Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Tmcp Quốc Dân Chi Nhánh Huế Giai Đoạn 2015-2017

Nhìn chung tỷ lệ lao động nữ nhỉnh hơn lao động nam. Điểu này, một phần do tính chất công việc. Như đối với bộ phân giao dịch thì hầu như toàn bộ là nhân viên đều là nữ, đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với KH nên đòi hỏi nhân viên khi giao tiếp cần có những kỹ năng cần thiết và nhẹ nhàng đối với KH thì nhân viên nữ sẽ đáp ứng tốt điều đó hơn nhân viên nam.

- Xét theo trình độ chuyên môn

Số lao động ở bậc đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao và tăng qua các năm. Năm 2016 là 48 người tăng 11 người tương ứng với tỷ lệ là 29,73% so với năm 2015. Năm 2017 tăng thêm 2 người tương ứng với tỷ lệ là 4,17% so với năm 2016. Do đặc thù của ngành Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú của KH, đối thủ cạnh tranh, cũng như biến động kinh tế xã hội, nên việc phát triển lực lượng nhân viên có trình độ cao cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức, có trình độ - đây sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

Số lao động ở bậc trên đại học tuy không cao nhưng đóng góp rất lớn vào việc phát triển của Ngân hàng. Số lượng lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (trên 5%). NCB- Huế cũng chủ trương không tăng thêm số lượng lao động này nên những năm qua hầu như không có sự biến động nhiều về lao động có trình độ trung cấp, lao động phổ thông.

- Xét theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp là lực lượng chủ yếu chiếm gần 90% và có xu hướng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, số lao động gián tiếp năm 2015 là 10 người chiếm 19,61%, tuy nhiên đến năm 2016 giảm xuống còn 8 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 20% và giữ nguyên cho đến năm 2017.

Công việc ở Ngân hàng cần những người có năng lực, chuyên môn, trình độ cao cho nên lao động trực tiếp là chủ yếu, còn lao động gián tiếp chỉ là những người hỗ trợ thêm trong công việc như: Bảo vệ, công nhân giữ gìn vệ sinh, cảnh quan… chứ không trực tiếp tham gia vào công việc cho nên số lao động gián tiếp sẽ ít thay đổi qua các năm.

- Xét theo độ tuổi

Lao động trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Cho thấy nguồn lao động trẻ trung, năng động, sáng tạo góp phần với việc phát triển Ngân hàng.

Những lao động 50 tuổi trở lên tuy không nhiều nhưng đó là những cán bộ đi trước có những kinh nghiệm trong việc đưa ra các quyết định trong Ngân hàng. 

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn 2015- 2017

ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chíNăm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2016/20152017/2016
+/-%+/-%
1. Tài sản1.523.7761.858.7942.007.498335.01821,99148.7048,00
Tiền mặt6.47718.30119.76511.824182,551.4648,00
Tiền gửi tại
NHNN
5.1987.8528.4802.65451,066288,00
Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài
nước
212456492244115,09368,00
Cho vay các TCKT, cá
nhân trong
nước
954.3811.248.5471.348.431294.16630,8299.8848,00
Tài sản cố
định
1.8934.7265.1042.833149,663788,00
Tài sản khác555.615578.912625.22523.2974,1946.3138,00
2. Nguồn vốn1.523.7761.858.7942.007.498335.01821,99148.7048,00
Vay của NHNN, các
TCTD khác
0000-0-
Tiền gửi của các TCKT và
dân cư
1.156.6741.465.8781.583.148309.20426,73117.2708,00
Phát hành giấy tờ có giá170.726131.735142.274-38.991-22,8410.5398,00
Tài sản nợ
khác
137.732197.060212.82559.32843,0715.7658,00
Vốn và các
quỹ
58.64464.12169.2515.4779,345.1308,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế - 5

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng NCB- Huế - Về tình hình tài sản

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng tổng tài sản của NCB- Huế tăng qua các năm. Cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tăng 335.018 triệu đồng tương ứng với 21,99%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 148.704 triệu đồng tương ứng với 8%.

Trong tổng tài sản thì khoản mục cho vay TCKT và các cá nhân trong nước chiếm phần lớn tỷ trọng và tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tăng 294.166 triệu đồng tức tăng 30,82%. Đến năm 2017 tăng 99.884 triệu đồng tức tăng 8% so với năm 2016. Đây là hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chính cho chi nhánh, kết quả này cho thấy tình hình cho vay của chi nhánh rất khả quan. Bên cạnh đó, các khoản mục như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, tiền gửi các TCTD trong và ngoài nước tăng qua các năm. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng có vai trò rất quan trọng khi Ngân hàng gặp rủi ro.

Ở mục tài sản cố định nhìn chung tăng đều qua 3 năm. Cụ thể tài sản cố định năm 2016 là 4.762 triệu đồng tăng 2.833 triệu đồng tương ứng với 149,66%. Năm 2017 tài sản cố định là 5.104 triệu đồng tăng 378 triệu đồng (tăng 8%) so với năm 2016. Qua đó, cho thấy chi nhánh không chỉ quan tâm đến các hoạt động sinh lời mà còn quan tâm đến các chỉ tiêu cần thiết trong hoạt động Ngân hàng.

- Về tình hình nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn tăng trưởng theo chiều hướng đi lên góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng uy tín của Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhờ vào các chiến lược của Ngân hàng cũng như sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên NCB- chi nhánh Huế đã thu hút số lượng tiền gửi khá lớn từ các TCKT và dân cư. Cụ thể trong tổng nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của các TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, liên tục tăng qua 3 năm. Trong năm 2015 số tiền gửi từ các TCKT và dân cư là 1.156.674 triệu đồng, năm 2016 số tiền là 1.465.878 triệu đồng, tăng 309.204 triệu đồng (chiếm 26,73%) so với năm 2015. Đến năm 2017 số tiền gửi từ các TCKT và dân cư đạt 1.583.148 triệu đồng tăng 117.270 triệu đồng tăng 8% so với năm 2016. Như vậy, điều này cho thấy lòng tin của KH đối với Ngân hàng ngày càng tăng lên qua các năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho Ngân hàng.

NCB- chi nhánh Huế phát hành giấy tờ có giá biến động qua các năm. Năm 2015, Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn đạt 170.726 triệu đồng.

Tuy nhiên đến năm 2016, phát hành giấy tờ có giá là 131.735 triệu đồng giảm 38.991 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 22,84% so với năm 2015. Đến năm 2017, số lượng phát hành giấy tờ có giá là 142.274 triêu đồng tăng 10.539 triệu đồng tương ứng với 8% so với năm 2016. Ngân hàng phát hàng giấy tờ có giá mục đích để huy động vốn, tuy nhiên nó lại không đạt kết quả tốt, bởi lẽ, các TCTD hạn chế gửi tiền nhằm tích trữ vốn cho các hoạt động khác. Về tài sản khác và vốn, các quỹ của Ngân hàng đều tăng đều qua các năm, tuy nhiên, ở các khoản mục này có tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn.

Qua phân tích trên, ta thấy vẫn có một số khoản mục có sự biến động bất thường trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, do tác động bù trừ với nhau, nên tổng tài sản và nguồn vốn tăng liên tục qua 3 năm. Điều đó, chứng tỏ chi nhánh hoạt động luôn ổn định và phát triển trong điều kiện nền kinh tế biến động liên tục và sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong khu vực.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 2017

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2016/20152017/2016
+/-%+/-%
1. Thu nhập100.247110.563119.40810.31610,298.8458,00
Thu nhập từ lãi65.60389.81597.0024.21236,917.1858,00
Thu từ các hoạt
động dịch vụ
5.1726.1956.6911.02319,784968,01
Thu từ hoạt động
KD ngoại tệ
1.0181.0171.098-1-0,10817,96
Thu khác28.45413.53614.619-14.918-52,431.0838,00
2. Chi phí86.26594.576102.1428.3119,637.5668,00
Chi phí trả lãi69.76278.85285.1609.09013,036.3088,00
Chi phí hoạt động
dịch vụ
3451.5471.6711.202348,411248,02
Chi phí HĐKD
ngoại hối
000----
Chi phí nộp thuế500523565234,60428,03
Chi phí khác15.65813.65414.746-2.004-12,801.0928,00
3. Lợi nhuận13.98215.98717.2662.00514,341.2798,00

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Ngân hàng NCB- Huế

- Về thu nhập

Qua bảng 2.3 ta thấy rằng thu nhập của NCB- chi nhánh Huế tăng qua các năm.

Cụ thể, năm 2015 thu nhập của Ngân hàng là 100.247 triệu đồng, năm 2016 mức thu nhập của Ngân hàng là 110.563 triệu đồng, tăng 10.316 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 10,29% so với năm 2015. Đến năm 2017, mức thu nhập của Ngân hàng là 119.408 triệu đồng tăng 8.845 triệu đồng tức tăng 8% so với năm 2016. Sở dĩ, mức thu nhập của Ngân hàng đạt được như vậy phần lớn là do thu nhập từ lãi. Đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng vì hoạt động chính của Ngân hàng là thu lợi từ khoản đầu tư tín dụng. Năm 2015 thu nhập từ lãi của Ngân hàng là 65.603 triệu đồng, đến năm 2016 mức thu nhập từ lãi đạt 89.815 triệu đồng cho thấy mức tăng là 24.212 triệu đồng ứng với tỷ lệ 36,91% so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2017 mức thu nhập từ lãi tăng nhẹ ở mức 97.000 triệu đồng, tăng 7.185 triệu đồng chiếm 8% so với năm 2016. Như vậy, mức thu nhập từ lãi của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng so với năm 2015 và 2016 thì năm 2017 mức thu nhập từ lãi có phần chững lại. Và để có mức thu nhập từ lãi tăng qua các năm như vậy, là do Ngân hàng đã cung cấp được các sản phẩm dịch vụ đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu của KH.

Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng là một nguồn thu quan trọng. Năm 2016, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ là 6.195 triệu đồng tăng 1.023 triệu đồng hay tăng 19,78% so với năm 2015. Năm 2017 so với năm 2016, mức thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tăng 496 triệu đồng tức là tăng 8,01%. Lí do mà mức thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tăng qua các năm là vì Ngân hàng có các dịch vụ thẻ ATM, chi trả các khoản lương qua tài khoản tiền gửi cá nhân. Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiểm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể, năm 2015 thu nhập 1.018 triệu đồng, đến năm 2016, mức thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm 1 triệu đồng tức giảm 10% so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017 thu nhập là 1.098 triệu đồng tăng lên 81 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 7,96% so với năm 2016. Mức thu nhập này thấp như vậy là do tâm lý dè dặt của người dân và đối tượng mà Ngân hàng hướng tới.

Thu nhập từ các khoản mục khác đang có xu hướng giảm mạnh đáng kể qua các năm. Năm 2015 thu nhập đạt 28.454 triệu đồng, đến năm 2016, mức thu nhập giảm xuống còn 13.536 triệu đồng, giảm 14.918 triệu đồng tức 52,43% so với năm 2015.

Tuy nhiên, đến năm 2017, mức thu nhập này tăng nhẹ lên 14.619 triệu đồng, tăng 1.083 triệu đồng ứng với tỷ lệ 8%, mức tăng không đáng kể so với năm 2016. Do mức thu nhập từ các khoản khác giảm mạnh dẫn đến tổng thu nhập tăng khá chậm.

- Về chi phí

Giảm chi phí là mối quan tâm hàng đầu của mỗi Ngân hàng đê tăng lợi nhuận.

Chi phí và thu nhập là hai nhân tố ảnh hướng lớn đến thu nhập.

Chi phí có sự tăng đều qua các năm. Năm 2016 so với năm 2018 tổng chi phí Ngân hàng tăng 8.311 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,63%. Năm 2017 so với năm 2016 tổng chi phí tăng 7.566 triệu đồng chiếm 8%.

Chi phí trả lãi chiếm phần lớn của khoản mục chi phí, năm 2015 chi phí trả lãi là 69.762 triệu đồng, năm 2016 đạt ở mức 78.852 triệu đồng, tăng 9.090 triệu đồng chiếm 13,03%. Năm 2017 chi phí trả lãi là 85.160 triệu đồng tăng 6.308 triệu đồng chiếm 8% so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến chi phí trả lãi cao là do nguồn vốn vay lớn và do lãi xuất có phần tăng lên, vì thế Ngân hàng cần có biện pháp cân bằng giữa vốn huy động và vốn kinh doanh để có thể giảm chi phí trả lãi nhằm cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong khu vực.

Chi phí từ hoạt động dịch vụ đều có xu hướng tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ, Ngân hàng chú trọng đến công tác trang thiết bị, cơ sở vật chất, hoạt động quản lý.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân viên trong quá trình tiếp cận KH.

Ngân hàng không tốn các khoản phí cho các hoạt động kinh doanh đối ngoại. Chi phí nộp thuế đó là khoản mục bắt buộc. Chi phí nộp thuế tăng đều qua các năm là do thu nhập của Ngân hàng đã tăng.

Chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong mục chi phí, có xu hướng tăng, giảm không đều. Năm 2015 khoản chi phí này ở mức 15.658 triệu đồng, đến năm 2016 lại giảm xuống còn 13.654 triệu đồng tức giảm 2.004 triệu đồng (giảm 12,80%) so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017, chi phí này tăng lên thành 14.746 triệu đồng tăng 1.279 triệu đồng (tăng 8%) mức tăng không nhiều so với năm 2016. Qua đó cho thấy, Ngân hàng đã cắt giảm được bớt các loại chi phí không cần thiết, nguồn lao động tăng không lớn qua các năm đã góp phần làm cho Ngân hàng giảm được các chi phí về đào tạo.

- Về lợi nhuận

Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2017, NCB- chi nhánh Huế đã có sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện qua phần lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận thu được năm 2015 là 13.982 triệu đồng, năm 2016 lợi nhuận tiếp tục tăng đạt 15.987 triệu đồng tăng 2.005 triệu đồng chiếm 1,34%. Đến năm 2017, lợi nhuận của Ngân hàng ở mức 17.266 triệu đồng tăng 1.279 triệu đồng tăng 8% so với năm 2016. Nhìn chung, thì lợi nhuận tăng không quá lớn, điều này chứng tỏ rằng chi phí hoạt động kinh doanh và thu nhập có sự chênh lệch. Vì thế, Ngân hàng cần tìm ra các giải pháp đề tăng thu nhập và giảm chi phí hoạt động trong thời gian sắp tới.

2.1.5. Thực trạng hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân chi nhánh Huế

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng tại NCB chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2016/20152017/2016
+/-%+/-%
Doanh số cho
vay
954.3811.248.5471.410.858294.16630,82162.31113,00
Doanh số thu
nợ
902.3241.088.8581.230.410186.53420,67141.55213,00
Dư nợ cho
vay
107.043266.732301.407159.689149,1834.67513,00
1. Loại tiền107.043266.732301.407159.689149,1834.67513,00
VNĐ107.043266.732301.407159.689149,1834.67513,00
Ngoại tệ0000-0-
2. Thời hạn107.403266.732301.407159.689149,1834.67513,00
Ngắn hạn51.813124.631140.83372.818140,5416.20213,00
Trung, dài
hạn
55.230142.101160.57486.871157,2918.47313,00
3. Đối tượng107.043266.732301.407159.689149,1834.67513,00
Doanh nghiệp28.45450.77057.37022.31678,436.6013,00
Công ty CP3.1307.6168.6064.486143,3199013,00
Công ty TNHH5.97514.72316.6378.748146,401.91413,00
DNTN19.34928.43132.1279.08246,943.69613,00
Cá nhân78.589215.962244.037137.373174,8028.07513,00
Nợ quá hạn1.317307347-1.010-76,694013,00
Tỷ lệ nợ quá
hạn
1.230.120.12-1.12-90,6500

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng NCB- Huế

Ngày đăng: 12/11/2021