Nông Dân Vùng Đbsh Có Trình Độ Thâm Canh Sản Xuất Nông Nghiệp Cao Nhưng Bị Chi Phối Mạnh Mẽ Bởi Tư Duy Kinh Nghiệm

77


lâu năm, những hộ có trình độ cao, nhạy bén với cơ chế thị trường và những hộ có tay nghề cao về nghề thủ công truyền thống. Vùng ĐBSH có nhiều làng nghề nổi tiếng Bên cạnh những hộ có nghề truyền thống ở nông thôn, còn xuất hiện nhóm hộ chuyên buôn bán, dịch vụ, đặc biệt các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản, vựa trái cây, bán tạp hóa, hộ kết hợp nghề truyền thống với dịch vụ du lịch... Nhóm này thường là những hộ gia đình trẻ, năng động, có trình độ, năng lực kinh doanh.

Một số hộ thuần nông khác đã vượt qua sức ỳ của tâm lý truyền thống, chuyển sang làm nghề dịch vụ, thủ công truyền thống ở địa bàn nông thôn hoặc đi làm thuê ở các vùng lân cận hay ra thành phố và làm đủ các nghề (công nhân, xây dựng, vận tải, thu gom phế liệu, giúp việc gia đình...); thậm chí có hộ đi cả gia đình và đi làm cả năm mới về; có lao động đi làm thuê ở nước ngoài với thời hạn 3 - 5 năm.

Hiện nay, ở vùng ĐBSH, xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng giảm từ 47,44% (năm 2011) xuống còn 33,67% (năm 2016), số hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,48% (năm 2011) lên 31,46 (năm 2016), số hộ dịch vụ tăng từ 21,37 (%) lên 22,59 (%) [163, tr.128] [Phụ lục 4]. Trong đó, một số địa phương trong vùng có số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp như Bắc Ninh (20,24%), Hà Nội (25,91%), Hải Phòng (27,74%) [163, tr.131,133] [Phụ lục 5]. Thu

nhập từ nông, lâm nghiệp, thủy sản của các hộ nông thôn trong vùng giảm từ 36,78% (năm 2011) xuống còn 26,28% (năm 2016), trong khi đó thu nhập từ công nghiệp, dịch vụ tăng từ 28,79% (năm 2011) lên 36,48% (năm 2016) [Phụ lục 6].

Bên cạnh đó, hiện tượng di biến động lao động nông thôn vùng ĐBSH khá phổ biến. Đó là hiện tượng lao động nông thôn vùng ĐBSH tìm kiếm việc làm ở các khu đô thị, khu công nghiệp trong vùng. Nguyên nhân: đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa trong vùng ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thừa lao động nông nghiệp, thiếu việc làm, năng suất lao động nông nghiệp thấp, thu nhập thấp. Tình trạng lao động trẻ ở nông thôn ra thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp kiếm việc làm diễn ra khá phổ biến ở các địa phương như Nam Định, Hải Dương. Do vậy, ở nông thôn hiện nay chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tình trạng này khiến cho nhiều địa phương bị thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Hà Nội là địa phương có số lao động nông thôn nhập cư lớn nhất vùng ĐBSH, chiếm 94,2% số người nhập cư của cả vùng (Phụ lục 8).

78


3.1.2.2. Đặc điểm về tâm lý và văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Đặc điểm tâm lý

Thứ nhất, tính cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong tâm lý của người nông dân vùng ĐBSH.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 11

Tính cộng đồng được hiểu là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau; trong sự liên kết đó mỗi người đều hướng tới những người khác trong tập thể, ứng xử của mỗi người thường theo các tiêu chuẩn mà cộng đồng đó quy định. Chế độ ruộng công là cơ sở kinh tế cho tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Ở các làng quê vùng ĐBSH, hầu như làng nào cũng có ít nhất một trong ba biểu tượng này. Đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện: hành chính, hội họp; văn hóa, tôn giáo và tình cảm. Bến nước (giếng nước) là chỗ hàng ngày mọi người gặp nhau, vừa làm việc vừa chuyện trò. Cây đa hoặc cây si, cây gạo ở đầu làng, bên cạnh là quán nước của các cụ già là nơi tập trung sự giao lưu của dân làng với khách thập phương.

Mặt tích cực của tâm lý cộng đồng là truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, yêu lao động, cần cù, chịu khó.… Những đặc trưng tâm lý nói trên của nông dân ĐBSH được hun đúc, chọn lọc, kế thừa từ đời này sang đời khác góp phần tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của người nông dân. Đó là những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tích cực đến việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH hiện nay.

Bên cạnh đó, hạn chế lớn nhất của tâm lý cộng đồng chính là sự thủ tiêu ý thức về con người cá nhân, con người bị lệ thuộc, bị hòa tan vào cộng đồng. Vì quá coi trọng tính tập thể nên vai trò và lợi ích của cá nhân bị xem nhẹ, bị lu mờ. Khi giải quyết công việc thì “dĩ hòa vi quý”. Do đó, nó tạo ra tâm lý ỷ lại “cha chung không ai khóc”, không phát huy được năng lực sáng tạo của mỗi người. Đồng thời nó sinh ra tâm lý sống an toàn “nước nổi thì thuyền nổi” và thói cào bằng, đố kỵ “trâu buộc ghét trâu ăn”. Không những thế, tính mới, tính sáng tạo cá nhân dễ bị triệt tiêu. Trong khi đó, đổi mới, sáng tạo lại là một trong những đặc trưng nổi bật của nền kinh tế tri thức, của CMCN 4.0.

Thứ hai, nông dân vùng ĐBSH còn chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông.

Tâm lý tiểu nông của nông dân vùng ĐBSH được hình thành do điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng; do điều kiện sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, tự cung tự cấp; do sinh hoạt văn hoá của người dân gắn với không gian làng xã. Tâm lý

79


tiểu nông có một số biểu hiện tiêu cực như: tâm lý vun vén lợi ích cá nhân; tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận; tâm lý bảo thủ, ngại thay đổi, thụ động; tâm lý tùy tiện vô nguyên tắc, ý thức kỷ luật kém, trọng lệ hơn luật, trọng tình hơn lý; tâm lý cục bộ, địa phương…

Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. Cũng do ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông nên nhiều nông dân không hạch toán kinh tế, tầm nhìn thiển cận, không có chiến lược kinh doanh dài hạn, chỉ tính đến lợi ích ngắn hạn, dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất….

Bước vào thời kỳ đổi mới, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, hội nhập kinh tế quốc tế, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH đã nhanh chóng ý thức được vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật trong sản xuất và ưu thế của nó so với những kinh nghiệm truyền thống. Tư duy kinh nghiệm cảm tính dần được thay thế bởi tư duy lý tính khoa học, tư duy kinh tế bắt đầu hình thành. Họ có ý thức học hỏi kinh nghiệm canh tác, áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận nông dân trong vùng hiện nay đã dám nghĩ, dám làm, tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ nông sản làm ra.

Cùng với sự thay đổi về nhận thức thì nhu cầu của nông dân vùng ĐBSH cũng có những thay đổi cơ bản. Trước tiên, phải kể đến nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân có xu hướng ngày càng cao, phong phú và đa dạng hơn. Nhu cầu đầu tư cho sản xuất cũng là một nhu cầu quan trọng của người nông dân trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0, nhu cầu ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân trở thành nhu cầu bức thiết nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, qua đó tăng thu nhập và đời sống mọi mặt cho nông dân.

Nông dân vùng ĐBSH có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng.

Đời sống tinh thần của nông dân trong vùng được thể hiện đậm nét qua các sinh hoạt lễ hội truyền thống. ĐBSH là vùng có các lễ hội khá dày đặc, kéo dài và có nhiều lễ hội mang tính quốc gia như lễ hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lễ hội đền Trần (Nam Định), lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội chùa Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)….

Các lễ hội truyền thống góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tăng tính gắn kết cộng đồng, hướng về cội nguồn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả

80


nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc. Các lễ hội còn có giá trị văn hóa tâm linh; giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần; giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và cả giá trị kinh tế.

Bên cạnh những giá trị tích cực, nhiều hạn chế cũng nảy sinh từ các hoạt động lễ hội và tác động không nhỏ đến nông dân của vùng. Do bị thu hút tham gia vào các hoạt động lễ hội, không ít nông dân sao nhãng sản xuất, chi phí tốn kém, xu hướng thực dụng, thương mại hóa lễ hội, làm lu mờ các giá trị văn hóa, lịch sử, lan tràn mê tín dị đoạn và những hủ tục lạc hậu, ô nhiễm môi trường, mất trật tự trị an…

Cùng với văn hóa lễ hội thì ở các làng quê vùng ĐBSH, các công việc của gia đình, dòng họ, làng xã như cúng, giỗ, hiếu hỉ, tân gia được tổ chức liên tiếp với truyền thống là chung tay góp sức của nhiều người trong họ, hàng xóm láng giềng, đua nhau mâm cao cỗ đầy, ăn uống nhiều ngày, làm cho người luôn bận rộn, cuốn hút, hòa vào cộng đồng, dù tốn kém cũng phải chịu. Đình đám liên miên, tốn kém, mất thời gian, mất công sức. Cùng với gánh nặng tài chính là sự mệt mỏi về thể xác và tinh thần. Người đi ăn cỗ cũng mệt, về nhà say xỉn, mất công mất việc. Người làm cỗ cũng mệt, để hoàn tất một đám cỗ, họ phải chuẩn bị cả tuần, thậm chí cả tháng trời. Trong bối cảnh CMCN 4.0, tập quán trên không còn phù hợp, cần phải thay đổi.

3.1.2.3. Nông dân vùng ĐBSH có trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp cao nhưng bị chi phối mạnh mẽ bởi tư duy kinh nghiệm

ĐBSH là vùng đất chật người đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.060 người/km2) [5, tr.60,55]. Trong khi đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân chỉ có 1852,2 m2/hộ, thấp nhất cả nước (bình quân cả nước là 5804,5 m2/hộ) [Phụ lục 10]. Diện tích này đang có xu hướng thu hẹp do ảnh hướng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây. Do đó, nông dân trong vùng phải tìm cách quay vòng nhiều mùa vụ trong năm, khai thác triệt để khả năng của đất (tấc đất tấc vàng). Họ rất cần cù, chịu khó để nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, năng suất lúa của vùng ĐBSH cao nhất cả nước, đạt 60,6 tạ/ha (năm 2019) [Phụ lục 12]. Trong vùng, một số địa phương trong vùng có năng suất lúa bình quân vượt trội như Nam Định Thái Bình, Hải Dương.

Vùng ĐBSH vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, đã hình thành từ hàng nghìn năm, được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Từ bao đời nay, nông dân trong vùng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mạng lưới sông ngòi dày đặc của vùng. Nông dân trong vùng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất về đất canh tác, kỹ thuật canh

81


tác, thời tiết, mùa vụ, các loại cây trồng…. Những kinh nghiệm này được thể hiện qua kho tàng ca dao, tục ngữ hết sức phong phú được đúc kết qua nhiều thế hệ. Cho đến nay, nhiều kinh nghiệm vẫn còn giá trị ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0, khi mà người nông dân bị chi phối bởi tư duy kinh nghiệm kiểu cha truyền con nối qua nhiều thế hệ thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận tri thức khoa học và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân sẽ khó thay đổi tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm, thay đổi phương thức sản xuất, dễ rơi vào tình trạng trì trệ, chậm tiến, ngại đổi mới, sáng tạo.

Tóm lại, nông dân vùng ĐBSH là lực lượng sản xuất chính trong phát triển nông nghiệp của vùng. Nông dân trong vùng có nhiều truyền thống tốt đẹp như giàu truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường; đoàn kết; yêu lao động, cần cù trong lao động, truyền thống thâm canh, tăng vụ....Tuy nhiên, họ vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lý và tác phong tiểu nông. Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông đang trở thành lực cản đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng. Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân vùng ĐBSH cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục những hạn chế cố hữu để vươn lên thích ứng, nắm bắt những cơ hội thuận lợi mà cuộc cách mạng này đem lại.

3.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

3.2.1. Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân

3.2.1.1. Những thành tựu cơ bản

Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH đã từng bước phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng.

Đứng trước những áp lực về gia tăng dân số, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, thì phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được xác định là “chìa khoá” giúp vùng ĐBSH tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng, vai trò chủ thể của nông dân được biểu hiện cụ thể:

- Một bộ phận nông dân vùng ĐBSH là lực lượng sản xuất trực tiếp ứng dụng những thành tựu công nghệ của CMCN 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.

82


Trong bối cảnh CMCN 4.0, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH đã nhận thức được rằng: phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là giải pháp then chốt nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản vùng. Họ đã tích cực, chủ động tìm hiểu, học hỏi và mạnh dạn đầu tư, ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, năng suất, chất lượng, thương hiệu nông sản của vùng không ngừng tăng lên, nhờ đó thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện đáng kể. Hiện nay, ở vùng ĐBSH, nhiều mô hình nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong vùng, cũng như trong phạm vi cả nước. Những mô hình này trở thành những điểm nhấn, điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp công nghệ cao của vùng. Nhiều “triệu phú, tỷ phú nông dân” đã xuất hiện từ những mô hình đó. Với tinh thần ham học hỏi, vượt khó vươn lên, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, với khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng ngay trên đồng ruộng quê hương, họ đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng.

Trong lĩnh vực trồng trọt, những công nghệ cao được nông dân vùng ĐBSH ứng dụng bao gồm: công nghệ lai tạo giống và nuôi cấy mô tế bào thực vật; công nghệ canh tác (kỹ thuật thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể); công nghệ nhà kính; công nghệ tưới nhỏ giọt Israel; công nghệ bảo quản và chế biến nông sản....Những mô hình tiêu biểu phải kể đến là: mô hình hợp tác xã hoa, cây cảnh Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội); mô hình trồng măng tây của nông dân xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) mang lại thu nhập tiền tỷ cho chủ vườn mỗi năm. Mô hình trồng na dai công nghệ cao, áp dụng quy trình VietGap của nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh) với gần 900 ha. Trung bình 1 ha trồng na áp dụng quy trình VietGAP hiện cho sản lượng hơn 10 tấn quả/năm, doanh thu trên 300 triệu đồng, tăng hơn 2 tấn (gần 70 triệu đồng) so với trồng na theo phương thức truyền thống.

Trong lĩnh vực chăn nuôi của vùng, ứng dụng công nghệ cao được coi là khâu then chốt, đột phá nhằm tăng năng suất, chất lượng, từ đó giúp giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững. Trong chăn nuôi, công nghệ cao được nông dân vùng ĐHSH ứng dụng phổ biến trong lai tạo giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vắcxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, công nghệ nuôi chuồng lạnh khép kín, chế biến sản phẩm chăn nuôi… Hiện nay, các mô hình chăn nuôi công nghệ cao ở vùng ĐBSH không ngừng được mở rộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu là: mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của hộ bà Phùng Thị Thơ (xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội). Trang trại chăn nuôi của bà Thơ được đầu tư hiện đại, khép kín

83


nên hạn chế dịch bệnh, doanh thu trung bình mỗi năm lên tới 20 tỷ đồng [88]. Mô hình nuôi lợn sạch công nghệ cao của ông Trần Văn Chính (xã Như Hào, Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) quy mô trang trại của ông rộng 4 ha với 250 lợn nái, 1.200 lợn thịt. Trung bình mỗi năm, trang trại của ông xuất ra thị trường khoảng 250-300 tấn thịt lợn, doanh thu về khoảng 22-24 tỷ đồng [2]. Ông Nguyễn Văn Công (46 tuổi, ở xóm Đức Thuận, xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình trang trại công nghệ cao nuôi 45.000 con gà đẻ, doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 10 đến 12 lao động địa phương với mức lương 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao của nông dân Quảng Ninh là một điểm sáng của vùng, ở đây đã xuất hiện nhiều tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao, điển hình là: mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của anh Bùi Công Nam ở phường Hà An, (thị xã Quảng Yên); mô hình nuôi tôm của hộ ông Bùi Văn Trình, xã Vạn Ninh (Móng Cái) mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm [118].

Trong bối cảnh CMCN 4.0, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH biết sử dụng mạng xã hội, sử dụng internet để trang bị kiến thức, kỹ năng nuôi trồng, tìm kiếm thị trường và tiêu thụ nông sản online qua các sàn thương mại điện tử như Sen Đỏ, Vỏ Sò (Viettel Post), Tiki, Shopee, Lazada…. Nông dân cũng chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, tránh việc mù mờ thông tin, bị thương lái ép giá. Tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử là giải pháp hiệu quả trong bối cảnh CMCN 4.0, vừa dần tạo ra một kênh tiêu thụ an toàn, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho nông dân và nông sản vùng.

- Nông dân vùng ĐBSH là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp là nhu cầu, là xu hướng tất yếu, là giải pháp đột phá để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSH. Nông dân trong vùng đã tích cực tham gia quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp thông qua ba phương thức chủ yếu: dồn điền đổi thửa; nhận chuyển nhượng hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của nông dân khác; liên kết, hợp tác để hình thành các cánh đồng mẫu lớn.

Nông dân vùng ĐBSH tích cực hưởng ứng chính sách dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún phổ biến trong vùng. Năm 2016, vùng ĐBSH có

1.314 xã tham gia dồn điền đổi thửa (chiếm 69,1% tổng số xã trong vùng, đạt tỷ lệ cao nhất cả nước), với diện tích dồn điền, đổi thửa là 419,5 nghìn ha (chiếm 52,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng) [163, tr.44]. Nhờ dồn điền đổi thửa nên diện tích

84


bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp của toàn vùng đã tăng từ 489 m2/thửa (năm 2011) lên 604,4 m2/thửa (năm 2016). Một số địa phương trong vùng có diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể, như: Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình [163, tr.45]. Diện tích bình quân một thửa tăng nên số thửa bình quân một hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống. Đất sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún.

Về phương thức nhận chuyển nhượng hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của nông dân khác. Trên thực tế, một số hộ nông dân có trình độ, có năng lực tài chính, có ý chí bứt phá trong kinh doanh nông nghiệp, đã mua hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ nông dân khác để hình thành các trang trại quy mô lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn cũng tiến hành thuê lại quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân nhỏ lẻ để sản xuất kinh doanh. Ví dụ như ở Hà Nam, tại những nơi hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, đất đai manh mún hoặc bị bỏ hoang, trên cơ sở nông dân tự nguyện, chính quyền đã chủ động ký hợp đồng thuê lại đất của nông dân, sau đó ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại đất đó trong dài hạn. Như vậy, quyền sử dụng đất vẫn là của nông dân, nông dân chỉ chuyển quyền sử dụng trong giới hạn thời gian nhất định cho doanh nghiệp. Mô hình này đã triển khai hiệu quả ở tỉnh Hà Nam (xã Nhân Khang, Xuân Khuê, Nhân Bình) Các doanh nghiệp như: công ty cổ phần An Phú Hưng, công ty VinEco (Tập đoàn Vingroup), công ty Phúc Thành đã thực hiện một số dự án như: sản xuất rau quả sạch theo quy trình Nhật Bản và xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thông qua vai trò “trung gian” tích cực của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có thể thu gom được một diện tích đất nông nghiệp lớn để tiến hành sản xuất, kinh doanh mà tự mình họ khó có thể làm được. Thực hiện tập trung đất đai theo hình thức này có lợi thế tạo ra tâm lý tin cậy cho người dân và cả doanh nghiệp vì có chính quyền đứng giữa bảo đảm đối với mỗi bên. Với hình thức này, người nông dân vẫn nắm quyền sử dụng đất, có thu nhập cao hơn trước đây do được hưởng tiền thuê đất. Nông dân có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn cho thuê, nông dân vẫn còn quyền sử dụng đất. Mô hình này khá an toàn và được nhiều hộ nông dân vùng ĐBSH lựa chọn.

- Một bộ phận nông dân vùng ĐBSH đã tích cực tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản cao của vùng.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH đã nhận thức được tính tất yếu, hiệu quả kinh tế và lợi ích thiết thực khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Được sự hỗ trợ đắc lực của Hội Nông dân các cấp, các

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí