Các Biện Pháp Tu Từ, Ngôn Ngữ Biểu Thị Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật

Hộ dệp cúi líu nẩy?

Hộ dệp kẹc eng lai tành sụng? Hộ nên tành sụng hộ nên tắng?

Tắng cnôn hộ nhăn cạy tệp chọng? [5, bài 938] Cô gái trả lời:

Tóng dệp cúi líu nẩy

Tóng dệp mắn ẹng lai tành sụng Cặm nên tành sụng hộ nên tắng

Tắng cnôn dặm nhăn cạy tệp chọng.[5, bài 939]

(Cành lá nào kết đôi nhỉ?

Mầm lá nào định việc làm mối? Năm nào định mối, năm nào đợi? Đợi cưới người nào về kết đôi?).


(Cành lá đông kết đôi đó

Mầm lá cây đông, định việc mối Năm nay định đôi năm nay cưới Đợi cưới tân nhân về thành đôi)..

Khúc ca trên là lời hỏi của chàng trai muốn tìm hiểu xem cô gái mình làm quen đã kết hôn hay có dự định đến với người nào hay chưa? Cách hỏi của chàng cũng thật ẩn ý và dí dỏm. Chàng hỏi cành, hỏi lá mà thực chất muốn ngầm hỏi cô gái. Nội dung câu trả lời của cô gái cũng khá đầy đủ với những điều chàng trai đang muốn biết. Cô cũng mượn hình ảnh cành lá, mầm lá giống như chàng trai để thông báo tới người hỏi là mình đã “định đôi” nghĩa là đã có nơi có chốn.

`Những khúc ca trùng điệp với tính chất hỏi - đáp như vậy tạo nên sức hấp dẫn trong sịnh ca, biểu hiện lối tư duy sáng tạo linh hoạt, nhanh nhậy của người Sán Chí. Xét về cấu trúc ngữ pháp, trong điệp khúc hát có cả điệp từ, điệp câu hát. Song sự lặp lại như đã thấy không hề gây cảm giác nhàm chán đơn điệu bởi một số từ ngữ đã được thay đổi, thêm bớt, đảo trật tự, hoán chuyển nội dung… tạo nên tính nhịp nhàng, hài hòa, cân đối về tiết tấu khi hát và dễ cảm thụ khi lắng nghe.

Nhìn chung kết cấu trùng điệp xét một cách toàn diện đã phản ánh tư duy logíc, giản đơn trong sáng tạo nghệ thuật của người Sán Chí. Song cũng cần nhìn nhận thêm mức độ, khả năng lưu truyền của những khúc ca có kết cấu trùng lặp (gồm cả trùng lặp về từ, về câu và khúc hát). Thực tế từ xưa tới nay hình thức lặp trong dân ca Sán Chí không chỉ góp phần thể hiện nội dung trữ

tình sâu sắc mà còn giúp cho người hát, người nghe dễ thuộc, dễ nhớ hơn, vì thế sẽ thuận tiện hơn trong việc lưu truyền trong không gian và thời gian. Hơn nữa với lối diễn đạt trùng điệp, linh hoạt, sáng tạo, những khúc ca Sán Chí sẽ trở nên mềm mại, uyển chuyển trong nhịp điệu, tiết tấu khi hát, đồng thời gây được ấn tượng về nội dung phản ánh, tâm trạng của người hát cho người nghe một cách dễ dàng nhất.

Kết cấu là một trong những yếu tố quan trọng về mặt hình thức nghệ thuật của lời thơ trong dân ca Sán Chí. Có thể xem đây là yếu tố ổn định, bền vững, tạo nên những công thức chung của dân ca Sán Chí đồng thời mở hướng cho những sáng tạo riêng của chủ thể diễn xướng trong từng hoàn cảnh nhất định.

Tiểu kết

Dân ca Sán Chí là những khúc ca chủ yếu được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt (dạng biến thể chiếm số lượng ít). Về vần thơ, hầu hết các khúc ca đều gieo vần chân hoặc vần lưng. Vần chân có vần liền và vần cách. Vần lưng được gieo trong cùng một câu và tiếng cuối câu trên bắt vần với các tiếng câu dưới. Về nhịp thơ, các bài chủ yếu dùng nhịp 4/3, ngoài ra còn có cách ngắt nhịp 2/2/3; 3/4… Về thanh điệu, hầu như các khúc hát đều sử dụng số tiếng thanh trắc nhiều hơn số tiếng thanh bằng, âm vực thấp nhiều hơn âm vực cao. Trong dân ca Sán Chí nổi bật lên các hình thức kết cấu sau: kết cấu đối đáp, kết cấu một chiều, kết cấu trùng điệp. Trong kết cấu trùng điệp có điệp từ, điệp câu, điệp khúc hát. Việc sử dụng phổ biến kiểu kết cấu này là hoàn toàn phù hợp với cách thức lưu truyền, với lối hát đối đáp và khả năng ứng khẩu nhanh trí khi sáng tác lời ca của người Sán Chí. Nhìn chung thể thơ, cách hiệp vần, phối hợp thanh, nhịp trong dân ca Sán Chí đều có vai trò quan trọng trong việc biểu thị nội dung cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ, NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG DÂN CA SÁN CHÍ


3.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

3.1.1. So sánh

3.1.1.1. Cấu tạo của phép so sánh trong dân ca Sán Chí

So sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học nói chung. Có thể nói, trong dân ca, so sánh là phương pháp chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng, tình cảm; so sánh cũng là một lối cụ thể hoá những hình tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết.

Trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà đưa ra khái niệm về so sánh như sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [16, 189]. Như vậy có thể thấy so sánh là sự đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng nhằm tìm ra điểm tương đồng, hoặc khác biệt giữa chúng. Biện pháp này không những làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà còn giúp người đọc cảm nhận sự vật được sâu sắc, cụ thể hơn.

Đã có nhiều ý kiến và cách phân loại cấu trúc so sánh. Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, cấu trúc so sánh ở dạng đầy đủ gồm bốn yếu tố được công thức hoá như sau:

A + t + tss + B Trong đó: A: Cái được so sánh; tss: từ so sánh;

t: cơ sở so sánh; B: cái so sánh [16, 190]. Theo Hữu Đạt trong Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, mô hình cấu trúc so sánh có dạng A - X - B (A: Đối tượng được so sánh, X: Từ so sánh, B: Đối tượng so sánh) [8, 360].

Trong Phong cách học Tiếng Việt và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Cù Đình Tú cho rằng: Cấu tạo của phép so sánh gồm hai vế: vế so sánh và vế được so

sánh. Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng và gắn với nhau bằng các liên từ: như, là, bao nhiêu… Trong kiểu cấu trúc này, từ "là" có ý nghĩa và giá trị tương tự từ "như" nhưng ý nghĩa sắc thái của hai từ này khác nhau. Từ "như" có sắc thái giả định, còn từ "là" có sắc thái khẳng định [42, 273].

Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và qua thực tế khảo sát văn bản dân ca Sán Chí, tác giả luận văn nhất trí với quan điểm về cấu trúc so sánh của Cù Đình Tú, có thể mô hình hoá bằng công thức sau:

A + tss (như; là…) + B

A: Vế được so sánh tss: Từ so sánh B: Vế so sánh

Mô hình cấu trúc trên là mô hình xuất hiện chủ yếu trong dân ca Sán Chí (xuất hiện ở trên 90% khúc ca sử dụng phép so sánh).

Dưới đây xin thống kê cụ thể biểu hiện của mô hình so sánh trên trong sịnh ca Sán Chí:


Vế A

Từ

so sánh

Vế B

Nội dung biểu thị

của vế B


Con người


Chàng trai (Anh)


là là là

như


vàng mây đen

người khó

người hèn kém


Giá trị thấp kém > giá trị cao quý


Cô gái (Em)


là tựa là là là


ngọc quý bạc vàng đoá hoa hoa quý hoa quế


Giá trị cao quý,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 8


quan nhân

sang trọng > giá

quý nhân

trị thấp kém

ngọc châu


hoa mẫu đơn


tựa

vầng trăng


như

hoa tiên


như

tiên


củ ấu khó trồng



Bộ phận trên


Mắt


tựa, như


sao


khuôn mặt

mày

tựa

nguyệt

Giá trị đẹp đẽ, cao

cô gái

mi

như

vành trăng non

quý


miệng

tựa

hoa sen



Nghĩ tới em

như

nghĩ bạc, cùng vàng



Nhớ em

như

nhớ hoa sung

Hành động,

Anh về

như

trăng về tây

trạng thái

gặp muội

như

tú tài gặp quan


cưới vợ đẹp

như

đồng quan



Dựa vào bảng thống kê trên, khi chú ý đến từ so sánh (chủ yếu là liên từ: sỉ (là, như), jéng (tựa) có thể thấy người Sán Chí khi so sánh có phần nghiêng hẳn về cách sử dụng lối so sánh ngang bằng và hầu như không có sự so sánh hơn hoặc kém (So sánh ngang bằng là loại so sánh thường có những từ so sánh: bằng, là,… mang tính khẳng định cao). Với người Sán Chí, việc sử dụng phổ biến cách so sánh này sẽ giúp họ bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, nhận xét của mình về đối tượng một cách trực tiếp, thẳng thắn mà không lo có "được lòng" hoặc "mất lòng" người khác hay không trong giao tiếp.

Ở một số trường hợp, người Sán Chí đã sử dụng cách so sánh thiếu vắng từ so sánh (hoặc sỉ hoặc jéng…) chẳng hạn:

Nhôi còng sui líu nẩy Đôi ta cá nước em ơi.

Câu trên không thấy xuất hiện từ để nối hai vế A, B song người đọc có thể ngầm hiểu người nói đang có ý so sánh đôi ta (chàng trai - cô gái) quấn quýt với nhau tựa như cá với nước vậy. Nhìn chung lối nói này ngắn gọn, hàm súc, mang tính hình ảnh hơn song lại cần có đến sự tư duy, liên tưởng của người đọc. Dạng hình thức so sánh này không phổ biến, chỉ xuất hiện ở một vài khúc hát song cũng đã tạo nên sự đa dạng trong cách so sánh của người Sán Chí.

Xét về hai vế so sánh, vế A và vế B trong cấu tạo của phép so sánh, có thể nhận thấy như sau: Vế A (vế được so sánh) thường là người (chủ yếu là chàng trai và cô gái), hoặc bộ phận trên gương mặt cô gái (mắt, mày, mi, miệng…) hay hành động, trạng thái tâm lý (nghĩ, nhớ, gặp, cười…). Còn vế B (vế so sánh), chiếm số lượng nhiều hơn cả là những hình ảnh thiên nhiên đẹp, cụ thể. Nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp của con người như: hoa, trăng, sao…; có hình ảnh gợi giá trị vật chất cao quý: ngọc châu, bạc vàng; hoặc những hình ảnh sự vật, hiện tượng mang tính trừu tượng như: tiên, hoa tiên, quý nhân, hoa quý. Dựa vào hai vế so sánh trên, có thể nhận thấy người Sán Chí họ ưa mượn những sự vật, hình ảnh gần gũi, đẹp đẽ vốn có trong thiên nhiên để so sánh với con người, nhất là những người trẻ tuổi như chàng trai, cô gái. Cách nói, cách hát ví von, giàu hình ảnh như vậy sẽ giúp người Sán Chí thể hiện được tình cảm của mình một cách sâu sắc, thuyết phục và hấp dẫn hơn.

3.1.1.2. Giá trị của nghệ thuật so sánh trong dân ca Sán Chí

Biện pháp so sánh góp phần tạo nên những ấn tượng thẩm mỹ phong phú cho người đọc; giúp người đọc có thể cảm nhận sâu sắc hơn về đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó được so sánh. Trong dân ca Sán Chí, biện pháp so sánh được sử dụng như một phương tiện biểu hiện khiến lời thơ mang ý tứ, nội dung sâu sắc. Khi nói đến giá trị biểu hiện của ngôn ngữ ở

thể loại trữ tình là chúng ta nói tới "tính đa nghĩa" của từ biểu thị, nó khiến cho cả câu văn, văn bản hay nội dung trữ tình mang nhiều hơn một tầng ý nghĩa. Trong lời thơ sịnh ca Sán Chí, giá trị biểu hiện của phép so sánh nằm chủ yếu ở các hình ảnh thuộc vế B. Những hình ảnh thiên nhiên dùng để so sánh với em (cô gái) hoặc với anh (chàng trai) đã làm rõ điều đó. Mỗi hình ảnh so sánh, hoặc tập hợp các hình ảnh cùng trường nghĩa đều có giá trị biểu cảm riêng. Qua bảng thống kê trên cho thấy, không phải ngẫu nhiên "cô gái" lại được so sánh ngang bằng với nhiều hình ảnh thiên nhiên đến vậy. Trong tư duy nghệ thuật của người Sán Chí, luôn tồn tại những hình ảnh được xem là biểu tượng cho cái đẹp, cho tuổi trẻ, và họ quan niệm: vẻ đẹp của thiên nhiên chính là chuẩn mực, là thước đo cho vẻ đẹp của con người, nhất là người phụ nữ. Ví cô gái như "trăng" như "sao" đang lung linh toả sáng hay như hoa mẫu đơn, hoa đào, hoa sen đang ở độ tươi tắn, đẹp đẽ là ngụ ý khẳng định cô gái - nhân vật trữ tình - đang ở độ tuổi trăng tròn, xinh xắn và tràn đầy sức sống. Ngược lại chàng trai thường ví mình là người hèn kém, ví mình như "đám mây đen", chỉ dám đứng xa nhìn "nguyệt", mang nhiều mặc cảm, sự buồn phiền vì thấy không xứng với em.

Vậy nên, khi giá trị của cô gái càng được nâng lên thì khoảng cách giữa em và anh càng lớn, càng khiến chàng trai mang thêm nỗi cô đơn, mất hy vọng.

Như vậy có thể thấy, vế B trong cấu tạo hình thức so sánh không chỉ làm rõ hơn về đối tượng so sánh ở vế A mà khi đặt toàn bộ cấu trúc so sánh dưới điểm nhìn của người nói, ta sẽ thấy rõ hơn giá trị của phép so sánh trong việc biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình.

Ví dụ:

Kến mỏi cại líu nẩy

Họp jéng mô môi nhệt sẳng lai Nhản jéng thện jặn môi jéng nhệt

Hou jéng lện vạ sui mền hại. [5, bài 241]

(Thấy em tươi tắn em ơi

Trông tựa vành trăng lưỡi liềm lên Mắt tựa sao trời mày tựa nguyệt Miệng tựa hoa sen nở trên ao).

Trong khúc ca trên, sự điệp lại bốn lần liên từ "jéng" (tựa); sự phong phú về hình ảnh so sánh: bạc vàng, trời cao, nguyệt, bông sen… đã góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ, tươi tắn của cô gái. Hình tượng "em" ở đây được nhìn nhận đánh giá dưới con mắt của chàng trai đang yêu nên sắc đẹp của cô gái càng trở nên lung linh, toả sáng, đáng quý hơn. Sự xuất hiện của "em" cũng đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý của chàng trai. Khi đứng trước người đẹp, anh đã không khỏi ngỡ ngàng, bối rối, liên tưởng tới bao hình ảnh đẹp để mà ví von, ngợi ca cô. Như vậy phép so sánh trong khúc ca trên không chỉ dùng để khẳng định vẻ đẹp của cô gái (nhân vật xuất hiện gián tiếp) mà qua đó còn góp phần hé mở tâm trạng phấn chấn, ngạc nhiên của người nói (nhân vật trữ tình "anh").

Cách so sánh dùng từ sỉ (là) như đã nói trên mang tính khẳng định cao về đặc điểm, thuộc tính của đối tượng được so sánh. Mượn hình ảnh hay sự vật quý giá để ví von với người thiếu nữ một mặt nhằm tôn vinh, ca ngợi sắc đẹp của "phái yếu", mặt khác thể hiện quan niệm thẩm mỹ khá tinh tế, phong phú của người Sán Chí.

Trong một số khúc ca, nhân vật trữ tình là chàng trai, thông qua cách nói so sánh để làm nổi bật đối tượng (chủ yếu là cô gái) đã bộc lộ nỗi buồn đơn phương, cảm giác hụt hẫng khi nhận thấy mình không xứng với "em":

Hẹng cú cnện chặu cặp màn chặu Sịc sắng dỉ nạn chại cối vạ

Nẹng sỉ cối vạ chại cối tày

Hôu dặng nạn chòng sịch tặu tện.[5, bài 457]

(Đi qua ngàn châu rồi vạn châu Trên đá thực khó trồng hoa quế Nàng là hoa quế trồng đất quý Giống tốt khó trồng trên ruộng đá).

Ở khúc ca trên, sự so sánh đã khẳng định giá trị cao quý của em (em như hoa quế - loại cây quý và hiếm). Giá trị này càng lớn, lại càng thể hiện sự thất vọng, bi quan của chàng trai (anh sẽ khó đến với em như hoa quế khó trồng trên ruộng đá). Trong nhiều bài hát, chàng trai tự ý thức về thân phận nghèo hèn của mình, đâu sánh được với em "giàu xinh".

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí