Nghệ Thuật Thể Hiện Hành Động Nhân Vật Và Sự Kiện


Trong quá trình viết tác phẩm Việt Lam tiểu sử, nhà văn Lê Hoan luôn có những suy nghĩ tìm tòi các hình thức nghệ thuật thể hiện nhân vật sao cho truyền tải nội dung mà mình muốn gửi gắm đến bạn đọc một cách đầy đủ nhất, độc đáo nhất, bên cạnh đó thông qua các nhân vật tác giả có thể gửi gắm được những ý tưởng và dụng ý nghệ thuật của mình. Đọc Việt Lam tiểu sử, chúng ta thấy trong quá trình thể hiện nhân vật tác giả rất ít chú trọng đến việc miêu tả ngoại hình và khắc họa nội tâm nhân vật mà chủ yếu là tập trung thể hiện tính cách nhân vật; hành động nhân vật; và ngôn ngữ nhân vật. Cùng với việc chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được tác giả Việt Lam tiểu sử sử dụng để thể hiện nhân vật, chúng tôi đồng thời chỉ ra ý nghĩa của những cách thức ấy trong việc thể hiện bản chất của nhân vật. Các nhân vật sẽ dần bộc lộ đầy đủ bản chất của mình qua quá trình vận động trong tác phẩm.

3.3.1. Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật và sự kiện

3.3.1.1. Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật

Đối với các nhà văn, khi miêu tả nhân vật một trong những yếu tố được các tác giả chú ý chính là hành động nhân vật. Đặc biệt là với các tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, hành động nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách mà còn là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Theo tác giả Hà Minh Đức, hành động nhân vật là: “Những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống... việc miêu tả hành động của nhân vật có thể được thực hiện thông qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ của nhân vật khác” [20,134].

Có thể nói rằng, hành động nhân vật có một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm để lột tả rõ ràng, chân thực những hành động vốn có của nhân vật. Để hành động của các nhân vật được bộc lộ một cách khách quan đúng với


bản chất của họ, các nhà văn phải hòa mình, phải hóa thân nói cách khác là phải “sống với cuộc sống của các nhân vật”.

Trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử, các nhân vật của Lê Hoan mỗi người đều có những tính cách riêng do vậy mà hành động ở mỗi nhân vật cũng rất khác nhau phù hợp với bản chất của từng người. Tác giả Lê Hoan khi miêu tả hành động nhân vật phần lớn là thể hiện một cách trực tiếp. Những việc làm của nhân vật dù khái quát hay cụ thể bao giờ cũng kèm theo kết quả của hành động. Đây cũng là một cách để nhận diện bản chất hành động của nhân vật, từ đó nhận rõ những nét tính cách của nhân vật.

Việc miêu tả một cách khái quát hành động của nhân vật và kết quả của hành động được tác giả sử dụng như một sự đánh giá, tổng kết về những việc làm của nhân vật để từ đó các nhân vật có điều kiện tự bộc lộ những phẩm chất của mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Mỗi nhân vật trong Việt Lam tiểu sử đều có nhiều hành động, việc làm khác nhau, tuy nhiên các nhân vật trung tâm bao giờ cũng được tác giả chú ý, khắc họa và miêu tả một cách rõ nét hơn cả. Chẳng hạn khi miêu tả hành động của người anh hùng Lê Lợi đã làm trong sự nghiệp lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn, đánh đuổi giặc ngoại xâm, tác giả đã nhiều lần khái quát những hành động của nhân vật như là những lời ca ngợi công lao to lớn của vị vua tài đức này ở các trang 130, 216, 381.

Lê Lợi sau khi đem quân ra Mỹ Lương “thiết lập đồn trại, chiêu hiền đãi sĩ” [26,83]. Kết quả là: Phàm nhân tài trong thiên hạ do Quý Ly vô đạo mà phải lánh vào rừng núi để ở, nay nghe Lê Lợi khởi binh, đều rủ nhau theo về rất đông” [26,83].

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 11

Ngày Tân Dậu, khi lấy được Đông Đô “Lê Lợi vào thành vỗ yên trăm họ” kết quả là: “Nhân dân trong thành phủ phục hai bên đường nghênh đón” [26,130]. Không chỉ có vậy Lê Lợi còn “Ra lệnh trong quân tơ hào không


được đụng tới của dân, ai vi phạm sẽ xử trảm” [26,130], làm cho: “Trăm họ vui mừng, khôn xiết” [26,130].

Lê Lợi sau khi bị vua Trần khiển trách liền đến cư trú ở Lam Sơn “trong vòng ba bốn năm an thường thủ phận giáo hóa đến tận xóm thôn” [26,216] cho nên khắp nơi: “Nhân dân đều vui vẻ may sao một miền mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy bồ, người các vùng lân cận kéo tới đây đông như về chợ” [26,216].

Khi nói đến Lê Thiện một vị tướng tài trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác giả cũng miêu tả tương tự như vậy. Lúc cùng với Lê Lợi đưa quân về nghĩa An, tới núi Thiên Nhẫn Lê Thiện đích thân đi xem chỗ ở, lệnh cho quân sĩ xây thành sau đó “tìm nơi yên tĩnh trong núi làm nhà cho nhân dân già trẻ cùng ở. Lại sai những người khoẻ mạnh vỡ đất cấy trồng” [26,225] khiến cho: “Trăm họ an cư lạc nghiệp” [26,225].

Khái quát những hành động này của nhân vật, tác giả Lê Hoan không những ca ngợi công lao to lớn của các nhân vật mà thông qua những hành động này các nhân vật có cơ hội để bộc lộ những phẩm chất, cá tính của mình một cách tự nhiên và khách quan nhất. Đây cũng chính là cách để tác giả gửi gắm thái độ của mình đối với những việc làm của nhân vật. Khi việc làm của bậc minh chúa mà phù hợp với lòng người thì ngay cả trời đất cũng phải “mưa thuận gió hòa”, hào kiệt đến theo, nhân tâm hướng về.

Bên cạnh những hành động khái quát được miêu tả thì các hành động cụ thể của nhân vật trong những tình huống cụ thể cũng được tác giả chú ý thể hiện. Nếu như các hành động khái quát được xem như là những nhận định khái quát về nhân vật thì các hành động cụ thể sẽ là những minh chứng làm cho những nhận định khái quát rõ ràng và sinh động hơn. Qua đó, phẩm chất của các nhân vật được thể hiện rõ nét hơn.


Bản chất của Lê Lợi là nhân đức, những việc làm của ông sáng suốt như thanh thiên bạch nhật, đối đãi với người trong sáng vằng vặc như trăng soi. Bởi vậy, nhân dân, tướng sĩ trên dưới một lòng quy phục. Với Lê Lợi, xã tắc và cuộc sống bình yên của người dân mới là điều “vi quý” không hề vì mục đích “mưu đồ bá vương”, theo dõi những hành động cụ thể tiêu biểu của Lê Lợi ta sẽ thấy điều đó.

Khi được Lê Lợi giúp đỡ, quân Bắc chiến thắng liên tiếp dẫn đến đắc chí không còn kiêng nể ai, chúng ra ngoài thành cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ khiến cho nhân dân khốn khổ phải đến kêu cứu Lê Lợi, thấy vậy Lê Lợi liền sai người đuổi bắt quân sĩ lôi về ba bốn tên “lập tức sai đem chém. Tướng tá nhà Minh trông thấy vậy đều thất sắc nhưng vì đuối lý nên không dám hé môi” [26,132]. Hành động này cho thấy tính công bằng quyết đoán của Lê Lợi, việc chém các quân sĩ nhà Minh vừa để răn dậy quân sĩ nhưng cũng là để các tướng tá nhà Minh lấy đó làm gương.

Mục đích cao cả nhất mà Lê Lợi luôn hướng tới là xây dựng xã tắc, cứu vớt lê dân. Bởi vậy Lê Lợi yêu dân như yêu mình sẵn sàng chết để bảo vệ nhân dân. Khi bị thua ở trận Thanh Hóa, tính mạng còn ngàn cân treo sợi tóc “cướp đường cùng Lê Lai và Đoàn Mãng chạy tháo thân” nhưng đến giữa đường thấy một mỹ nữ bị quân Bắc hiếp chết nằm ngay ở lối đi, Lê Lợi vô cùng đau xót không hề nghĩ đến bản thân đang gặp cảnh nguy nan, kẻ thù truy sát ngay ở sau lưng vẫn “dừng lại đào hố chôn cất người xấu số. Vừa mai táng xong đã thấy Trần Trung xua quân ồ ạt tới” [26,313]. Không chỉ đối với nhân dân ta, mà ngay cả với kẻ địch Lê Lợi cũng có những hành động rất cao thượng khiến cho kẻ thù phải kính nể.

Ví như ở hồi 30, sau khi làm cho tướng sĩ quân đội nhà Minh phải kinh hãi bỏ chạy, Lê Lợi “dẫn quân sĩ đi thu nhặt trang phục khí giới mang về. Sai triệu Hộ đốc thúc binh lính lượm xác quân Bắc đem chôn dưới chân núi Đông


Sơn trước khi rút quân” [26,222]. Hay ở hồi 60, “Thái Phúc không may chết ở Đông Quan được Thái Tổ cho khâm liệm trong quan ngoài quách lại sai đem xác các tướng nhà Minh tử trận trước đây thiêu thành tro, đóng vào hộp gỗ mang về để ngoài cửa thành Đông Đô, lập đàn cho tướng sĩ Bắc triều đến tế” [26,377].

Có thể nói để cho nhân cách của Lê Lợi được bộc lộ qua những hành động, tác giả đã cố gắng tỏ ra hết sức khách quan. Chính thông qua những hành động này ta biết đến một Lê Lợi rất mẫu mực nhân từ. Mọi hành động của Lê Lợi dù lớn hay nhỏ đều đáng để cho nhân dân ta, và ngay cả kẻ thù cũng phải tâm phục khẩu phục.

Khi khắc họa nhân vật Nguyễn Trãi, Lê Hoan đặc biệt chú ý đến những hành động cụ thể của vị quân sư tài ba này. Ngay từ lúc đầu xuất hiện, Nguyễn Trãi đã có những hành động dũng cảm mưu lược đúng với bản chất của một vị anh hùng. Lúc dừng chân nghỉ trọ ở một túp lều ven đường, ban đêm nghe tiếng yêu tinh bàn kế bắt Nguyễn Trãi ăn thịt, không hề sợ hãi ông liền “rút kiếm lẻn ra ngoài cửa” khiến cho “cả bọn đều chạy tản” [26,251]. Vì quyết chí tìm bằng được minh chủ phò tá, Nguyễn Trãi đã bỏ qua mọi cảm giác sợ hãi, kiên trì, gan dạ chờ đợi cơ hội. Nhân lúc các cụ già vào gặp Lê Lợi, Nguyễn Trãi đi theo nấp sẵn bên cạnh trại, tận dụng lúc Lê Lợi trở về phòng ông liền bám sát theo sau phát hiện có một chỗ trống “bèn trèo lên nóc nhà chui vào... Trãi vào phòng ngồi yên, chờ lúc quẻ bày gần xong thì vén màn xông vào” [26,252]. Cách ra mắt độc đáo cùng với những việc làm mạnh bạo của Nguyễn Trãi đã giúp cho người đọc phần nào sớm nhận biết được khí chất của con người này. Quả đúng như vậy, khi được Lê Lợi trọng dụng, Nguyễn Trãi đã đem hết tài năng và sức lực để trợ giúp. Là người có con mắt tinh đời biết nhìn xa trông rộng, khi đưa ra ý kiến khuyên Lê Lợi lên ngôi vua không được Lê Lợi chấp nhận, Nguyễn Trãi đã nảy ra một mưu kế và hành


động theo cách riêng của mình “lấy mật ong vẽ lên cây cổ thụ dòng chữ “Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi phụ” để cho kiến ong tụ tập kéo tới ăn, làm trống chỗ vỏ có mật ong”. Việc làm của Nguyễn Trãi không phải vì mưu cầu danh lợi mà thực chất là lo lắng cho xã tắc, giang sơn, muốn cho Lê Lợi lên làm vua để bình ổn lòng dân, triều đình có kỷ cương, cũng là để danh chính khởi binh cho nên ông phải cố tìm ra một mưu mẹo thật khôn khéo, khiến cho Lê Lợi phải tin rằng đó là mệnh trời rồi mới chịu lên ngôi. Vừa là một vị quân sư tài trí Nguyễn Trãi vừa là một vị tướng mưu lược am hiểu binh thư binh pháp. Khi trực tiếp chỉ huy các trận chiến, Nguyễn Trãi không chỉ có những hành động đúng đắn sắc sảo để đem lại những chiến thắng lẫy lừng mà ông còn hành sự trượng nghĩa và có những việc làm thật đáng nể phục. Trong trận Giao Chỉ lúc hạ được thành Nguyễn Trãi dẫn quân vào trong thành “thấy hơn ba mươi mỹ nữ đều là con gái của dân bị Lương Thành bức đem về đây làm của riêng. Trãi liền ra lệnh thả tất cả ra” [26,285]. Đó là một hành động đúng đắn xuất phát từ lòng yêu nước thương dân mong cho nhân dân có cuộc sống bình yên.

Cũng tương tự như với Nguyễn Trãi, khi xây dựng hình tượng Lê Thiện, tác giả Lê Hoan thường chú ý miêu tả hành động của Lê Thiện để qua đó làm nổi bật được phẩm chất và tài năng thiên bẩm của con người này. Điểm nổi bật ở nhân vật Lê Thiện là sự tài giỏi mưu trí, thông minh và quyền biến. Có thể nói, đây là nhân vật hóa thân của chữ “trí”, mọi việc làm, mọi hành động của nhân vật này đều nhằm “bồi sấn” cho chữ trí. Là một người có nhiều công lao to lớn đối với nghĩa quân Lam Sơn nên nói đến Lê Thiện mọi người đều rất nể phục. Mọi hành động của Lê Thiện đều toát lên sự sáng suốt hơn người. Ví dụ ở hồi 17, khi quân lính đã bắt sống được Đoàn Phát, các tướng đều đoán rằng Đoàn Phát chắc chắn bị Lê Thiện sử tội chết, nhưng với con mắt của một người sáng suốt tinh tường, biết trọng dụng hiền tài Lê Thiện


đã có những hành động rất hảo hán. Thấy quân sĩ trói Đoàn Phát dẫn đến trước cửa, Lê Thiện “vội vàng bước tới quát mọi người lui ra, thân hành cởi trói cho Phát, rồi đẩy Phát ngồi lên chiếu trên, pha trà mời” [26,116]. Dù bị Đoàn Phát dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng, Lê Thiện vẫn rất bình tĩnh đối đãi tử tế, dùng lời nói để thuyết phục cuối cùng Đoàn Phát phải bái phục xin hàng. Thấy Đoàn Phát đã phân biệt được chính ngụy, Lê Thiện liền “đỡ dậy, dắt vào trong trướng cùng mưu tính việc quân” [26,117 ]. Đây quả thực là hành động của một bậc trượng phu tiết tháo sẵn sàng chịu nhẫn nhục để làm nên nghiệp lớn. Người đọc thật sự cảm phục trước tầm nhìn xa trông rộng của Lê Thiện. Có thể gọi đó là kế sách lùi một bước mà tiến hai bước vậy.

Lê Thiện là một người giỏi về quân sự, sắc sảo về trí tuệ lại có khả năng đoán biết như thần cho nên cách mà Lê Thiện hành động bao giờ cũng vậy, đó là một loạt hành động có chủ ý, có cân nhắc tính toán rất kỹ lưỡng.

Ví dụ: ở hồi 52, với những mưu lược của mình tại Tích Giang, Lê Thiện đã làm cho Vương Thông phải “vỡ mật” vì mất vía. Để trả thù cho cái chết của Hoàng Tất, Lê Thiện liền lệnh cho các tướng xuất quân và gửi chiến thư hẹn Vương Thông ngày giờ quyết chiến. Khi được tin Vương Thông đang tức tối nên muốn qua sông ngay, Lê Thiện lập tức sai Doãn Hài xuống sách La Giang, Đinh Tuận sang mặt hậu sách Kim Quan, Mai Tố đánh trại Bắc, Cao Đoan ra mé sông phục binh còn Phạm Đán thì đi dụ địch. Cắt đặt xong công việc, Lê Thiện vào doanh trại nghỉ. Vừa thiu thiu ngủ được Hoàng Tất báo mộng nên dậy sai đốt đèn xem sách, chợt nghe tiếng súng nổ liên hồi thì ra mới canh năm Vương Thông đã thúc quân vào nơi có mai phục. Giao chiến với Phạm Đán được ba bốn hiệp thấy Đán thua chạy, Vương Thông tiếp tục cho quân tiến, vừa dừng ngựa đứng xem đã thấy Lê Thiện đang “ngồi chễm chệ trên núi uống rượu” [26,336]. Hành động ngồi uống rượu trên núi toát lên được phong thái ung dung bình tĩnh của Lê Thiện. Cũng chính từ hành động


này làm cho Vương Thông tức phát điên “liền xua quân đánh thẳng lên núi”. Lúc này, Lê Thiện mới thực thi kế hoạch đã chuẩn bị từ trước “Thiện bắn súng liên châu, phóng một phát hoả tiễn tức thì bên tả có Mai Tố kéo quân đánh ra, trên núi Thiện cho quân đánh xuống… từ bên tả Cao Đoan chia quân xông tới” [26,336], rơi vào thế bí quân địch vùi mình trong khói lửa phải “dựa lưng vào nước mà đánh, chết đuối đầy sông” [26,336]. Nhờ những mưu kế của Lê Thiện mà Vương Thông phải kinh hồn bạt vía “cởi bỏ quần áo” giả làm nông phu trốn về Đông Đô, toàn bộ quân của Vương Thông bị đánh tan ở Tích Giang.

Nếu như qua hành động của các nhân vật Lê Thiện, Lê Lợi, Nguyễn Trãi chúng ta thấy được thái độ chân trọng ngợi ca và những tình cảm ưu ái đặc biệt của tác giả với các nhân vật thì qua hành động cụ thể của các nhân vật Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly hay Trương Phụ,… Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những thái độ căm giận oán trách của nhà văn dành cho nhân vật. Cách mà tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình qua hành động cũng chính là cách để tác giả gửi gắm thái độ của chính mình đối với việc làm của nhân vật. Chẳng hạn như khi miêu tả nhân vật Hồ Hán Thương, tác giả thường chú ý khắc họa những việc làm cụ thể để qua đó bộc lộ được bản chất tham tàn, độc ác của nhân vật này.

Được Phụ hoàng nhường ngôi, Hồ Hán Thương thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Dưới sự trợ giúp của Phụ hoàng, Hồ Hán Thương thỏa sức “làm mưa làm gió” trong triều đình. Khi vừa mới lên ngôi, Hán Thương đã ban chiếu chỉ xuống “trong triều đình ngoài dân dã đâu đâu cũng tổ chức tiệc tùng linh đình, đàn sáo râm ran, đèn đóm sáng rực, đêm hóa thành ngày” [26,22]. Trong lúc đang vui chơi được tin Trần Thiên Bình sang nhà Minh cầu cứu, Hán Thương cho bộ binh chỉ thị các nơi biên ải đem quân đuổi theo, sau đó lại tiếp tục cho bề tôi vui chơi, say sưa hết chỗ nói trong ba ngày liền.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí