hết qua nỗi đau khi giặc đến gây chiếm, giày xéo, tàn phá, cướp bóc quê hương, gây nên cảnh tang tóc chia lìa:
Jam nhệt jam níu lẩy
Táp vụng pánh mả kếp cnụn dặng Họng cnun họng tòng mồ nhặt trồi
Họng môn họng ọc mao nhăn cạn. [5, bài 1033]
(Mồng ba tháng ba năm Kỷ Hợi Binh mã Đáp Hoàng cướp thôn tôi Vườn không nhà trống không ai ở Nhà cửa tan hoang chẳng có người).
Cảnh ruộng đồng, thôn xóm thật tiêu điều, hoang vắng:
Cối hòi nên lai jam nhệt jam Tạp vụng pánh mả kệp tầy chạu
Phạo tíu tện tạng mảo nhăn chóng
Tện tạng cảo mổn cắn mồ nhau. [5, bài 1046]
(Mồng ba tháng ba năm Kỷ Hợi Binh mã Đáp Hoàng cướp thôn tôi
Ruộng đồng hoang vắng không trồng cấy Khắp đồng cỏ mọc chẳng chăn trâu).
Bài ca sau đây nói lên sự xót xa, lưu luyến và cả những dự cảm không lành về ngày trở về trong cảnh phân ly giữa kẻ ở người đi, giữa cha với con, giữa vợ với chồng:
Chục pệt sặn phổu mọc díu jéng Cnên cú hou phọc mềnh mồ dệt Phổu cnạy tọng săng pai sụng chặm
Dặt sây phận pệt tủn cện nên. [5, bài 1034]
(Từ biệt người chồng không dám tưởng Đời trước phúc sau mệnh vô duyên
Vợ chồng cùng giường chung chăn gối Nay đà chia ly đến ngàn năm).
Lời thơ Sán Chí còn ghi lại nỗi đau vô hạn, sự mất mát lớn lao cũng như vết thương không bao giờ lành sẹo trong trái tim người còn sống khi biết tin những người thân yêu đã hy sinh nơi chiến trường:
Dỉ dảu sặn na cnạy tìu chay Dỉ dảu sặn dì cnạy tìu nhây Jam sấy nạm nhây cí tạu khỏc
Họm sặt tành xặn lai cú tạu. [5, bài 1051]
(Có người mẹ con mình mất Có người cha mất con mình Trẻ con ba tuổi cúi đầu khóc
Ngậm đau nín tiếng thật thương tâm).
Trong thời chiến tranh, người Sán Chí cũng như các dân tộc khác cùng sinh sống trên đất nước ta, phải chịu bao cảnh mất mát to lớn về cả vật chất và tinh thần. Bức tranh hiện thực của một thời loạn lạc đã được người dân ghi lại
bằng lời thơ thất ngôn tứ tuyệt và được ca lên như để truyền lại cho các thế hệ sau biết được một phần lịch sử của dân tộc, từ đó có ý thức xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Đọc lại những khúc ca viết về thời loạn lạc, chúng ta có thể hình dung không khí chung trong những ngày đen tối của đất nước cũng như hiểu hơn về cuộc sống, tâm tư, ý thức độc lập dân tộc của con người Sán Chí xưa kia.
1.3.2.2. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống
Người Sán Chí yêu thiên nhiên và sống hòa mình với thiên nhiên. Hình ảnh của thiên nhiên - những cây, hoa, trăng, núi, dòng sông, con suối, vạt rừng… đã đi vào tâm trí người dân Sán Chí bao lâu nay và kết tinh trong câu hát. Chỉ nói riêng sự giao hòa giữa con người với các loài hoa được nhắc đến trong các khúc ca đã cho thấy sự phong phú của thiên nhiên qua lăng kính tâm hồn và sự nhạy cảm trước cái đẹp của người Sán Chí. Các loài hoa được nhắc đến như: hoa sen, hoa hồi, hoa quế, hoa mẫu đơn, hoa đào, hoa mận, hoa mai, hoa lý… Có lúc hoa chỉ là đóa hoa theo nghĩa thực, có khi lại là hình ảnh ẩn dụ chỉ người phụ nữ. Đôi khi hoa và người như hòa làm một, thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Ở khúc ca sau, hoa được ngầm hiểu là cô gái:
Dặt phòng mỏi líu nẩy
Họp jéng vụng phong phọng trặc vạ Vung phoong phòng vạ cay kệt táu Joc chải vạ lặm nhẳt dì dặng. [5, bài 813]
(Được gặp muội rồi, được gặp muội Giống như ong vàng gặp được hoa Ong vàng gặp hoa về xây tổ
Ngày đêm thơm nức tại rừng hoa).
Người Sán Chí với trăng cũng có mối liên hệ khăng khít hay mối giao cảm đặc biệt. Trăng xuất hiện khá nhiều ở các khúc ca tạo nên chất trữ tình đằm thắm cho lời thơ và một không gian trăng lung linh huyền ảo đẹp đẽ bao bọc lấy con người. Trăng hiện hình đa dạng: có khi là trăng non, trăng lưỡi liềm, có khi lại là trăng già, trăng bán nguyệt; có khi nhìn trăng tròn vành vạnh như hôm rằm soi khắp chốn; có lúc thấy trăng lấp ló nửa trời xanh giống như cuộc hò hẹn đầy bí mật của trai gái đang tìm hiểu và yêu nhau; có khi trăng lại
rơi trên đỉnh núi, xong việc nó lặn xuống nhường chỗ cho những đám mây đen… Trăng trong quan niệm của người Sán Chí là một phần của thiên nhiên, vũ trụ nhưng cũng là không gian tồn tại của con người. Vậy nên với người Sán Chí, trăng được ví như người con gái đẹp, trăng được xem là chuẩn mực, là thước đo cho vẻ đẹp của con người, nhất là người thiếu nữ. Ở khúc ca sau trăng và người hòa làm một như để tôn thêm vẻ đẹp cho cô gái:
Kến mỏi cại líu nẩy
Sẳng môi thíu thặt dà môi cại Sẳng môi họp jéng mô môi nhệt
Dà môi họp jéng nhệt tun dên. [5, bài 244]
(Thấy em tươi tắn, em tươi tắn Mi dưới tươi tắn vành trăng non Mi trên khép lại như chị nguyệt Mi dưới khép lại tựa trăng tròn).
Trong sinh hoạt hàng ngày, trăng có ý nghĩa như người bạn tâm giao của người Sán Chí. Người ta nhìn trăng, ngắm trăng, uống rượu dưới trăng để dốc bầu tâm sự:
Mô môi nhệt sẳng lèng dău dău Chóng cnặn nhắm chău chải cộu tài
Chóng cnặn nhắm chău tành xặn thánh Thánh vặn sặp cây chổu cộ tạu. [5, bài 873]
(Vầng trăng bán nguyệt lung linh sáng Bạn bè nhắm rượu tại đài cao
Bạn bè uống rượu hãy đừng nói Nghe đã bao lần câu hát chào).
Với những đôi lứa đang yêu nhau, trăng còn được xem là người thứ ba xuất hiện dẫn đường chỉ lối cho họ đến với điểm hẹn của tình yêu và minh chứng cho lời thề thủy chung của hai người:
Nhệt sẳng mô môi cnên tến Nhệt sái long lanh màn tém cặm Dặt túi kíu ngô cnay chủ ậy
Cú tịu jậy lồu dì nạn hèng. [5, bài 145]
(Trăng lưỡi liềm lên ngàn điều thuận Trăng soi rồng cuốn vạn điểm vàng Một đôi kiều nga ngồi tỏ ý
Qua con đường này cũng khó sang).
Nhìn chung, người Sán Chí từ xa xưa đã biết sống hòa mình, gắn bó với thiên nhiên và nhạy cảm trước cái đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Qua đó ta thấy được tình yêu cuộc sống, tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, tạo vật ở con người họ.
Tóm lại, lời thơ trong dân ca Sán Chí mang nội dung phong phú, đa dạng. Từ những bài ca diễn tả tình yêu quê hương đất nước đến những khúc ca thể hiện tình cảm lứa đôi với nhiều cung bậc cảm xúc, tất cả đã làm nên bức tranh sinh động về thế giới tâm hồn (lạc quan, yêu đời, yêu người) của người Sán Chí từ xưa cho đến nay.
Tiểu kết
Dân tộc Sán Chí đã xuất hiện và sinh sống trên đất nước ta cách đây khoảng từ bốn đến năm trăm năm. Một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tồn tại trong đời sống cộng đồng lâu nay của tộc người này là hát sịnh ca (gọi theo tiếng dân tộc). Những bài hát sịnh ca của người Sán Chí mang giá trị nội dung phong phú và sâu sắc. Lời ca thể hiện: tình yêu lứa đôi với nhiều cung bậc cảm xúc (nhớ nhung, hạnh phúc, đợi chờ khi yêu; sầu muộn, cô đơn, xót xa khi dang dở…); tình yêu quê hương, đất nước (sự xót xa khi đất nước bị giặc xâm lược; tự hào và ca ngợi đất nước đang ngày càng giàu đẹp, đổi mới…); tình yêu thiên nhiên… Sự phong phú trong nội dung lời ca đã phản ánh sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn của người Sán Chí.
Chương 2
THỂ THƠ VÀ KẾT CẤU LỜI THƠ TRONG DÂN CA SÁN CHÍ
2.1. THỂ THƠ
2.1.1. Sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Theo G.S Trần Đình Sử, thơ Đường luật gồm ba dạng chính: thơ bát cú (mỗi bài có 8 câu), thơ tuyệt cú (mỗi bài có 4 câu), thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó thơ bát cú, nhất là thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản vì từ đó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đường luật [9, 313]. Như vậy có thể nói thơ thất ngôn tứ tuyệt về cơ bản giống với thơ Đường của Trung Quốc. Đây là thể thơ được sáng tạo dựa vào những quy định chặt chẽ về số chữ, số câu trong một dòng thơ, về niêm, luật, đối giữa các dòng thơ. Do giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát một vài đặc điểm của thơ thất ngôn tứ tuyệt biểu hiện trong dân ca Sán Chí. Qua khảo sát hình thức thể thơ trong dân ca Sán Chí, chúng tôi nhận thấy có hai trường hợp được sử dụng là: thất ngôn tứ tuyệt và dạng biến thể của thất ngôn tứ tuyệt.
Một khúc hát dân ca Sán Chí tương ứng với một khổ thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt gồm bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng. Ví dụ như hình thức của khúc ca sau:
Vạ lẩy lệnmỏi dểncnụn chại Pẹc nhặtmảo phong nẹng dặt sậy
Cặm nhặtphong nẹng jặm cătcnêt
Sắp phặn jậyjéng mỏi mồ chậy.[5,bài 152]
(Em như hoa thôn xa đưa đến Trăm ngày chẳng gặp em một lần Hôm nay gặp em lòng tha thiết
Mười phần mong nhớ em biết không).
Khúc ca trên sử dụng cách ngắt nhịp đa dạng (câu 1: 3/2/2; câu 2: 2/5; câu 3, 4: 4/3); gieo vần chân ở câu câu 2 và câu 4 (gieo vần ây), vần lưng gieo ở cả bốn câu; các tiếng chủ yếu mang thanh trắc (23/28 tiếng), âm vực thấp (22/28 tiếng)… tạo nên nhạc điệu dồn dập, réo rắt góp phần diễn tả tâm trạng không yên vừa tha thiết vừa nhung nhớ tới “em” của nhân vật trữ tình “anh”.
Dạng đầy đủ của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thông thường sẽ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Nhưng với những khúc ca được xem là biến thể thì số lượng chữ trên bài bị rút ngắn chỉ còn 26 chữ, thậm chí còn ít hơn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy dạng biến thể của thơ thất ngôn trong dân ca Sán Chí chiếm tỉ lệ 18,1% (191/1058 khúc ca). Biến thể biểu hiện chủ yếu ở câu thứ nhất chỉ gồm năm tiếng như:
Lang căn khối líu nẩy
Xặn lang căn khối lồu tau cnặng Xặn lang căn khối lồu tạu dển
Mảo hạn còng mỏi thán cộ sị. [5, bài 1] Hoặc câu thứ nhất có sáu tiếng như:
Sáy chậy chau líu nẩy sặn
Sáy cậy chóng chặu chải trọng jặm Nạm nhặn nhắm chau nạm nhăn vồi Nổi nhằn nhắm chau phàm cnịu tành. [5,bài 976]
(Xin chàng ra về chàng ơi
Xin chàng ra về đường còn dài Xin chàng ra về đường xa lắm Chẳng thể cùng em ca hát hoài)
(Mồng một tháng giêng đầu năm mới Sáu bạn đưa tên đến trước nhà Hãy được vào nhà sáu tên đạt
Tên đạt hiếu kính với mẹ cha).
Với những khúc ca biến thể, khi hát người hát phải dùng âm đệm luyến láy đưa đẩy như “ư..ơ..a..ây..” vào câu mở đầu cho giai điệu du dương, người hát thấy dễ hát và người nghe cũng cảm thấy lọt tai hơn. Những khúc ca biến thể cho thấy, khi sáng tác dân ca, người Sán Chí đã chịu ảnh hưởng của lối diễn xướng trực tiếp. Khúc ca không nhất loạt phải theo công thức cứng nhắc mà được làm mới sao cho việc giao tiếp bằng lời hát được thuận tiện nhất. Một trong những cách thức mà người Sán Chí thường làm là đưa những yếu tố của lời ăn tiếng nói hàng ngày vào dân ca tạo nên sắc thái biểu cảm nhất định cho lời ca. Yếu tố lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện rõ nhất qua những câu hát mở đầu có năm tiếng. Đó thường là những lời gọi (với âm ơi), lời nhắn nhủ (mỏi tọng phạn níu lẩy - em cùng một bản đó anh), lời hỏi (hộ dẹp phôi níu lẩy?- cành lá nào kết đôi nhỉ?), hoặc lời thông báo (cạy tạy tạy níu
lẩy - gà gáy rộn rồi đó)… giống như ngôn ngữ giao tiếp thông thường trong đời sống hàng ngày.
Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ, có thể thấy lời thơ trong dân ca của người Sán Chí ngắn gọn, hàm súc, theo sự quy định chặt chẽ của thể thơ; giản dị, gần gũi, quen thuộc như những cuộc trò chuyện, đối đáp của con người trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì dù được làm ở dạng chính thể hay biến thể của thơ thất ngôn thì lời thơ vẫn chứa đựng và chuyển tải đầy đủ những thông điệp tình cảm của người sáng tác hay người hát. Có lẽ đó là mục đích lớn nhất của người Sán Chí khi sáng tác dân ca - không ý thức được đầy đủ là mình đang sáng tạo nghệ thuật mà chỉ cốt làm sao mượn lấy phương tiện nghệ thuật để bày tỏ, truyền đạt cảm xúc, tâm trạng của mình. Vậy nên ngay trong những khúc ca làm theo chính thể thơ thất ngôn, việc phá vỡ, sáng tạo về mặt ngôn từ hay hình thức nghệ thuật là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Điều này xin được trình bày cụ thể ở phần sau.
Thông thường thể thơ sẽ chi phối trực tiếp tới các yếu tố như vần, thanh, nhịp, kết cấu… của bài thơ. Vậy nên khi xem xét về từng yếu tố trên trong dân ca Sán Chí chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm sau:
2.1.2. Vần thơ
Sự hiệp vần nhìn chung có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cũng như nhịp điệu cho các sáng tác thơ hay ca dao. Theo GS. Trần Đình Sử “Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [9, 423]. Yếu tố vần không những đem lại giá trị nội dung thẩm mỹ mà người viết muốn truyền đạt mà còn giúp người nghe dễ thuộc, dễ tiếp nhận hơn. Với thể loại dân ca, khi những sáng tác được lưu truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng thì phần
vần cần được coi trọng để thuận tiện cho việc ghi nhớ của quần chúng nhân dân. Qua khảo sát hơn 1000 bài dân ca Sán Chí, chúng tôi nhận thấy gần như hoàn toàn các khúc ca đều có gieo vần (hoặc gieo vần lưng hoặc gieo vần chân).
Vần chân
Vần chân còn gọi là “cước vận” là vần được gieo vào cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ… vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại trên…” [9, 424].
Cách gieo vần chân trong các khúc ca Sán Chí cũng khá đa dạng, cơ bản là vần liền và vần cách.
Qua khảo sát 1058 bài dân ca Sán Chí, chúng tôi tổng kết được như sau:
Số bài | Tỉ lệ % | ||
Vần liền | Dạng AAAA | 1 | |
Dạng AAA- | 8 | ||
Dạng –AAA | 11 | ||
Dạng A-AA | 3 | ||
Dạng AA-A | 66 | ||
Dạng AA-- | 95 | ||
Dạng -AA- | 28 | ||
Dạng --AA | 29 | ||
Tổng | 241 | 22,8 % | |
Vần cách | Dạng ABAB | 12 | |
Gieo câu đầu và câu cuối | 54 | ||
Gieo câu đầu và câu ba | 55 | ||
Gieo câu hai và câu bốn | 168 | ||
Tổng | 289 | 27,3% | |
Tổng | 530 | 50,1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 2
- Tình Yêu Với Sự Gặp Gỡ, Nhớ Thương Và Khát Vọng Hạnh Phúc Kết Đôi
- Nỗi Đau Xót Trước Cảnh Quê Hương Bị Giặc Tàn Phá
- Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 6
- Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 7
- Các Biện Pháp Tu Từ, Ngôn Ngữ Biểu Thị Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật