Lối Sử Dụng Ẩn Dụ Trong Dân Ca Sán Chí

Hai vế A, B trong cấu trúc so sánh đôi khi còn tạo thành những cặp so sánh sóng đôi nhằm biểu hiện hai hoàn cảnh, hai thân phận khác nhau của hai chủ thể "anh" và "em". Cấu trúc so sánh sóng đôi này góp phần diễn tả tâm trạng, khát vọng trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

Ví dụ:

Dến chí phội lại túi mền chủ Lện vạ chến tằng phòng lai cnịu Nẹng sỉ cối nhặn cnắng cối nhổi

Tảy sỉ pặn nhặt jặm lẩy sặu.[5, bài 502]

(Chim én bay đến trước chỗ ngồi

Hoa sen chuyển chỗ, phượng đến chầu Em là quý nhân nói lời đẹp

Anh là người nghèo, trong lòng sầu).

Các cặp so sánh đôi thường xuất hiện là: em là quý nhân - anh là người khó; em là người giàu – anh là người nghèo; em là phượng hoàng – anh là chim sẻ; em là nguyệt sáng – anh là mây đen.

Cách thức so sánh song song thành cặp như vậy không chỉ nhấn mạnh vào sự đối lập về hoàn cảnh giữa anh và em trong ý thức của nhân vật trữ tình để từ đó nhân vật nảy sinh nhiều tâm trạng mà còn bộc lộ ước mơ được gắn bó, giao kết của đôi lứa trong tình yêu.

Tóm lại, đối tượng được so sánh trong sịnh ca Sán Chí chủ yếu là con người, còn đối tượng dùng để so sánh có thể là hình ảnh thiên nhiên, là đồ vật cụ thể, hoặc sự vật mang tính trìu tượng... Từ so sánh thường dùng là liên từ sỉ (là, như), jéng (tựa). Cách so sánh phần nhiều hướng tới thể hiện quan niệm: thiên nhiên là chuẩn mực cho con người. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong tư duy của người Sán Chí nói riêng cũng như con người nói chung xưa kia. Trong sịnh ca Sán Chí, phép so sánh ngoài việc biểu hiện quan niệm thẩm mỹ của con người, làm rõ đối tượng được so sánh, khi đặt dưới điểm nhìn của người hát nó còn có tác dụng bộc lộ cách nhìn chủ quan gắn với những tâm trạng khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau của hình tượng nhân vật trữ tình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3.1.2. Ẩn dụ

3.1.2.1. Lối sử dụng ẩn dụ trong dân ca Sán Chí

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 9


Theo GS. Trần Đình Sử: “Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở dòng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cai được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo” [9, 11].

Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế biểu thị đối tượng cần so sánh bị giảm lược đi, chỉ còn lại vế được dùng để so sánh. Ẩn dụ là biện pháp tu từ (gọi tắt là ẩn dụ tu từ) được sử dụng phổ biến trong thơ ca nói chung, văn học dân gian nói riêng. Trong sịnh ca Sán Chí, ẩn dụ cũng được xem là một phương thức biểu hiện tạo nên tính đa nghĩa về ngôn từ, ngoài ra biện pháp tu từ này còn có tác dụng diễn đạt sâu sắc thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trữ tình.

Những hình ảnh ẩn dụ thường xuất hiện trong lời thơ của các khúc hát sịnh ca là:

Thuyền, chim én, chim sẻ, mây đen, tùng, bách... (ẩn dụ chỉ chàng trai); hoa, trăng, sao Bắc Đẩu, phượng hoàng, vịt quý... (ẩn dụ chỉ cô gái).

Mỗi hình ảnh ẩn dụ trên đều mang giá trị biểu cảm riêng và được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng, thói quen dùng từ của người nói. Như vậy, một trong những cơ sở để làm nảy sinh và hiểu được ý nghĩa của ẩn dụ trong sịnh ca Sán Chí là môi trường diễn xướng, hoàn cảnh phát ngôn của chủ thể trữ tình. Cho nên, có những trường hợp, chỉ có những người cùng trực tiếp tham gia cuộc hát đối đáp, giao duyên mới hiểu được hết ẩn dụ trong lời hát của đối phương dựa trên hoàn cảnh, chủ đề phát ngôn cụ thể. Như vậy, phép ẩn dụ đã nảy sinh ngẫu nhiên tại một thời điểm nhất định do sự quy ước ngầm một hình ảnh nào đó với đối tượng định nói tới (thường là quy ước của chủ thể phát ngôn).

Ví dụ:

Cnụ lại tốu líu nẩy

Mảo sịc nẹng ọc dắng hộ phụng Nhặt tặu pển trồi hộ phụng sẳng

Pặc tặc cnặt jặn lạc na phụng. [5, bài 325]

(Vừa đến đây với em

Chẳng biết nhà em ở phương nào Mặt trời thì trú ở nơi đâu

Bảy sao Bắc Đẩu lạc chốn nào).

Lời hát trên là của chàng trai. Trong đó có hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, sao Bắc Đẩu. Chàng hỏi hai đối tượng trên nhưng thực chất là ngầm hỏi về nơi ở của cô gái (đang ở chốn phương trời nào). Và cô gái dường như hiểu được hàm ý của chàng trai, đã mượn “mặt trời”, “sao Bắc Đẩu” để thông báo gián tiếp tới anh nơi ở của mình :

Cnụ lại tốu líu nẩy

Chính sịc lạng ọc dắng hộ phụng Nhặt tặu pển trời tọng phụng sẳng

Pặc tặc cnặt jặn cnội nhệt heng. [5, bài 326]

(Vừa đến đây với anh

Đã biết nhà anh ở phương nào Mặt trời kia ở phương Đông Bảy sao Bắc Đẩu đi theo trăng).

Trong nhiều khúc hát, nhân vật trữ tình đã khéo léo bộ lộ cảm xúc của mình thông qua các hình ảnh ẩn dụ:

Phọng cnụi dăng mui lạc tành cnện Dặng mui vạ phắt lèng dạu dạu Dặng mui sá lạc vụng dặng lẩy

Mảo tạn mảo com còng dến chại. [5, bài 799]

(Trước sân gió thổi cành mai ngả Cành mai đơm hoa sáng lung linh Cây mai trồng ở trong lòng muội Mẫu đơn đâu dám trồng chung vườn).

Đặt lời hát trên trong bối cảnh cuộc đối đáp giao duyên của đôi trai gái thì hình ảnh “cành mai” là ẩn dụ để nói về người con gái, còn “hoa mẫu đơn” chỉ chàng trai. Hoa mẫu đơn, hoa mai đều là những loài hoa đẹp và quý được ngầm ví với anh và em. Lối nói ẩn dụ như trên đã làm cho lời thơ nghe mượt mà, bóng bẩy, hấp dẫn hơn.

Những hình ảnh, con vật gần gũi, thân quen như: vịt, ngỗng, chim, cá... cũng được người Sán Chí dùng để so sánh ngầm với hoàn cảnh, tình cảm của mình. Lối nói về các sự vật, hiện tượng như đôi cá bơi theo dòng nước; “cá tiên” "vịt quý" cùng bơi lội tung tăng... là cách nói thông thường trong cuộc sống. Nhưng khi những lời hát trên được đặt trong bối cảnh gặp gỡ, tâm tình

của đôi lứa thì hình ảnh “đôi cá”; “cá tiên – vịt quý” lại mang ý nghĩa bóng gió, ẩn dụ. Ngụ ý của chàng trai ở đây muốn nhắn gửi tới cô gái rằng: đến những sinh vật nhỏ bé như cá, hay vịt còn có đôi có cặp, huống chi anh vẫn còn cô đơn, chỉ mong được kết bạn, được sánh bước cùng em đến trọn đời.

Hình ảnh “hoa đào” mọc trên núi, trên rừng vốn quen thuộc với người dân Sán Chí đã được chàng trai ở khúc ca sau ngầm ví với người con gái anh yêu qua lời hát giao duyên:

Nhặn sịch tạo vạ sẹng tặc chôu Tạo vạ anh cú lẩy vạ dên

Tạo vạ sẹng jên nhặn cnái líu

Lang lai chải hàu cnái họng chậy. [5, bài 73]

(Ai cũng biết hoa đào nở sớm Hoa đào tàn, hoa mận đầy vườn Hoa đào nở trước người hái hết Anh tới sau chỉ hái cành không).

Sắc đẹp rực rỡ, tươi tắn tràn đầy nhựa sống của hoa đào đã khiến chàng trai liên tưởng tới cô gái mình đang tưởng nhớ. "Hoa đào người đã hái hết" ý muốn nói cô gái đã có người yêu, có nơi có chốn. Gián tiếp gọi người thương là hoa, qua lời hát chàng trai như muốn bộc lộ sự nuối tiếc vô hạn của mình khi biết sẽ chẳng còn cơ hội nào để đến với em.

Nhìn chung, người Sán Chí thường mượn những hình ảnh, sự vật, con vật gần gũi thân thuộc (trăng, hoa, thuyền, chim, con nhện, con cá...) để gọi thay tên mình, hoặc gọi thay người khác. Sự phong phú về hình ảnh ẩn dụ suy cho cùng cũng là sản phẩm của lối tư hình tượng nằm trong nhiều chủ thể khi diễn xướng, phát ngôn. Cách nói ẩn dụ, kín đáo giúp người Sán Chí có thể dễ dàng trao gửi tình cảm, bộc lộ nhiều suy tư, chất chứa, khó diễn tả một cách trực tiếp. Những hình ảnh ẩn dụ đã đem lại nhiều giá trị biểu cảm nhất định cho lời thơ trong sịnh ca nói chung.

3.1.2.2. Vai trò của ẩn dụ trong dân ca Sán Chí

Trong dân ca Sán Chí, ẩn dụ là một trong những biện pháp nghệ thuật có vai trò quan trọng đối với việc biểu thị thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình. Việc mượn những hình ảnh cụ thể trong thế giới tự nhiên (trăng, hoa, chim,

mây, thuyền...) để bộc lộ mình còn chứng tỏ một điều: người Sán Chí xưa nay luôn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên, vạn vật. Nhờ mối liên hệ ấy, người Sán Chí đã có được những liên tưởng về sự vật xung quanh (có điểm tương đồng nào đó với họ) thật bình dị và trong sáng.

Cách nói ẩn dụ ở khúc ca dưới đây đã góp phần diễn tả trọn vẹn nỗi niềm riêng tư, thầm kín, có liên quan đến sự đổ vỡ, mất mát trong tình yêu của nhân vật trữ tình:

Chí chạu kệt mủng trọc tọng Màn trẳng tộ lai kệt jáy jậy Kệc tặc jáy jậy nhặn thạu cnên

Vồi nhặn thạu cnên pặt sặn cậy.[5, bài 84]

(Con nhện giăng tơ trước cửa nhà Giăng được tơ dày muôn hiểm trở Giăng được tơ dày người cắt trộm Bị người cắt trộm chẳng đói lòng).

Có thể coi nhân vật trữ tình ẩn mình ở đây là chàng trai. Hình ảnh “nhện giăng tơ” không phải hiếm gặp trong thực tế. Song chàng trai lại mượn chính hình ảnh, sự việc ấy để ngầm so sánh với việc anh đang theo đuổi người con gái anh yêu. Phải chăng điểm gặp gỡ giữa hành động “giăng tơ” của nhện với việc theo đuổi, yêu thương cô gái của chàng trai là ở chỗ: cả hai sự việc đều cần tính đến thời gian, công sức bỏ ra không ít, hơn nữa còn phải cẩn trọng, khéo léo trong mỗi hành động, cử chỉ... cho nên chàng trai đã mượn hình ảnh con nhện để thể hiện mình. Khi nhện đã giăng được tơ dày lại bị cắt trộm, bị phá hỏng cũng có nghĩa chàng trai theo đuổi cô gái bấy lâu nay lại không lấy được cô. Qua cách nói bóng gió, kín đáo, nhân vật trữ tình đã bộc lộ sự hụt hẫng, nuối tiếc cho một tình yêu đổ vỡ, không may mắn song chưa hẳn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan.

Hình ảnh ẩn dụ không phải lúc nào cũng đứng tách rời để ngầm ví với một đối tượng nhất định mà còn sóng đôi thành từng cặp ngầm chỉ hai cá thể gắn với hai tâm cảnh khác nhau. Kiểu sánh đôi này của ẩn dụ trong dân ca Sán Chí không những tạo nên sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng cho cấu trúc lời thơ mà quan trọng hơn nó góp phần thể hiện những khao khát, mơ ước cháy bỏng về sự

gắn bó, kết đôi của con người trong tình yêu và cuộc sống. Khúc ca sau có tới ba cặp ẩn dụ song song ở ba câu hát:

Jáy tặng pặt com phạn tài mọc Jốu mọc pặt com túi cnăm dặng

Khoong nhặn nạn còng dảu nhặn cạng Cnec nhây nạn còngphòng vụng phội. [5,bài 239]

(Dây nhỏ chẳng dám bám cây to

Tô mộc chẳng dám sánh hương trầm Người giàu không cùng người nghèo khó Chim sẻ sao bay với phượng hoàng).

Các cặp ẩn dụ xuất hiện trong khúc ca: dây nhỏ - cây to; tô mộc – hương trầm; chim sẻ - phượng hoàng. Vế đứng trước của ba cặp ẩn dụ biểu thị giá trị vật chất thấp so với vế đứng sau. Tương đương với các vế sẽ là hai đối tượng có địa vị, hoàn cảnh trái ngược nhau. Đặt khúc ca vào cuộc hát giao duyên, vế đứng trước của ba cặp ẩn dụ có thể ngụ ý chỉ chàng trai hoặc cô gái tuỳ thuộc vào người phát ngôn câu hát. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ và qua các cụm từ có ý nghĩa “khiêm tốn” (chẳng dám, không cùng, sao) nhân vật trữ tình đã khéo léo bộc lộ suy nghĩ tình cảm thực của mình với đối phương. Người hát đã không nói thẳng: Anh (em, tôi) không dám hát đối, không xứng hát với em (anh, cô) đâu. Nói như thế sẽ rất dễ làm phật lòng bạn hát. Lối dùng hình ảnh ẩn dụ giúp người nói không những thực hiện được hàm ý từ chối cuộc hát một cách khéo léo, mà còn giữ được ý tứ, bộc lộ sự nhã nhặn, thông minh nhanh trí của mình.

Hình ảnh “hoa” xuất hiện ở nhiều khúc ca. Trong sịnh ca Sán Chí, hoa không chỉ là hình ảnh so sánh mà còn là hình ảnh ẩn dụ. Ví dụ:

Tạng cnụ còng mỏi kệt tịu jặm Jáy jặm jáy ấy chíc lây vôi Cắm nhặt tặc trậy vạ cnặt cnôi

Táy tạu hom lùi tủn cạn cnặng. [5, bài 45]

(Lúc mới cùng em kết một lòng Nhỏ tâm nhỏ ý đan rào chắn Hôm nay mới biết hoa đi mất Cúi đầu nuốt lệ tháo rào về).

Hoa trong khúc ca trên là hình ảnh ẩn dụ chỉ cô gái. Hoa và em là hai hình tượng sóng đôi khi tách rời, khi hoà làm một, cùng thể hiện hình ảnh em. Việc đan rào vây hoa của chàng trai có thể coi là tình yêu của anh dành cho cô gái. Khi “hoa đi mất” cũng có nghĩa cô gái này đã đi lấy người khác. Chàng trai chỉ còn biết “cúi đầu nuốt lệ” xót xa khi tình yêu không thành.

Như vậy có thể nói ẩn dụ là biện pháp tu từ đã góp phần hữu hiệu vào việc trao đổi thông tin ngầm giữa các nhân vật giao tiếp, đồng thời giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ khéo léo những cung bậc tình cảm của mình. Sử dụng ẩn dụ trong sáng tạo lời thơ vừa tạo được cách nói ví von, giàu hình ảnh, vừa hạn chế được sự diễn đạt dài dòng. Ẩn dụ trong sịnh ca của người Sán Chí đã góp phần tạo nên những khúc hát cô đọng, hàm súc, lời hát mượt mà, bóng bẩy và ngôn ngữ giàu ý nghĩa sâu xa. Cách vận dụng có hiệu quả biện pháp ẩn dụ đã cho thấy phần nào tư duy sáng tạo nghệ thuật trong sáng, tự nhiên nhưng cũng khá sâu sắc, tiềm tàng của người Sán Chí.

3.1.3. Nhân hoá


3.1.3.1. Lối sử dụng nhân hoá trong dân ca Sán Chí


Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa: “khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang ý thức của con người thì được gọi là phép nhân hóa”. [16, 199]. Nhìn chung nhân hoá là cách gọi con vật, đồ vật bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Trong dân ca Sán Chí, nhân hoá biểu hiện chủ yếu ở hai dạng:


- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Coi sự vật như con người để trò chuyện, tâm sự.


Dạng thứ nhất xuất hiện nhiều hơn cả trong cách nói “nhân hoá” của người Sán Chí. Biểu hiện ở những hình ảnh, sự vật được nhân hoá sau: Con nhện sầu; chim én buồn, than; dương liễu ngồi bâng khuâng; tùng bách than sầu; nước cất tiếng than; đào trúc kết ý; chim én mừng vui; lòng sẻ buồn, nhớ; gà than; mặt trời trách; hoa đưa nhau, hoa oán than...

Ví dụ:

Sạu lỉu sạu líu nẩy

Săm sạn pẹc trẹc trồi jặm sạu Pẹc trẹc jặm sạu mảo ái kiú

Tổu bẩy jặm sạu mảo ái pui. [5, bài121]


(Buồn sao trong lòng buồn sao Lòng sẻ buồn sẻ trú rừng sâu Lòng sẻ buồn chẳng cất tiếng hót

Trong lòng buồn chẳng muốn nói đâu).

Như đã thấy, trong dạng thứ nhất của phép nhân hoá, những sự vật, hiện tượng, mang tính chất, hoạt động giống như con người. Đó là những con vật gần gũi nhỏ bé (nhện, gà, chim sẻ, vịt...) hay những loài cây, loài hoa quen thuộc (đào, trúc, dương liễu, tùng, bách...). Chúng có tâm trạng, cảm xúc như con người (mừng, vui, buồn, sầu, nhớ); hoặc có hành động thuộc về người (như than, ngồi buồn, đưa nhau...). Cách nhân hoá như vậy khiến những sự vật vô tri trở nên có hồn, có hành động như người, gần gũi với con người.

Dạng thứ hai của phép nhân hoá trong sịnh ca Sán Chí xuất hiện ít hơn dạng thứ nhất. Biểu hiện của dạng nhân hoá này là ở chỗ: người Sán Chí thường hay có thói quen trò chuyện, tâm sự với những sự vật, hiện tượng xung quanh mình: trăng, hoa, cây cối, dòng sông... Điều này xảy ra khi nhân vật trữ tình – chủ thể diễn xướng mang nhiều tâm trạng không thể thổ lộ cùng ai hoặc muốn thả hồn vào cảnh vật thiên nhiên, xem vạn vật xung quanh như người bạn tâm giao để chia sẻ vui buồn.

Ví dụ: Lời tâm sự của nhân vật trữ tình với trăng:

Pốn dì jam kéng lọng cú thệnn Sạ nhạ tong chến thạn mồ dên

Tong chến thán cnôu mô môi nhệt

Thán cnôu mô môi nhệt sắng cni. [5, bài 202] Với ngọn đèn:

Dặt tịu tăng cấu lẻng tạu têm Tạng thện túi tầy còng nẹng sịu

Tạng thện túi tầy còng nẹng cạng. [5, bài 205]

(Nửa đêm canh ba rồng giữa trời Cùng nắm tay nhau than vô cớ Nhìn lên chị nguyệt cùng than thở

Than rằng chị nguyệt lên chậm ghê).


(Một cây đèn cũ sáng hai ngọn Đặt giữa nhà thắp sáng cùng em

Đặt giữa nhà cùng em nói chuyện).

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí