Nghệ Thuật Thể Hiện Ngôn Ngữ Nhân Vật


tại xã hội lịch sử của đời sống con người, nơi cung cấp hình mẫu cho tính cách văn học) và cái mang đặc tính chủ quan, sự trình bày và đánh giá hình mẫu ấy bởi tác giả” [1,260].

Qua một vài khái niệm trên, ta có thể thấy tính cách có một vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Nói như Hê ghen: “Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”. Hay Đôxtôiepski cũng khẳng định: “Đối với nhà văn toàn bộ vấn đề là ở tính cách” [20,129] (Trích lại theo giáo sư Hà Minh Đức). Nhận thức được tính cách là yếu tố hạt nhân của văn học cho nên trong tác phẩm Việt Lam tiểu sửLê Hoan rất chú ý đến việc xây dựng tính cách nhân vật. Với một số lượng nhân vật đông đảo hùng hậu gồm cả ta và địch, quân tướng và binh sĩ, mẹ con, vợ chồng nhưng được tác giả khắc họa mỗi người một nét tính cách không ai giống ai. Có những nhân vật được miêu tả rất kỹ nhưng cũng có những nhân vật chỉ được phác họa qua một vài ba dòng hoặc xuất hiện trong một vài trang song mỗi người đều để lại dấu ấn riêng của mình không dễ bị nhòa lẫn. Những biện pháp được tác giả Lê Hoan sử dụng để thể hiện tính cách nhân vật rất phong phú và đa dạng có thể qua lời người kể chuyện, qua thái độ, cách đánh giá của nhân vật trong truyện hoặc qua ngôn ngữ, hành động,... Vì lý do hành động nhân vật đã được khai thác ở mục 3.3.1, và ngôn ngữ nhân vật sẽ được đề cập đến ở mục 3.3.3, cho nên trong phần này người viết chỉ tập trung tìm hiểu cách giới thiệu tính cách của nhân vật thông qua lời giới thiệu trực tiếp của người kể chuyện và lời giới thiệu gián tiếp của các nhân vật khác ở trong truyện.

3.3.2.1. Giới thiệu trực tiếp nét tính cách của nhân vật thông qua lời người kể chuyện


Trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả giới thiệu trực tiếp những phẩm chất vốn có của nhân vật là cách để tác giả đưa ra những đánh giá khái quát về nhân vật như những nhận định chung nhất về nhân vật.

Khi giới thiệu nhân vật Đặng Tất tác giả viết: “Đặng Tất vốn tính cần kiệm nhân từ, thương người cô quả, sống hòa mình với dân” [26,174]. Hay nói về Nguyễn Trãi tác giả viết: “Trãi từ tấm bé đã côi cút bần hàn, nhưng vốn tính thông minh, các phép bói Nhâm, Cầm, Độn, Ất, không thứ nào không thạo” [26,250].

Những lời giới thiệu trực tiếp về nhân vật được xem như là những nhận định khái quát về tính cách của nhân vật. Những lời giới thiệu ấy thường được sử dụng khi nhân vật mới xuất hiện trong tác phẩm để từ đó người đọc có thể cảm nhận những nét tính cách và phẩm chất hiện lên rõ nét trong tác phẩm. Cũng có lúc những nét tính cách của nhân vật lại được đánh giá khái quát sau khi nhân vật đã xuất hiện, tức là khi nhân vật đã bộc lộ những phẩm chất được nói tới. Chẳng hạn khi ca ngợi tài đức của Lê Lợi, tác giả viết: “Thế mới biết kẻ có đức ắt được trời giúp, người theo, không cậy phú cường mà thiên hạ vẫn tự bình trị” [26,381]. Những nhận định này có ý nghĩa như là sự tổng kết lại sau một quá trình tiếp xúc với nhân vật giúp cho người đọc khẳng định lại những gì mà mình cảm nhận được là đúng đắn.

Trong Việt Lam tiểu sử, tác giả giới thiệu trực tiếp nét tính cách của nhân vật là rất ít, tuy nhiên qua những lời giới thiệu trực tiếp xen kẽ thêm vào đó những lời bình luận của chính tác giả cũng là một cách góp phần làm nổi bật được phẩm chất và tính cách của một số nhân vật, đồng thời cũng là cách để tác giả bày tỏ thái độ của mình với các nhân vật trong tác phẩm.

3.3.2.2. Giới thiệu gián tiếp nét tính cách của nhân vật thông qua các nhân vật khác ở trong truyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Trong tiểu thuyếtViệt Lam tiểu sử, những nét tính cách của nhân vật chủ yếu được hiện lên qua thái độ, tình cảm và cái nhìn của các nhân vật khác. Các nhân vật khác mà người viết muốn nói ở đây chính là những cá nhân cụ thể trong tác phẩm và những nhân vật đám đông (hay còn gọi là những người đương thời và người đời sau).

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 13


+ Tính cách nhân vật được khắc họa gián tiếp qua các cá nhân cụ thể

Văn học vốn phản ánh đời sống của con người. Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội phức tạp. Các nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử cũng tồn tại trong các mối quan hệ nhất định với những cá nhân khác và từ đó tất yếu nảy sinh những thái độ tình cảm nhất định trong mỗi cá nhân. Chính bởi vậy, tác giả Lê Hoan đã nhiều lần không miêu tả trực tiếp những phẩm chất, tính cách nhân vật mà để cho nhân vật của mình được hiện lên rõ nét trong cái nhìn của nhân vật khác, và rõ ràng sự cảm nhận của nhân vật khác về tính cách của nhân vật này bao giờ cũng tạo nên tính khách quan cho các hình tượng nhân vật bởi vì đây là những cảm nhận đã trải qua một thời gian tiếp xúc nhất định tức là đã trải qua một sự chiêm nghiệm, một quá trình lâu dài.

Tâm điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là người anh hùng Lê Lợi cho nên tác giả đã rất cố gắng lột tả tính cách của nhân vật này. Ngay từ đầu khi nói về lai lịch xuất xứ và tính cách của Lê Lợi, tác giả không trực tiếp giới thiệu mà để cho nhân vật hiện lên qua cảm nhận của nhân vật khác là Đoàn Phát. Khi nhận được tin Trần Thiên Bình về nước, Hồ Hán Thương rất lo lắng không biết phải làm gì đang trong lúc bối rối thì Đoàn Phát bước lên xin tiến cử một người có thể giúp gỡ rắc rối. Lúc tiến cử Lê Lợi, Đoàn Phát giới thiệu: “Lê Lợi lúc sinh nhà có đóa mây hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan. Ông tính tình cởi mở, ít nói, có kiến thức, Ngũ kinh, Chư sử chỉ xem qua là


nhớ’’ [26,32]. Mặc dù lúc này Đoàn Phát còn đang là một vị tướng trung nghĩa của nhà Hồ, nhưng trong mắt Đoàn Phát, Lê Lợi luôn được xem như một thần tượng, một cá nhân kiệt xuất đáng để ngợi ca. Chẳng thế mà vừa nghe Dân Hiến phỉ báng Lê Lợi, Đoàn Phát đã nói: “Nguyên soái chớ coi thường người ta, Lê Lợi có cái lượng của bậc đế vương” [26,113]. Ngay cả mẹ Đoàn Phát cũng rất tự hào vinh dự vì thấy con mình đã bỏ chỗ tối về chỗ sáng phục vụ cho Lê Lợi. Trong lời nói với con, bà luôn kính trọng và hết lời ca ngợi ông chân nhân họ Lê “Ngày trước do tình thế bức bách, con phải ra phục vụ ngụy triều, lòng mẹ thường áy náy. Nay gặp buổi Lê Công là vị vua trưởng giả khoan hồng độ lượng, mẹ muốn đến Đông Đô chửi bọn Hoàng Phúc, Trương Phụ một mẻ, có chết cũng sướng” [26,211]. Phải là con người có nhân cách mẫu mực lắm Lê Lợi mới được nhân dân mến mộ và ca ngợi hết lời đến như vậy.

Khi nói về vị tướng tài Lê Thiện, tác giả cũng để cho người đọc cảm nhận những nét tính cách của nhân vật này qua lời giới thiệu của nhân vật Đoàn Phát “Riêng Lê Thiện mẹ ông lúc có mang, đêm nằm mộng thấy một ngôi sao to bằng hạt cườm rơi trên bụng, lúc tỉnh dậy sinh ra ông. Năm lên ba, ông đã biết nói; mười lăm tuổi, làu thông các sách kinh điển, am hiểu thao lược, người đương thời gọi ông là thần đồng” [26,32]. Cũng mến mộ Lê Thiện như Đoàn Phát, nhân vật thổ quan khi được Trương Phụ hỏi: “Lê Thiện ở nước người như thế nào” thì liền đáp: “Ông ấy học vấn uyên thâm, vừa có tài, vừa có trí, cha con cùng nổi tiếng ở đời. Họ Hồ nhiều lần cho người đến mời ra giúp mà không được, nói chi tước lộc” [26,74]. Vốn là một người giàu lòng cương trực, đạo đức trong sáng không màng danh lợi và luôn hết lòng vì đại cuộc, Lê Thiện luôn để lại những dấu ấn tốt đẹp với mọi người. Dù không nhận chức quân sư do Lê Lợi ban cho nhưng ông vẫn đem hết khả năng của mình ra giúp dân giúp nước. Trong mắt Lê Lợi, Lê Thiện là cánh tay phải đắc


lực trợ giúp cho ông hoàn thành đại nghiệp đánh đuổi giặc Minh vì vậy làm việc gì Lê Lợi cũng hỏi Lê Thiện. Ngay cả kẻ thù cũng phải trầm trồ ca ngợi: “Lê Thiện dùng binh thật như thần” [26,119]; “Quân sư mưu lược thần tình, khiến người ta không sao đoán nổi” [26,130]; “Quân sư tính toán giỏi như thế, thật là bậc kỳ tài” [26,136]. Đến cả Nguyễn Trãi là một vị quân sư tài trí hơn người cũng phải phục tài của Lê Thiện: “Ông tư kiến thức hơn thần gấp mười lần, xin bệ hạ bảo ông ấy cùng hiệp sức thì có khả năng lấy thiên hạ được” [26,325]. Chỉ qua thái độ tình cảm và lời nhận xét của các cá nhân khác dành cho Lê Thiện, chúng ta đã có thể phần nào nắm bắt được những phẩm chất và tính cách của nhân vật này.

Vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi cũng được tác giả giới thiệu tương tự, tác giả để cho phẩm chất tài năng của Nguyễn Trãi hiện lên qua cái nhìn của Lê Thiện. Khi được Lê Lợi hỏi về Nguyễn Trãi, Lê Thiện nói: “Trãi thiên văn địa lý không mặt nào là không thạo, tam giáo cửu lưu không thứ gì là không học, hơn Thiện kể gấp mười lần. Tiểu đệ nghe tên tuổi của ông ấy đã lâu, nhiều phen muốn gặp mà chưa có dịp” [26,257]. Là một người thông minh tài trí như Lê Thiện mà hết lời ca ngợi Nguyễn Trãi như vậy, khiến cho chúng ta càng hiểu hơn về phẩm chất tài năng của Nguyễn Trãi.

Có thể nói, sử dụng hình thức miêu tả tính cách nhân vật qua ngôn ngữ của các cá nhân khác mang lại sự nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ, nhiều hệ quy chiếu. Đó là cơ sở để có thể so sánh các ý kiến khác nhau về cùng một nhân vật và việc tổng hợp các ý kiến đó để rút ra kết luận sẽ khách quan hơn là nhìn từ một phía. Nhờ vậy mà tính cách của các nhân vật sẽ được bộc lộ khách quan và tự nhiên hơn.

+ Tính cách nhân vật được khắc họa gián tiếp qua lời ngợi ca của người đương thời và người đời sau.


Ở đây “người đương thời và người đời sau” người viết sử dụng để chỉ số đông, không cụ thể một cá nhân nào. Những lời ngợi ca hay chê trách bình luận của họ chỉ có ý nghĩa như những lời lan truyền hay là những dư luận. Tuy nhiên chúng ta không thể coi thường dư luận bởi vì trong dư luận ít nhiều đều có một phần sự thật. Nhằm phát triển tính khách quan, tạo góc nhìn khác nhau về nhân vật sau mỗi sự kiện mỗi quyết định của nhân vật, tác giả Việt Lam tiểu sử thường đưa ra các bài thơ bình tán của người đương thời và người đời sau để làm cho tính cách của các nhân vật hiện lên rõ nét hơn trong tác phẩm. Ví dụ:

Sau sự kiện Trương Phụ sai Đinh Mỹ ra chém, Mỹ luôn mồm chửi mắng bọn giặc cho đến chết, tác giả viết: “Người đường thời có thơ ca ngợi rằng:

Trượng Phu ngạo nghễ chí cần vương, Thà chết lòng son chẳng chịu hàng.

Trung hiếu để đời vừng nhật nguyệt, Nghìn thu sử sách mãi lưu hương” [26,65].

Sau sự kiện Lê Lợi chài được gươm báu ở Bích Hồ “Người đương thời có thơ ca ngợi rằng:

Vật thiêng đây vốn của trời trao,

Tỏa chiếu hào quang tận Đẩu, Ngưu. Ba thước Long tuyền nơi đức độ,

Đế vương vẫn thuộc chúa Nam châu” [26,138].

Tương tự như vậy, sau sự kiện Trương Phụ bị Phan Để đấm vào mắt suýt lòi con ngươi, Trương Phụ cả giận quát lôi ra chém. Phan Để giương cổ đón lấy cái chết, ca ngợi về khí tiết của Phan Để, “Người đương thời có thơ điếu rằng:

Tấm lòng trung nghĩa thấu thần linh,


Một vạn cô nhi chống hải kình. Giặc nghịch đang tâm mà giết hại,

Trời kia rõ khí tiết Phan Sinh” [26,195].

Hoặc sau sự việc Phạm Yến bị Lý Bân rút gươm chém mà vẫn luôn mồm chửi giặc cho đến chết “Người đương thời có thơ điếu rằng:

Quân kỳ ủ rũ bóng trầm trầm, Máu đẫm chiến bào chí vẫn căm. Một dạ thờ vua không đổi chủ,

Lâm nguy, sống chết vẫn vô tâm” [26,282].

Đây mới chỉ là một trong số rất nhiều các bài thơ bình tán của người đương thời và người đời sau được tác giả Lê Hoan sử dụng. Những lời ngợi ca, lời bình luận ấy có giá trị không nhỏ trong việc nhấn mạnh phẩm chất và tư cách của nhân vật, đồng thời có ý nghĩa như là những lời đánh giá khách quan về nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng chính là cách thức để tác giả lồng ghép những nhận định, sự đánh giá hay những quan niệm của mình đối với những hành động việc làm cũng như nhân cách của các nhân vật. Việc sử dụng những bài thơ bình tán của người đương thời và người đời sau là một trong những sáng tạo và cũng là sự táo bạo của người viết nhằm thể hiện tối đa quan niệm về tính khách quan cho các nhân vật của mình.

Cùng với sự thể hiện tính cách của nhân vật văn học thông qua hành động và ngôn ngữ, thì việc sử dụng trực tiếp ngôn ngữ của tác giả và gián tiếp qua ngôn ngữ của các nhân vật khác để bộc lộ tính cách của nhân vật, cho thấy một đóng góp mới trong nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với văn xuôi chữ Hán Việt Nam thời trung đại. Có một điều đáng nói là, dù nhân vật được miêu tả theo cách nào, trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả đều là sự nỗ lực cố gắng của tác giả Lê Hoan nhằm khai thác và thể hiện toàn diện những nét tính cách của từng nhân vật.


3.3.3. Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật... trong các tác phẩm tự sự, nhà văn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật” [23,214].

Ngôn ngữ nhân vật là yếu tố quan trọng để cấu thành nên nhân vật. Tính cách cũng như bản chất nhân vật sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng thông qua ngôn ngữ nhân vật. Với Việt Lam tiểu sử nói riêng, văn học trung đại nói chung, ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện để tác giả bộc lộ thái độ, quan điểm của mình về nhân vật, về cuộc sống xã hội. Nói cách khác ngôn ngữ nhân vật trong văn học trung đại và Việt Lam tiểu sử đã được sàng lọc cẩn thận qua ngôn ngữ của tác giả.

Ngôn ngữ của nhân vật văn học trong tác phẩm được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Trong Việt Lam tiểu sử, ngôn ngữ của nhân vật hầu hết là thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại. Đó là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong những tình huống cụ thể, là những phản ứng rất tự nhiên của nhân vật trước hiện thực nhưng lại bắt nguồn sâu xa từ tính cách nhân vật. Do vậy bao giờ qua những lời nói ấy cũng thể hiện được những nét thuộc về bản chất nhân vật.

Để khắc họa chân dung Lê Lợi - một vị vua nhân từ trung nghĩa, tác giả Lê Hoan không những chỉ bằng những hành động mà còn chú ý miêu tả rất kỹ ngôn ngữ của nhân vật này. Bất kỳ một lời nói nào của Lê Lợi nói ra đều thấm đẫm tình yêu thương dân chúng. Ông dấy binh dẹp loạn không phải màng danh lợi mà tất cả là vì giang sơn xã tắc. Khi giặc Minh lộ rõ tham vọng thôn tính nước Nam, Lê Lợi quyết không thoả hiệp với giặc Minh. Lúc sứ nhà Minh mang chiếu sang An Nam, Lê Lợi nói với các tướng rằng: “Ta dẹp giặc là để khôi phục nhà Trần, không ngờ lại hóa thành trò bù nhìn! không biết

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí