề tạo nên sự phản cảm nên dẫn đến tác phẩm chưa được đánh giá thực chất. Để làm sáng tỏ hơn về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nêu và lý giải những vấn đề tạo nên sự phản cảm cho tác phẩm đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về nội dung và hình thức của tác phẩm này. Tuy nhiên khi chỉ ra những hạn chế trên, nhất là hạn chế về nội dung, tác giả Nguyễn Đăng Na cũng giúp cho độc giả phát hiện ra một ẩn ý khó nói của tác giả Việt Lam tiểu sử. Khi người Minh sang xâm lược nước ta, họ gương cao ngọn cờ diệt Hồ phù Trần để hấp dẫn người Việt. Đến cả Lý Tự Thành - một thái giám già đời dưới triều Trần cũng phải động lòng khi nghe Trương Phụ nói rằng “đến cõi bắt kẻ hung tàn để lập con cháu nhà Trần” thế là Tự Thành vội vàng giãi bày tâm sự với Trương Phụ. Nhưng sau phút bồng bột đó, Lý Tự Thành cũng chột dạ nên trong bức thư gửi cho con rể Lê Thiện, ông đã nhắc nhở con tuy hợp sức giết kẻ thù nhưng phải nghĩ mình mà thờ chúa cũ. Phải chăng nhân vật Lý Tự Thành đã thay mặt tác giả để lại bức thông điệp mà thời cuộc lúc bấy giờ không cho phép nói thẳng: Hãy cảnh giác khi bắt tay với người Pháp. Còn với nhân vật Lê Lợi, mặc dù giúp


Trương Phụ đánh thắng nhà Hồ nhưng đến khi bắt được kẻ hung tàn Lê Lợi nhắc đến việc “lập lại họ Trần” thì Trương Phụ lại giả vờ đánh trống lảng “hôm nay tiệc mừng hãy cứ uống rượu”. Đến lúc đó Lê Lợi mới vỡ lẽ ra rằng tướng Minh muốn chiếm giữ nước ta. Đấy phải chăng là sự vỡ lẽ của tác giả Việt Lam tiểu sử? Dẫu sao tác giả Việt Lam tiểu sử chót làm việc với người Pháp, biết “ăn nói làm sao bây giờ?”. Một con người dù chót lỗi lầm nhưng đã biết hối hận, có nghĩa là ở họ còn có lương tri. Từ đó, tác giả bài viết đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với tác giả Việt Lam tiểu sử: “Hiểu được những mâu thuẫn giằng xé trong con người cá nhân thời ấy, thấm thía cái giá mà dân tộc phải trả cho cuộc sống tự do, hạnh phúc hôm nay, ta mới thông cảm được với các tác giả Việt Lam tiểu sử. Và, càng cảm thông với nỗi khổ tâm của thế hệ ấy, ta càng trân trọng chút ánh sáng lương tri mà họ gửi gắm một cách “mờ mờ nhân ảnh” trong tác phẩm” [43,554].

Như vậy, tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, những bài viết về nghệ thuật thể hiện nhân vật vẫn còn hạn hẹp. Đây cũng chính là một gợi ý, một cơ hội để người viết thực hiện đề tài. Tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử giúp người đọc thấy được một khía cạnh giá trị của tác phẩm, qua đó có cái nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

3. Phạm vi đề tài

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành đọc và tham khảo một số tác phẩm sau:

- Đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan.

- Đọc tham khảo (để đối chiếu so sánh) một số tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi như:

+ Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


+ Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung).

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 3

- Ngoài ra chúng tôi còn đọc và tham khảo bộ sử:

+ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Luận văn cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

4.2. So sánh nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nguyên mẫu trong lịch sử để lý giải những tương đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hình tượng văn học.

4.3. Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử để thấy được một phần tư tưởng của tác giả, đồng thời khẳng định những đóng góp, những thành tựu của tác phẩm Việt Lam tiểu sử đối với thể loại tiểu thuyết chương hồi.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp khảo sát thống kê và tổng hợp

Sử dụng phương pháp này, người viết có thể khái quát được những nét cơ bản nhất trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm. Phương pháp khảo sát, thống kê và tổng hợp cũng là cơ sở tạo dữ liệu để chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo là phân tích - bình giá. Đây cũng là một phương pháp rất quan trọng, giúp người nghiên cứu rút ra được những kết luận chính xác khoa học đồng thời làm tăng thêm tính thuyết phục cho những kết luận khoa học ấy.

5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật theo loại hình Mỗi một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng biệt. Do đó khi

nghiên cứu, chúng tôi quan tâm sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học khi phân tích văn học, tránh áp đặt chủ quan.


5.3. Phương pháp so sánh văn học

Sử dụng phương pháp này, người viết nhằm để đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật nguyên mẫu có trong lịch sử để thấy được những nét tương đồng, khác biệt, đồng thời thấy được tài năng và sáng tạo của nhà văn Lê Hoan trong quá trình đưa từ các nguyên mẫu lịch sử thành các hình tượng văn học.

6. Những đóng góp của luận văn

- Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan.

- Tìm tòi khám phá những vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong Việt Lam tiểu sử - một tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhưng bấy lâu nay chưa được nhiều người biết đến.

- Làm rõ tài năng sáng tạo của Lê Hoan trong việc nhào nặn từ các nguyên mẫu lịch sử thành nhân vật văn học.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương sau đây.

Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử.

Chương 2: Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử từ nguyên mẫu đến hình tượng văn học.

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu

sử.


NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT

TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ

1. Tác giả Lê Hoan

Lê Hoan (1856 - 1915) tự là Ưng Chi, hiệu là Mục Đình, thụy là Vân Nghị. Ông sinh ngày 28 tháng 12 năm Bính Thìn (1856). Người thôn Cự Lộc, xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là phường Thượng Đình, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông vừa là quan lại vừa là một nhà văn. Theo Thanh Trì Lê Lựu thị thế phả, Lê Hoan từng giữ các chức Binh bộ thượng thư kiêm Đô sát viên Hữu đô ngự sử, Tổng đốc Ninh - Thái - Hải - Yên, tước Phú Hoàn nam.

Theo cách nhìn nhận của những người hoạt động chính trị, người nghiên cứu lịch sử mấy chục năm gần đây thì Lê Hoan là người không dành được bao nhiêu thiện cảm với quốc dân. Ông đã từng hợp tác với kẻ thù và đàn áp những cuộc khởi nghĩa, làm hại người yêu nước và phản bội lại sự nghiệp giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Trong tiểu sử của Lê Hoan, còn có nhiều những ý kiến xuyên tạc cho rằng ông là một kẻ võ biền không có học hành gì. Trải qua sự biến thiên của lịch sử những điều tiếng về tác giả Lê Hoan đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam.

Trên thực tế, lịch sử không chỉ giản đơn như vậy, xung quanh vấn đề tiểu sử Lê Hoan còn có nhiều uẩn khúc khiến cho chúng ta không khỏi băn khoăn và đặt ra nhiều câu hỏi. Đặc biệt là gần đây, các nhà nghiên cứu đã thu thập được một số những tư liệu quan trọng có liên quan tới cuộc đời nhà văn Lê Hoan. Đây chính là những căn cứ khoa học góp phần giúp cho chúng ta có những cách nhìn nhận mới hơn về nhân vật này.


Theo sử sách, viên khâm sai đại thần Lê Hoan là một người được thực dân Pháp giao dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nhưng trong “Từ điển thư mục tác giả, tác phẩm tổng quát, cổ điển và hiện đại về Đông Dương thuộc Pháp” của A.Brebion có viết: “Năm 1909, khi còn là Tổng đốc Hải Dương, ông lại được bổ nhiệm làm khâm sai và ngày 4 tháng 8 ông ta đã chỉ huy bốn trăm thân binh để tìm cách bắt liên lạc với các toán phỉ ở Yên Thế, trong đó có toán phỉ của Đề Thám. Cuối năm đó ông ta bị kết tội làm những điều hại đến thanh danh và hùm theo trùm phỉ và cuối cùng là tội phản bội” [2,230].

Năm 1998, GS. Lê Thành Khôi có chuyển cho báo Xưa và Nay một bức thư của nhà sử học Charles Fourniau. Ngay sau khi nhận được bức thư này, báo Xưa và Nay đã kịp thời đăng tải được tới bạn đọc. Trong thư gửi cho Lê Thành Khôi đề ngày 18 - 7 - 1998, Charles Fourniau có nói rõ là khi trở lại nghiên cứu về Doumer, ông đã tìm lại được những tài liệu có liên quan tới Lê Hoan. Fourniau cho biết trong một báo cáo của viên chỉ huy Pháp Penequin cho tổng chỉ huy quân đội Pháp đề ngày 13 - 10 - 1897 (nằm trong hồ sơ số 19243 ở Aixcote: CAUM - Indo GGI - Gouvernement general del Indochine) nói ông ta nắm trong tay bức thư của Lê Hoan viết năm 1892 gửi cho Đề Kiều nói rằng: “Lúc này chống với quân Pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn. Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ can thiệp với Pháp thôi. Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng và tống chúng ra biển. Thời cơ lúc này chưa đến, tốt hơn hết hãy ru ngủ chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29]. Rồi Pennequin kết luận: “Chúng ta đang bị khối quan lại và nho sĩ căm ghét, họ không từ bỏ việc đánh đuổi chúng ta đâu” [50,29].

Cũng trên Tạp chí Xưa và Nay số 55 tháng 9 năm 1998, có đăng tải tài liệu về Lê Hoan do bà Phan Thị Minh Lễ gửi về từ Pháp. Trong thư, bà Phan Minh Lễ nói rằng từ lâu nhân tìm tòi những nhân vật cách mạng chống Pháp


từ đầu thế kỷ XX, bà có tìm thấy trong hồ sơ mật thám Pháp hai bài báo “Le Journal de Paris” viết về nhân vật Lê Hoan có liên quan tới Đề Thám cùng toàn quyền Đông Dương. Tiến sĩ Phan Minh Lễ cũng gửi hai bài báo đã đọc được tại cục lưu trữ cơ quan mật thám của Pháp, bài thứ nhất “Ông Picquíe chống Lê Hoan” đăng trên báo Le Journal de Paris số ra ngày 1- 4-1910. Bài báo có đoạn viết: “Vụ khâm sai Lê Hoan đã diễn biến một cách kỳ quặc, ông Picquíe toàn quyền Đông Dương lâm thời, người đã ra lệnh chấm dứt quyền hành đặc biệt của viên quan khâm sai ngày 1 tháng 3 vừa qua, vừa ra lệnh mở cuộc điều tra về hành vi nhận hối lộ của viên khâm sai, cùng với những người xung quanh ông ta” [32,31]. Bài thứ hai Lê Hoan có phải là kẻ phản bội hay không? số ra ngày 24 - 4 - 1910. Bài báo có đoạn viết: “Cuộc điều tra về Lê Hoan đang tiếp tục. Chúng tôi nói những gì về con người này.

Ngày nay, ai cũng biết rằng Lê Hoan được nước Pháp giao trách nhiệm săn đuổi và bắt Đề Thám, lại trao đổi thư từ với Đề Thám một cách hoàn toàn thân mật. Bản gốc của những thư từ này được tìm thấy tại vị trí NUI LANG (chỗ này bản chụp lại mờ không có dấu – ND) do Đề Thám để lại sau một trận đánh quyết liệt khiến cho bốn mươi lính Pháp phải thiệt mạng” [32,31]. Cả hai bài báo này đều là những tài liệu quan trọng được cắt ra và lưu vào hồ sơ về Lê Hoan của mật thám Pháp.

Gần đây nhất, trên báo Xưa và Nay số 110 (2 - 2002), có đăng bài Quanh việc đánh giá nhân vật Lê Hoan trong lịch sử cận đại của thạc sĩ sử học Gerard Sarger Đại học Cambridge. Thạc sĩ Gerard Sagrer cho biết: “Ngay sau khi bắt tay vào việc nghiên cứu những cuộc nổi dậy và bạo động của nông dân Trung du Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tôi gặp phải những vấn đề có liên quan đến viên đại thần Lê Hoan” [52,34]. Khi bắt đầu tiếp xúc với những tư liệu trong Cục lưu trữ Hải ngoại của Pháp và Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Gerard Sarger phát hiện ra một số vấn đề nổi bật trong các tài


liệu của Pháp nói về Lê Hoan là các quan chức Pháp không hề tin tưởng ông ta “Các quan chức ở mọi cấp từ địa phương đến toàn quyền đều tỏ ra nghi ngờ lòng trung thành của Lê Hoan đối với chế độ thuộc địa. Ngay cả cho tới năm 1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệm làm khâm sai có trách nhiệm dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên thế, Thống sứ Pháp Bắc Kỳ buộc phải cấm Lê Hoan tiếp xúc với báo giới người Âu để tổ chức phỏng vấn công khai vì sợ ông ta chỉ trích hay gây rối cho chính quyền. Trong một bức thư gửi cho Công Sứ Hải Dương nơi Lê Hoan làm tổng đốc, viên Thống sứ Pháp Simoni viết: Đề nghị báo cho tổng đốc biết rằng ông ta không được trả lời phỏng vấn công khai nhất là các cuộc phỏng vấn mà ông ta có thể chỉ trích chính quyền hay chính sách của chính phủ” [52,34]. Theo thạc sĩ Gerard Sarger, mọi sự không tin tưởng này không phải là không có cơ sở. Trong khi Lê Hoan mở chiến dịch chống Hoàng Hoa Thám vào 1896, thủ lĩnh nghĩa quân này bố trí giết hai tên Pháp. Cuộc điều tra ngay sau đó cho thấy có thể Lê Hoan đã liên kết với Hoàng Hoa Thám nhưng do chưa có bằng chứng hoàn toàn chính xác nên chính phủ Pháp chỉ chuyển Lê Hoan khỏi vị trí hoạt động và giáng chức xuống hai cấp.

Ngoài ra, Gerard Sarger còn cung cấp thêm một số thông tin khác khá quan trọng. Đó là đến thời điểm xảy ra vụ âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội năm 1908 thì Lê Hoan đã được hồi phục chức vụ của mình và được bổ nhiệm làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương. Năm1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệm làm chỉ huy một đội cảnh sát đi dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế với vai trò quan trọng, Lê Hoan không những chỉ huy lực lượng cảnh sát chính quy tuần tiễu khắp vùng trung tâm Bắc Bộ mà còn có quyền thuê thám tử bí mật và cấp cho họ giấy tờ xác nhận. Loại giấy tờ này cho phép họ đi lại tự do khắp vùng. Cuối năm 1909 xảy ra vụ hai ông Đỗ Văn Huỳnh và Vũ Ngọc Thụy bị bắt. Điều đáng nói là cả hai người này đều mang tờ chứng minh họ là mật thám

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí