thuyết viết về giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc mà trung tâm là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên Tạp chí Văn học số 8 - 1999, nhà nghiên cứu Chương Thâu có bài viết “Đọc Việt Lam xuân thu bản duy tân nghĩ về người khắc in, công bố và một vài nhân vật thời đại”. Trong bài nghiên cứu, tác giả Chương Thâu không có chủ định phân tích cuốn Việt Lam tiểu sửxem giá trị sử học của nó như thế nào. Bởi vì, vấn đề này từ lâu giới nghiên cứu đã từng đề cập và xác định tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết có nhiều phần hư cấu. Mục đích chính của nhà nghiên cứu cũng không phải đi tìm xem ai là tác giả của cuốn sách vì muốn xác định một cách chính xác thì cần phải có nhiều chứng cứ và nhiều thời gian, vấn đề ở chỗ người viết còn băn khoăn về người cho khắc in và công bố cuốn Việt Lam tiểu sử. Dư luận mấy chục năm gần đây vẫn cho Lê Hoan là một người phản bội, đứng trong hàng ngũ xâm lược để chống lại tổ quốc. Nói đến Lê Hoan, người ta nhớ đến việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đã có câu thơ “Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao”. Câu thơ này ở trong một bài thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế Vịnh Tổng đốc Hải Dương đã được triều đình phong đến chức Khâm sai, và hạ thêm lời kết luận rất gay gắt:
Khâm sai mà vẫn hùa theo Pháp Nhục ấy còn vinh ở chỗ nào?
Đó là những định kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhân dân và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Người ta cũng không phải dè dặt gì để xếp Lê Hoan vào hàng ngũ con người đứng về phía chống lại tổ quốc Việt Nam. Tác giả bài viết cũng cho biết rằng hiện nay chưa thấy một tài liệu lịch sử và sử gia nào đánh giá nhân vật này một cách chính thức, nhưng dư luận như vậy cứ thế truyền đi và cho đến bây giờ thì gần như đối với Lê Hoan vấn đề đã được an bài. Theo PGS. Chương Thâu, chúng ta không có điều kiện và không thể đi ngược lại những định kiến hầu như khó lay động, nhưng khi đã
gặp một tác phẩm như Việt Lam tiểu sử, phải chăng chúng ta nên đặt ra một câu hỏi khác hơn? Từ đó, nhà nghiên cứu đã không đánh giá tác phẩm Việt Lam tiểu sử như một tác phẩm sử học mà chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn “tiểu thuyết lịch sử”. Theo tác giả, bút pháp chủ yếu của Việt Lam tiểu sử là: “Theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được chân trọng. Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anh hùng. Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vận mệnh tổ quốc là điều rõ ràng không thể nào phủ nhận được” [63,38]. Quan điểm này của Chương Thâu góp phần nhấn mạnh, Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn chương thực sự. Dù nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao của tiểu thuyết hiện đại nhưng nội dung rất có giá trị và đáng được chân trọng vô cùng. Tác giả của bài viết cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình khi nghĩ đến những người hoạt động quốc sự ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tình hình đất nước lúc đó khiến cho các tờng lớp sĩ phu trở nên phân hóa sâu sắc. Một lớp đông đảo đã đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ thù, cũng có một số vì hoàn cảnh vì nhiều điều kiện này nọ phải hợp tác với kẻ địch. Trong số những con người phải ra hợp tác với chính quyền thực dân và được “mẫu quốc” dành cho khá nhiều sự ưu đãi đến mức gây nhiều điều tiếng cho nhân dân nổi lên hai nhân vật là Hoàng Cao Khải và Lê Hoan. Thế nhưng theo Chương Thâu, Hoàng Cao Khải lại là tác giả của một số bài thơ hay và tư tưởng, nhất là tư tưởng yêu nước thì lại rất rõ ràng, rất đáng được ghi nhận. Với Lê Hoan cũng vậy, nhà nghiên cứu cho rằng khi xem tác phẩm Việt Lam tiểu sử, chúng ta cũng nên chú ý lời tựa của Lê Hoan khi cho khắc in và công bố tác phẩm này. Đây là lời tác giả Việt Lam tiểu sử ca ngợi Lê Lợi “... Cần phải tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ. Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời yên tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách
nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ đến thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng, tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà. Trong 10 năm trù hoạch kinh dinh, không có một việc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là một vị quốc vương có trí, có nhân, có dũng. Nếu không phải ông vua độ lượng có thể như thế được chăng? Cuốn sách qua 60 hồi đã khái quát được quá trình Lê Thái Tổ dành lại đất nước. Tôi say sưa đọc đi đọc lại mấy lần, tưởng chừng như thấy hình bóng ngài hiện ra trên trang sách. Bất giác tôi cảm thấy phục lăn phục lóc” [63,66]. Thông qua lời tựa này, tác giả bài viết cho rằng chắc chắn Lê Hoan phải là một người có tâm huyết thì mới có thể nói lời kính phục thành thật và chất phát đến như vậy. Cũng trong bài viết, nhà nghiên cứu còn bày tỏ thái độ ngạc nhiên về trình độ và tư tưởng của Lê Hoan khi theo dõi quá trình công bố cuốn sách này. Theo Chương Thâu, chúng ta không thể nói Lê Hoan là người ít học bởi khi công bố Việt Lam tiểu sử Lê Hoan có nói rõ là ông tìm thấy được bản Việt Lam tiểu sử đầu tiên ở một gia đình (không nói rõ gia đình nào). Nhưng ông cho rằng tác phẩm “chưa thật tinh xảo diệu kỳ” nên ông đã gia công “sửa sang trau chuốt”, phần sửa sang của ông cũng được nêu rõ ở một số điểm chú thích, xét ra phần lớn là hợp lý hợp tình, và chúng ta cũng phải thừa nhận Lê Hoan có một trình độ văn học nhất định. Thêm vào đó, chúng ta có thể chú ý câu cuối cùng của bài tựa. Lê Hoan viết rõ là ông “đặt tên sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính sử”. Như vậy, ta lại thấy ông có cái nhìn đúng đắn với cuốn sách, với việc mình làm. Ông không cho đây là việc chép sử. Rõ ràng, Lê Hoan biết phân biệt lịch sử với tiểu thuyết, với sáng tác văn học. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp quan tâm cả đến quá trình chỉnh lý cuốn sách này, bởi khi sửa chữa Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan đã tìm ra cách đưa thêm một số tác phẩm của người đương thời (lúc nhà Trần, Hồ mất,... Lê Lợi khởi nghĩa). Ông chọn những bài thật là tiêu biểu như bài
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 1
- Tác Giả, Tác Phẩm Và Vấn Đề Thể Loại Trong Tiểu Thuyết Việt Lam Tiểu Sử.
- Vấn Đề Xác Định Tác Giả Việt Lam Tiểu Sử
- Vấn Đề Thể Loại Trong Tiểu Thuyết Việt Lam Tiểu Sử
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Thuật hoài của Đặng Dung, hoặc bổ sung một số câu thơ từ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở hồi thứ 39, để thêm phần hấp dẫn cho bản nguyên tác. Rõ ràng là người chỉnh lý, biên soạn, thực sự đồng cảm với tác giả. Con người nếu mang bản chất vô cảm, vô tình, hoặc quá nữa là “vô tổ quốc” thì không thể có cách thẩm văn và xử lý như vậy được. Kết thúc bài viết, tác giả Chương Thâu bày tỏ suy nghĩ của mình. Ông cho rằng vấn đề có liên quan đến Lê Hoan chưa thể kết luận một cách chính xác nhưng phải chăng có thể đưa ra một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận được “văn hành công khí hơn”. Ý kiến của Chương Thâu đã lưu ý người đọc rằng việc đánh giá nhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen, mà điều trước nhất là phải có thật nhiều thật dồi dào tư liệu lịch sử. Công bằng hay bất công, chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định. Và nhân vật Lê Hoan chính là một nhân vật lịch sử ở trong trường hợp ấy.
Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58 (1 - 1964), nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu hay không?”. Vấn đề chính mà tác giả bài viết đề cập đến là bàn về giá trị sử liệu của tác phẩm Việt Lam tiểu sử. Nhà nghiên cứu sau khi đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã bày tỏ ấn tượng của mình: “Tôi có ấn tượng rằng tác giả là người đọc rộng biết nhiều. Để viết tác phẩm này, tác giả không những đã tham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian, mà còn tham khảo cả một số sử sách Trung Quốc nữa” [31,34]. Sở dĩ tác giả bài viết có được những ấn tượng này là do trong quá trình theo dõi tác phẩm Việt Lam tiểu sử ông đã phát hiện ra một số nhân vật như Lê Thiện, Lê Trãi hoàn toàn không có trong chính sử của nước ta mà chỉ thấy trong Minh sử, Minh sử kỷ sự bản mạt, Việt kiệu thư,... hay những định danh như Nghĩa An, Sinh Quyết,... cũng thường ít dùng trong chính sử của ta, nhưng lại được sử dụng
phổ biến trong các bộ sử nhà Minh,... Ngoài ra một vài đoạn mô tả về vài vị trí, thành lũy nào đó, tuy thấy không ghi chép trong thư tịch xưa của ta hay của nhà Minh, nhưng lại phù hợp với địa thế và di tích ngày nay. Điều đó chứng tỏ tác giả Việt Lam tiểu sử còn sử dụng một số kiến thức về địa lý của mình để xây dựng tác phẩm. Tuy nhiên theo nhà sử học Phan Huy Lê, tác giả Lê Hoan có lẽ không phải là một nhà sử học và nhất là không nhằm viết một tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, nên tác giả chỉ vay mượn một số cứ liệu lịch sử nào đó cho tác phẩm có cốt cách, màu sắc lịch sử mà thôi. Những cứ liệu lịch sử đó đã bị cắt xén, sắp xếp tuỳ ý theo một bố cục và cách trình bày xây dựng theo sự hư cấu của nhà văn. Rõ ràng trong Việt Lam tiểu sử, chỉ có một số tình tiết lịch sử nào đó như một số tên người, tên đất, một số năm tháng và số liệu là được tôn trọng nhưng lại bị sắp xếp trong những tương quan và diễn biến hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Chính bởi vậy mà những tình tiết lịch sử cũng mất hết giá trị sử liệu của nó. Từ đó, tác giả bài viết có nhận định: “Đây là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về mặt chi tiết mà thôi” [31,34]. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu và so sánh những sự việc trong Việt Lam tiểu sử với những tác phẩm lịch sử có giá trị, tác giả bài viết đã đi đến kết luận phủ định giá trị sử liệu của tác phẩm. Theo nhà sử học, Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có thể có những giá trị về mặt văn học nhưng về mặt sử học thì tác phẩm không có giá trị về mặt sử liệu, không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu sử học. Ý kiến của ông cũng nhắc nhở người đọc, khi tiếp cận tiểu thuyết này không nên quá chú trọng đến giá trị về mặt sử liệu mà phải xét nó đúng như một tác phẩm văn chương đích thực, đầy sáng tạo. Những lời nhận xét của Phan Huy Lê có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, thấu đáo
hơn về quá trình hình thành công phu cũng như chất “tiểu thuyết” ở Việt Lam tiểu sử.
Trong phần phụ lục của tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa có trích dẫn bài viết của PGS. Tạ Ngọc Liễn với nhan đề “Việt Lam xuân thu qua các bản dịch”. Tác giả bài viết sau khi đọc ba bản dịch Việt Lam tiểu sử với các tên gọi khác nhau, không có ý định đem đối chiếu các bản dịch với nguyên văn chữ Hán để xem các bản dịch có chính xác không bởi lẽ tác giả không biết các dịch giả đã dựa vào bản chữ Hán nào để dịch. Vấn đề cơ bản gợi sự chú ý của tác giả là vấn đề văn bản học trong sách Việt Lam tiểu sử - một vấn đề mà các dịch giả không thể không sử lý khi tiến hành dịch nghĩa, giới thiệu công bố tác phẩm này. Chẳng hạn, vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu sử và quá trình biến động của văn bản từ văn bản đầu chép tay (cựu bản) đến văn bản đã được Lê Hoan sửa chữa, khắc in mang tên là Việt Lam tiểu sử (tân bản). Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, nhà nghiên cứu đã thẩm định lại ba bản dịch. Bản dịch thứ nhất của Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ. Trong bản dịch của mình, Nguyễn Hữu Quỳ có ghi tác giả Hoàng Việt xuân thu là “vô danh thị tức” là tác phẩm khuyết danh. Đọc ý kiến của dịch giả sách Hoàng Việt xuân thu, tác giả Tạ Ngọc Liễn có nhận xét: “Chúng ta thấy dường như Nguyễn Hữu Quỳ không hề biết có cuốn Hoàng Việt xuân thu, tức Việt Lam xuân thu được Lê Hoan khắc in vào năm 1908” [26,400]. Bản dịch thứ hai là của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Trong bản dịch này, Đông Châu viết trong nhời của người dịch sách rằng, nguyên bản chữ Nho trong Việt Lam tiểu sử đã có từ lâu lắm, nhiều người tương truyền là của ông Nguyễn Trãi làm ra và đến năm Duy Tân Mậu Thân được Phú Hoàn tử Lê tướng công đề thêm một bài tựa và khắc bản in ra. Như vậy với bản dịch của Đông Châu người đọc được biết tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan nhưng có một điều đáng nói là trong bản của Đông Châu dịch lại không có bài tựa của
Lê Hoan. Từ đó tác giả bài viết cho rằng: “Nếu chỉ đọc nhời của người dịch sách của Nguyễn Đông Châu thôi, thì độc giả hẳn sẽ hiểu rằng tác phẩm Việt Lam xuân thu hiện hành, ngay khi mới được viết ra đã hoàn thiện và hay như vậy, chứ không biết đó là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khá nhiều” [26,401]. Bản dịch thứ ba là của Trần Nghĩa. Trong bản dịch này, Trần Nghĩa đã chính thức ghi tên đầu sách là Việt Lam xuân thu do Vũ Xuân Mai soạn Lê Hoan nhuận sắc. Được biết tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của cụ Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 2, nói rằng Việt Lam tiểu sử “tương truyền là của Vũ Xuân Mai” để đi tới kết luận Vũ Xuân Mai là người soạn Việt Lam tiểu sử như đã đề trên đầu sách nhưng tác giả Tạ Ngọc Liễn vẫn phân vân cho rằng Vũ Xuân Mai có lẽ không phải là người khởi thảo bộ tiểu thuyết chương hồi này. Sau khi đã thẩm định qua một số bản dịch, Tạ Ngọc Liễn đưa ra ý kiến riêng cho rằng Việt Lam tiểu sử vẫn là tác phẩm khuyết danh, chính Lê Hoan là người phát hiện rồi bỏ nhiều công sức, sửa chữa khắc in cũng không nói ai là tác giả. Có thể nói, trong bài viết này, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã rất cố gắng phân tích và lý giải để giúp cho người đọc thấy được vai trò to lớn của Lê Hoan trong việc bỏ ra không ít tâm lực “sửa sang trau chuốt” để hoàn chỉnh, nâng cao tác phẩm Việt Lam tiểu sử và khắc in công bố. Theo Tạ Ngọc Liễn nếu chỉ đọc truyện Việt Lam xuân thu mà không đọc lời tựa của phú Hoàn nam Lê Hoan thì độc giả sẽ không biết được phần công lao và vai trò đáng kể của Lê Hoan đối với số phận cuốn tiểu thuyết lịch sử khá hấp dẫn này. Kết thúc bài viết, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đánh giá cao bản dịch của Trần Nghĩa. Bởi vì, Trần Nghĩa đã coi trọng việc giải quyết vấn đề văn bản học khi tiến hành dịch Việt Lam tiểu sử. Ông đã cung cấp cho độc giả những dữ kiện chính yếu về tình hình văn bản sách Việt Lam tiểu sử, về các phần mà Lê Hoan tham gia sửa chữa, bổ sung vào,
cũng như cung cấp một bản dịch được dịch từ văn bản chữ Hán hoàn chỉnh, đầy đủ nhất trong số mười mấy dị bản Việt Lam tiểu sử hiện có.
Với bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, (Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006), Tác giả Nguyễn Đăng Na đã phân tích khá kỹ về con đường hình thành, nội dung, nghệ thuật, những mặt tích cực và hạn chế của thiên tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử. Theo Nguyễn Đăng Na: “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục năm đầu thế kỷ XV làm nền. Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của dân tộc đã diễn ra: “Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế; cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng có và mang tính chất khốc liệt; Cuộc chiến tranh toàn dân vô cùng gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã dành thắng lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập nên triều Lê - một triều đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc. Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi, cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [43,543]. Từ đó tác giả bài viết thừa nhận rằng, tác giả Việt Lam tiểu sử là một nhà văn có con mắt tinh đời, khi chọn thời gian và không gian như vậy làm bối cảnh cho tác phẩm. Hơn nữa cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chưa có một bộ tiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này. Cho nên sự ra đời của Việt Lam tiểu sử đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thời đại và lấp một mảng trống trong văn học. Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về quá trình hình thành Việt Lam tiểu sử đã phát hiện ra điểm mới. Đó là, lần đầu tiên có một tiểu thuyết gia - Lê Hoan vận dụng phương pháp thực địa nghiên cứu di tích lịch sử để dựng lại không gian chiến trận thời quá khứ. Đồng thời, tác giả bài viết cũng chỉ ra trong ba nguyên nhân dùng để sáng tác Việt Lam tiểu sử thì, sử liệu Trung Hoa là cái cớ “nói có sách” để chốt lại nội dung, dã