Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 7

của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất da dạng”. [9, 156-157]. Như đã giới thiệu ở phần trước, dân ca của đồng bào Sán Chí rất đa dạng về diễn xướng: hát ban ngày, hát ban đêm, hát đám cưới, hát đổi danh… Ở thể hát ban đêm, những bài hát thường có mẫu sẵn được ghi bằng chữ Hán (cho đến nay nhiều người còn lưu giữ nhiều bài hát trong sổ tay của mình). Đó là những bài thơ làm theo thể thất ngôn hoặc biến thể của thơ thất ngôn. Với thể loại này, khi hát, nếu chỉ sai một chữ hay một vần thôi thì cũng không thể hát được. Và ở những câu có năm chữ, người hát bắt buộc phải dùng âm đệm luyến láy. Khi hát những bài xắng cộ, yêu cầu người hát phải thuộc phần lời đã có trước. Đó là thể lệ do người Sán Chí quy định trong cuộc hát. Song bên cạnh phần lời thơ cố định, bắt buộc, trong dân ca Sán Chí còn có những khúc hát giao duyên, đối đáp với kết cấu linh hoạt, đa dạng được sáng tác trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn, ở thể hát ban ngày, theo thể lệ, người hát không phải dập khuôn theo những bài hát đã có sẵn. Khi hát, nếu người hát không thuộc bài hát cũ, có thể tự sáng tác - ứng khẩu - lời ca ngay lúc đó để đáp lại bạn hát. Sự nhanh trí, thông minh của người hát là rất cần thiết khi hát đối đáp giao duyên với nhau. Vì thế một bên không đối lại được bên kia là thua cuộc và tự lấy làm hổ thẹn với bạn hát.

Trong dân ca Sán Chí, xét thiên về hình thức, kết cấu có hai dạng: kết cấu một chiều và kết cấu đối đáp. Song hầu hết là kiểu kết cấu đối đáp hai bên, còn dạng bài hát đơn lẻ xuất hiện không nhiều.

2.2.1. Kết cấu đối đáp

Đối đáp có nghĩa là có hai hay nhiều lượt lời hát tương tác với nhau. Trong diễn xướng dân ca, cuộc đối đáp thường không giới hạn số người tham gia, có hai hoặc hơn hai cá nhân hợp thành một bên hát. Bên kia cũng vậy. Hai bên hát đối với nhau. Khi hát, hai bên thường lấy giọng ngân nga, ngắt quãng làm chủ đạo, không có nhạc cụ đi kèm. Đây là hình thức hát rất phổ biến ở

nhiều loại dân ca, không chỉ có ở người Sán Chí. Ở thể hát giao duyên, hát ban đêm, hát đám cưới, hát đổi danh, kiểu kết cấu này chiếm tỷ lệ cao.

Ở thể hát giao duyên, cuộc hát đối đáp giữa hai bên phần lớn là không hẹn trước. Có khi chỉ tình cờ gặp nhau trên đường đi làm, đi chợ, lên nương, người ta cũng có thể dừng lại chào hỏi, trò chuyện bằng câu hát. Vì thế các khúc hát giao duyên thường mang nội dung phong phú. Chẳng hạn cuộc đối đáp giữa hai nhân vật là chàng trai và cô gái Sán Chí khi tình cờ gặp nhau sẽ diễn ra tuần tự như sau:

Ban đầu bên A - tức chàng trai đặt lời chào hỏi, làm quen:


Chục chịch cố nhây jện mằn mòi Mằn mòi chục cộô túi na nhăn Mằn mòi chục cộô túi na cú

Cố nhậy cnặt lai pốu tẩy chậy. [5, 76]

(Hát một bài ca để hỏi em Hỏi em rằng hát đối với ai Hỏi em hát đối vói người nào Hãy hát ra bảo thật với anh).

Bên B - cô gái sẽ đáp lại bằng lời hát vừa tế nhị lại rất khiêm tốn như muốn thử thách sự nhanh trí của chàng trai. Lời bài hát rằng:

Jáy tặng pặt com phạn tài mọc Jốu mọc pặt com túi cnăm dặng

Khoong nhặn nạn còng dảu nhăn cạng Chec nhây nạn còng phòng vụng phôi.[5,77]

(Chim nhỏ chẳng dám đậu cành cao Ngọn cây chẳng dám đối hoa trầm Cùng người khó có cùng người giảng Chim sẻ sao bay với phượng hoàng).

Chàng trai ở đây cũng khá tinh ý, liền lật ngược tình thế với ý nghĩ của cô gái để khẳng định mình mới là người không xứng hát với cô. Chàng cất lời hát:

Neng chồi cộ sạn cối mọc vạ Tảy chồi jây sạn pằn chền vạ Neng sỉ phộu cối lang pằn chền

Phộu cối mảo lện pằn chền vạ. [5, 77]

(Em ở núi cao hoa mộc quý Anh ở núi bé là hoa hòe

Em thì phú quý anh hèn kém

Phú qúy chẳng cùng hèn kém rồi).

Lúc này thì cô gái đã có chiều ưng thuận tiếp tục hát cùng chàng trai.

Nàng bày suy nghĩ thực của mình:

Nhăn sện tìu tìu jặm mảo tìu Hau sệt lây lẩy jặm pặt lẩy Mảo jắn mẩy hón tặng pen móc

Mọc tệt cnên nên tạng cắn dện. [5, 78]

(Người nói rằng gần tâm chẳng gần Miệng nói xa nhau tâm chẳng xa Chẳng tin anh thấy cây đằng hoa Gốc cây ngàn năm cây đằng leo).

Sau đó hai bên tiếp tục đối đáp để giãi bày tâm tư, tình cảm của mình qua lời hát cho đến khi họ đã phần nào hiểu về nhau và hẹn vào cuộc hát lần sau.

Kết cấu đối đáp còn có trong thể hát ban đêm. Cuộc hát ban đêm của người Sán Chí thường diễn ra từ năm đến bảy ngày và những người tham gia cuộc hát phải thuộc lời bài hát có sẵn. Thông thường khi khách đến nhà, sẽ phải cất tiếng hát xin phép gia chủ:

Cnằng chích cố nhây jên mằn chồi Mằn nẩy chôi nhân dảu hẹc chồi Mằn nẩy chôi nhân dâu hẹc sẳng Tằng ngỏ jíu nên túi jíu nên. [5, 85]

Chủ nhà sẽ hỏi lại bằng câu hát: Xắng chích cố nhây jên mằn tảy

Mằn tảy xắng cộô túi na nhân Mằn tảy xắng cộô túi na cú

Xắng cộô na cú pển kiu manh. [5, 85]

(Hát một bài ca trước hỏi chủ Hỏi bác chủ nhà có khách đến Hỏi bà chủ nhà có khách đến Cho tôi người trẻ đối người trẻ).


(Hát một bài ca trước để hỏi anh Hỏi anh rằng hát đối với ai

Hỏi anh hát đối với người nào Hát với ai thì nói rõ tên ra).

Khách là chàng trai liền đáp lại chủ nhà bằng câu hát:

Tăt tăt túi líu nẩy

Tăt tăt túi neng mảo túi nhân Căm dì xắng cộô túi dổi moi

Mùng neng xá lạc còng lang dan.[5, 85]

(Tôi hát đối…

Tôi hát đối với chị không với ai Không tin nhìn nước giọt gianh chảy Nước giọt gianh chảy đúng chỗ mà).

Sau khi đồng ý cho khách vào nhà, khách sẽ hát mừng gia chủ, sau đó cuộc hát theo chủ đề định trước sẽ diễn ra giữa hai bên: hỏi về thân thế, gia cảnh, bày tỏ những khó khăn cách trở trong cuộc sống hay những ước nguyện, nỗi niềm trong tình yêu đôi lứa.

Hát trong đám cưới cũng xuất hiện kiểu kết cấu đối đáp. Theo phong tục, trong đám cưới của người Sán Chí, thường người nhà chú rể hoặc cô dâu sẽ đi mời rượu khách trong buổi tổ chức hôn lễ. Sau đây là lời hát mời rượu của chàng trai trong buổi dự tiệc cưới bạn mình:

Ban đầu họ mượn câu hát thay cho lời mời như:

Sảy cậy chau líu nảy

Lẻng sau phôu lại cánh chóng pảng Căm dì sặn môn hai cháu với

Săn nẩy chóng păng nhâm lèng pui. [5, 94]

(Cái sàng rượu

Hai tay bê đến kính bạn bè

Đêm nay thân chủ mở cuộc rượu Mời các bạn bè uống hai chén).

Ngay lúc đó đại diện người trong mâm sẽ đáp lại với ý từ chối:

Sảy cây chau líu nẩy

Hô nhân chinh tặc vạt dau dau Dau chau dâu xa cách chóng lổu

Cách ngổ chóng păng lẩy mảo tạng.[5,95]

(Cái sàng rượu

Khen ai đan được sàng nhôi đẹp Có rượu có trà kính người già

Kính bạn chúng bằng kính không đáng).

Khi nghe thấy vậy, người mời sẽ hát mời tiếp nhưng nội dung có ý thử thách, dọa nạt:

Sẩy cây chau líu nảy

Sẩy cây chong chau lèng dau dau Dặc sỉ chong păng mảo tạng nhắn Dặt sây sáy chan lạc pàng tau. [5, 95]

(Cái sàng rượu

Cái sàng đựng rượu sáng mênh mông Nếu là bạn bè mà không uống

Nhất thời sàng rượu xuống đầu bạn).

Cứ như vậy cuộc hát giữa người mời và khách tiếp tục diễn ra cho đến khi ai không đáp lại được lời hát sẽ bị coi là thua cuộc và bị phạt uống rượu.

Trong hát đám cưới ngoài hát mời rượu, mừng dâu rể mới, người Sán Chí còn hát để giao lưu, giãi bày tình cảm của mình, nhất là những thanh niên nam nữ chưa có gia đình thì vào ngày vui như vậy họ sẽ có dịp tìm hiểu về nhau qua câu hát, trên cơ sở đó họ trở thành bạn bè thậm chí là bạn đời của nhau. Chẳng hạn lời nhắn hỏi đầy ngụ ý của chàng trai sau:

Hộ dệp phôi líu nảy

Hộ dệp kẹc ẹng lai tạnh mui?

(Cành lá nào kết đôi nhỉ?

Mầm lá nào định việc làm mối?

Hộ nên tạnh mui hộ nên tắng?

Cnặnh cnôu hộ nhặn lai tắn mui? [5, bài 936]

Năm nào định mối, năm nào đợi? Xin đón người nào về làm mối?).

Và cô gái cũng gửi tới chàng trai lời thông báo chân thành qua câu hát:

Tóng dệp phôi líu nảy

Tóng dệp mắn ẹng lai tạnh mui Cặn nên tạnh mui manh nên tằng

Dảu cnặnh cối nhăn lai kệt mui.[5, bài 937]

(Cành lá đông kết đôi đó

Mầm lá cây đông, định việc mối Năm nay định mối, sang năm đợi Xin đợi quý nhân đến làm mối).

Qua câu hát các bên nam nữ sẽ quyết định có nên hát tiếp với nhau cũng như có tiếp tục hẹn hò, hát đối cùng nhau vào dịp khác nữa hay không?

2.2.2. Kết cấu một chiều

Ngoài kết cấu đối đáp, dân ca Sán Chí còn có những bài hát có kết cấu một chiều - tức chỉ một lượt lời hát, không có lời đáp lại. Dạng kết cấu này không phổ biến như kết cấu đối đáp, và được sử dụng ở những bài hát chào gia đình, hát mừng ông bà chủ của khách (trong hát ban đêm); những bài tự hát về chuyện tình cảm đôi lứa (trong hát ban ngày); lời hát của ông mối với cô dâu, chú rể được coi như lời dặn dò của cha mẹ với con cái; hay lời của thầy cúng, thầy mo với người đã qua đời…

Chẳng hạn ở hát ban đêm, khi khách đã được chủ nhà đồng ý cho vào nhà, khách sẽ hát mừng gia chủ với những câu như:

Cnắng cộô jến phòng chôi nhặn ọng Chôi nhặn hây ọc dằng cạy phụng Cắm nện phòng hây mạnh nện dẳu

Trội cạy ngộ ạp chến cao thọng. [5, bài 344]

(Trước có lời ca mừng ông chủ Ông chủ dựng nhà hướng về tây

Năm nay dựng sang năm cũng dựng Lợn, gà, ngan, vịt khắp đông tây).

Thông thường, sau lời hát mừng của khách cuộc hát hai bên sẽ bắt đầu với những chủ đề khác nhau.

Ở lối hát giao duyên, chiếm số lượng lớn là những câu hát đối đáp nhưng xen kẽ vào đó vẫn có những bài có kết cấu một chiều. Đó là những khi nhân vật mang tâm sự mà không biết thổ lộ cùng ai. Họ đã mượn câu hát để giãi bày nỗi lòng của mình. Chẳng hạn lời tự hát của chàng trai trong khúc ca sau:

Dặt túi jên vạ hón nhệt phạn Nhệt tạu phội sằng ấu vặn thạn Lang díu pháo sặn cú sui mền

Dến lang lỏc mành pặt tọng nẹng.[5, bài 78]

(Đứng trước hoa tiên xem nguyệt chuyển Vầng trăng lên cao, đóa mây đen Chàng muốn ném mình qua mặt nước Oán chàng có mệnh chẳng như em).

Đôi khi người hát lại mượn cảnh vật xung quanh để trút bầu tâm sự, khiến cho cảnh vật cũng mang đầy tâm trạng:

Sảu lỉu sạu líu nẩy

Cộu sạn dến chí trồi jặm sạu Dến chí jặm sạu mảo ái líu

Tổu lẩy jậy nẹng cnệt tủn cnăng.[5, bài 120]

(Buồn lắm trong lòng buồn lắm Lòng én buồn én trú trên cao Lòng én buồn chẳng cất tiếng hót

Trong lòng nhớ nàng day dứt sao).

Nhìn chung hai dạng kết cấu đối đáp và một chiều đã kết hợp, đan xen linh hoạt trong những bài sịnh ca, thể hiện phần nào lối ứng khẩu nhanh trí cũng như cách tự sự qua câu hát của người Sán Chí.

2.2.3. Kết cấu trùng điệp

Trùng điệp là một thủ pháp nghệ thuật đồng thời là kiểu kết cấu phổ biến trong thơ ca. Nó biểu hiện ở sự lặp lại một ý, một câu, thậm chí cả một khổ thơ trên nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp…

Khảo sát các bài dân ca Sán Chí cho thấy, kết cấu trùng điệp được sử dụng với tần số lớn và biểu hiện ở sự trùng điệp về: từ, cụm từ, câu và khúc hát.

Sự trùng điệp về từ, cụm từ là thủ pháp lặp lại một số từ trong một câu và những câu tiếp trong bài. Biện pháp này xuất hiện ở hầu khắp các khúc ca. Khúc ca sau có sự lặp lại từ và cụm từ giữa các dòng thơ:

Hóu vạ hại líu nẩy


Hóu vạ jéng zóng lạc nhặn dặng Hóu vạ jéng zóng nhặn dặng lẩy

Pẹc mả cặm ọn khây hối cnăm. [5, bài 235]

(Hoa đẹp nở rồi hoa đẹp nở Hoa đẹp tiễn nhau về quê người Hoa đẹp xa nhau bao tưởng nhớ

Ngựa trắng yên vàng cưỡi đi tìm).

Việc lặp lại từ trong câu hay toàn bài đã góp phần tạo nên tính nhịp điệu cho câu hát lúc trầm khi bổng đều đặn, đồng thời liên kết các từ và câu thành chuỗi văn bản hoàn chỉnh. Có những khúc ca lặp lại nhiều lần một đến hai từ, biểu hiện sắc thái tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình, giúp cho việc cảm thụ của người đọc, người nghe được rõ ràng và sâu sắc hơn. Chẳng hạn việc lặp lại tới năm lần từ sầu ở khúc ca sau gây ấn tượng về nỗi buồn, nỗi sầu đến tê tái, day dứt, triền miên trong tận đáy lòng nhân vật:

Sạu lỉu sạu líu nẩy


Sặm sạn pẹc trẹc trồi jặm sạu


Pẹc trẹc jặm sạu mảo ái kíu


Tổu lẩy jặm sạu mảo ái kíu.[5, bài121]

(Buồn sao trong lòng buồn sao Lòng sẻ buồn sẻ trú rừng sâu Lòng sẻ buồn chẳng cất tiếng hót

Trong lòng buồn chẳng muốn nói đâu).


Đáng chú ý là sự trùng điệp về câu hát trong một khúc ca và giữa các khúc ca. Kiểu kết cấu này xuất hiện nhiều trong dân ca Sán Chí. Qua khảo sát chúng tôi tạm thời chia dạng trùng điệp về câu hát thành hai loại như sau: điệp câu (điệp từ hai đến ba câu) trong cùng khúc ca và điệp câu giữa các khúc ca.

Ở dạng thứ nhất, chúng tôi cụ thể hóa qua bảng thống kê sau:



Kiểu trùng lặp

Số lượng khúc ca

Lặp hoàn toàn (thay đổi vị trí các từ)

19

Lặp gần như hoàn toàn 2 đến 3 câu (khác 1 đến 2

tiếng)

Lặp ý

78

Trái ý

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 7

Ở dạng thứ hai: chiếm số lượng lớn, nhất là sự lặp lại từ một đến ba câu ở hai hay trên hai khúc ca. Do giới hạn của luận văn, chúng tôi không thể liệt kê được hết những câu thơ được lặp lại ở số lượng bao nhiêu bài. Dưới đây xin

thống kê những câu hát được lặp lại trong nhiều khúc ca (ít nhất là năm khúc ca) (qua khảo sát ở 318 bài hát ban ngày).

Câu hát lặp lại

Số lượng khúc hát

Nội dung biểu thị

Tạng cnụ còng mỏi kệt tịu jặm

6


Lời thông báo, lời mời gọi, hoặc bộc lộ cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình.

Hóu vạ hại líu nẩy

6

Kến mỏi cại líu nẩy

6

Mỏi tanh lạnh líu nẩy

5

Mỏi phọng lạu líu nảy

6

Mỏi tọng pạn líu nẩy

5

Mỏi cnện cặm líu nẩy

10

Cnắng cộô jến phòng chôi nhặn ọng

8

Sịc nẩy mỏi líu nẩy

7

Cnắng cộô cú lỉu dặu jấy hoi

7

Lạng lại hẹng cú mỏi cnụn pện

7

Lang lai hẹng cú sịch sạn kẹc

6

Ngoài ra dạng lặp lại một đến ba câu thơ ở hai, ba, bốn khúc ca chiếm tỉ lệ khá lớn.

Điệp khúc hát:

Điệp khúc hát là sự lặp lại gần như hoàn toàn về mặt hình thức cấu trúc giữa hai hoặc nhiều khúc ca. Ở dạng trùng điệp này, một khúc ca thường mang tính chất hỏi, khúc ca còn lại tương ứng với lời đáp - câu trả lời. Do vậy về nội dung ý nghĩa hai khúc ca trùng điệp có mối quan hệ nhất định.

Ví như lời hỏi - đáp tạo thành hai khúc ca song hành, một cặp khúc hát sóng đôi về cấu trúc và liên quan với nhau về ý nghĩa sau:

Chàng trai hỏi:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí