Nỗi Đau Xót Trước Cảnh Quê Hương Bị Giặc Tàn Phá

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Muốn ăn nhãn lồng thì hãy sang đây Sang đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không?

Bối cảnh cuộc gặp gỡ, hội ngộ của nhân vật “cô” và “anh” trong bài ca dao trên khá quen thuộc - bên dòng sông. Không gian dòng sông, bến nước trong ca dao vừa là khoảng cách địa lý vừa là khoảng cách tâm lý, gợi sự cách trở của lứa đôi khi tìm bạn đời. Song bất chấp khoảng cách được ước định là xa xôi ấy, chàng trai trong bài ca dao trên đã tìm cách làm quen với cô gái đang “cắt cỏ bên sông” bằng cách gọi với sang cô bằng những lời nhắn nhủ dí dỏm, hài hước song đầy ngụ ý và có mục đích rõ ràng - muốn hỏi cô đã có chồng chưa và có muốn kết bạn với anh hay không? Cách mở chuyện, chào gọi có phần táo bạo và “chủ đích” của chàng trai đã phần nào thể hiện ra thế giới tâm hồn trẻ trung, phong phú của nhân vật “anh” cũng như gây cho cô gái và cả người đọc một ấn tượng sâu sắc.

Trong dân ca Sán Chí, ta cũng bắt gặp cách thổ lộ tình cảm, cách làm quen bạo dạn, đầy tự nhiên của các nhân vật trữ tình, nhất là các chàng trai khi gặp cô gái lần đầu. Khúc hát sau cho thấy điều đó:

Dảu dên lồu sẳng phong chắc mỏi Hèng cặn xặn nẹng pắt cạc dặng Mằn mỏi mẳt cạ mẳt oc nổi

Lang cặm díu ấy còng nẹng dau.[5, bài 210]

(Gặp em trên đường vì duyên số Đến gần mới biết em cùng làng Hỏi em con gái nhà ai vậy

Anh đây muốn kết tóc cùng nàng).

Nếu chàng trai trong bài ca dao “Hỡi cô cắt cỏ bên sông...” ở trên ban đầu mượn chuyện cắt cỏ, muốn ăn nhãn lồng… thì sang gặp anh… để đưa đẩy đến đích, hỏi cô đã có gia đình chưa? và có muốn làm bạn với anh không? thì chàng trai Sán Chí trong khúc ca này cũng không kém phần tài tình, khéo léo trong cách bắt chuyện, thổ lộ tình cảm của mình với nhân vật “em”. Chàng dẫn dắt từ chuyện: gặp trên đường là do sự sắp đặt của duyên số, từ chuyện phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

hiện là người cùng làng, hỏi cô con gái nhà ai? Và cuối cùng mới hỏi đến chuyện cô có muốn kết tóc trăm năm với anh hay không? Lối nói vòng vo rồi chốt lại bằng lời tỏ tình của các chàng trai ở hai trường hợp trên đã tạo nên sự lôi cuốn và mang “tính gợi mở” cho cuộc trò chuyện diễn ra tiếp theo sau đó của hai người.

Vẫn là cách làm quen, tiếp cận đối phương lần đầu, chàng trai Sán Chí trong trường hợp sau lại tỏ ra khá “mất bình tĩnh” trong cách làm quen, trò chuyện, và thổ lộ tình cảm với cô gái:

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 4

Vạ lẩy lện mỏi dển cnụn chại

Cau pệt mảo phong nẹng cnặt dău Cặm nhặt phong nẹng nạn hái hau

Cnện pồn nhện nhổi chải jăm tau.[5,bài 267]

(Em như hoa, anh từ xa tới

Tới nơi không gặp, em vắng nhà Hôm nay gặp em sao khó nói Ngàn ngôn vạn ngữ chẳng nói ra).

Nhìn từ một góc độ nào đó, có lẽ chàng trai được nói tới ở đây đáng khen ở sự kiên trì, biết đợi chờ để gặp được cô gái. Nhưng cũng vì một lý do nào đó mà anh chưa thể thổ lộ lòng mình với cô ngay tức khắc. Có lẽ do thẹn thùng, bẽn lẽn, hay bởi niềm vui quá lớn khi gặp được em đã khiến anh tạm quên đi điều muốn nói? Nhưng biết đâu chính sự ngượng ngùng trong chốc lát ấy của chàng trai lại chiếm được cảm tình của cô gái đẹp “như hoa”.

Qua việc phân tích hai khúc ca trên, chúng ta có thể thấy được những biểu hiện khác nhau trong trạng thái tâm lý cũng như cách bày tỏ tình cảm của các nhân vật trữ tình là chàng trai cô gái Sán Chí: có người táo bạo, thiết tha ; có người thẹn thùng, ít nói trong phút giây đầu gặp gỡ, chuyện trò. Trở lại với hai khúc ca trên, sau lời hát mở đầu, đặt chuyện của chàng trai, các cô gái sẽ đáp lại, hoặc là đồng ý hoặc từ chối lời đề nghị của chàng trai. Nếu gặp một cô gái có cá tính bạo dạn, hài hước, chắc chắn chàng trai sẽ bị cô đáp lại bằng những lời lẽ mang tính thách đố hay trêu chọc. Qua lời hát giao duyên, các chàng trai cô gái Sán Chí đã có dịp làm quen với nhau, thổ lộ cảm xúc, tâm tư của mình và để lại những ấn tượng tốt đẹp về nhau ngay trong lần đầu gặp gỡ. Sau buổi hội ngộ đầu tiên, nếu một trong hai người, thậm chí cả hai đều “tình

trong như đã, mặt ngoài còn e” thì tình yêu của họ sẽ có cơ hội nảy nở và diễn biến sang chặng đường tiếp theo với nỗi nhớ mong, đợi chờ và khao khát hạnh phúc, kết đôi.

Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu, là quy luật tình cảm tất yếu của con người. Và nỗi nhớ cũng đã đi vào trang thơ với nhiều cung bậc của nó. Trong ca dao người Việt, để diễn tả nỗi nhớ của người đang yêu, người ta thường dùng những thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nhân hóa… Có lẽ việc sử dụng những thủ pháp này đã phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của lời ca trong việc biểu hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, đồng thời phản ánh tư duy sáng tạo nghệ thuật linh hoạt, phong phú của nhân dân lao động. Bài ca dao sau là một ví dụ:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

Hình ảnh so sánh “đứng đống lửa”; “ngồi đống than” và việc dùng liên từ “như” đặt đầu mỗi vế đã cụ thể hóa được nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi” của người đang yêu, giúp người đọc cảm nhận được rằng nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang sống trong tâm trạng hồi hộp, thấp thỏm, đứng ngồi không yên vì nhớ nhung, chờ đợi.

Khác với tư duy sáng tạo nghệ thuật của người Kinh, người Sán Chí khi “ứng tác” (cho kịp với bạn hát) những khúc ca, hầu như chưa có ý thức cao về việc mượn hình ảnh hay biểu tượng để nói lên nỗi nhớ của mình. Vì thế, cách thể hiện tình cảm có phần bộc trực hơn so với cách thể hiện của người Kinh (Việt). Sự hồn nhiên, tự nhiên trong tình cảm chính là một đặc điểm trong đời sống tâm hồn của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và của người Sán điểm tâm hồn đó đã thể hiện khá rõ nét trong dân ca của người Sán Chí.

Tâm trạng nhớ nhung của nhân vật trữ tình phần lớn được thể hiện qua hệ thống từ ngữ mô tả trực tiếp nỗi nhớ như: nhớ, mong, ngóng, trông… trong đó từ nhớ được sử dụng nhiều nhất (47/318 khúc ca giao duyên của người Sán

Chí). Trong tư duy sáng tác nghệ thuật, người Sán Chí thể hiện mức độ tình cảm của mình thông qua việc đặt nỗi nhớ trong chiều dài vận động của thời gian vũ trụ. Thực ra việc mượn yếu tố thời gian để đo mức độ “nông, sâu” của tình yêu có lẽ không hiếm gặp trong ca dao trữ tình người Việt. Chẳng hạn, bài ca dao sau:

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Cách sử dụng cụm từ chỉ thời gian trong bài ca dao trên chỉ là ước lệ để nói về tình cảm thủy chung, son sắt, bền vững của con người dù năm tháng có qua đi.

Với người Sán Chí, thời gian được coi là đơn vị đo tình cảm của con người. Cách sử dụng một loạt những số từ: ba năm, mười năm, ngàn năm… đứng trước những từ chỉ nỗi nhớ đã cho thấy điều đó. Ở khúc ca sau việc sử dụng tới bốn lần từ nhớ, một lần từ trông, một lần từ ngóng và yếu tố thời gian có sự vận động theo quy luật đã diễn tả khá trọn vẹn và sâu sắc tâm trạng nhớ nhung da diết, không khi nào ngủ yên của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy như được nhân đôi qua thủ pháp lặp từ, chiếm trọn cả không gian và thời gian của người đang yêu:

Dặt nhặt jậynẹng jậytốu óm Dì lẩy jậynẹng jậytốu cụng

Dặt nhặt jạm sậy mộn hau mùng

Si tọng manh nhệt mùng jạynhau.[5,bài 98]

(Một ngày nhớ nàng nhớ đến tối Đêm đêm nhớ nàng nhớ đến sáng Một ngày ba lần ra cửa trông

Đêm cùng trăng sáng ngóng trời hồng)

Biểu hiện của nỗi nhớ trong tình yêu của người Sán Chí rất đa dạng. Có những nỗi nhớ đong đầy thổn thức trong trái tim người đang yêu và được yêu nhưng cũng có những nỗi nhớ mang đầy sự dằn dỗi, vấn vương và có cả sự hụt hẫng vô bờ của kẻ bị thất tình, bị bỏ rơi như cảnh ngộ của chàng trai trong khúc ca sau:

Jéng mỏi tỏc líu nảy

Jậy nẹng mảo tặc cnộu nẹng cạy Nẹng cặm tú sỉ nhặn cnạy chôi

Vung lang jậy jéng cú cnện. [5, bài 59]

(Mong nàng chỉ có một mình anh Nhớ nàng chẳng thể lấy nàng về Nay nàng đã là vợ người khác Để anh nhớ mãi tới ngàn năm).

Tất cả những cung bậc về nỗi nhớ vừa kể trên đã được người Sán Chí gửi gắm qua những khúc hát giao duyên tâm tình của mình.

Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Song nỗi nhớ cũng chỉ là một phần biểu hiện tình yêu. Bên cạnh nỗi nhớ của một trái tim biết yêu và yêu chân thành, say đắm, còn phải kể đến khát vọng hạnh phúc được sống trọn đời bên người mình yêu. Đó là khát vọng chính đáng và nhân văn của con người. Các chàng trai cô gái Sán Chí cũng vậy. Khi yêu, họ luôn cháy lòng với ước ao được sống chung nhà, cùng chung gối ngủ với người bạn đời yêu dấu của mình:

Kến nẹng sẹng tặc tộ lanh lầy Sặn tríc lanh lộ phọc phọc cnay Cnên tặc vắn lẻng tọng sạng sùi

Cnên nạng pai chẳm tốu thện cụng.[5, bài 309]

(Thấy em xinh đẹp đa linh lợi Mình mặc áo lụa thật gọn gàng

Mong được hai người cùng giường ngủ Cùng em chung gối đến trăm năm).

Khát vọng hạnh phúc nhiều khi trở thành động lực cho đôi lứa vượt qua thử thách, khó khăn trước mắt để được sống, được hưởng niềm vui trọn đời bên nhau.

Lời của chàng trai muốn gửi tới cô gái trong khúc ca sau cho thấy điều đó:

Mỏi phọng lạu líu nẩy

Cấy sậy vắn lẻng tặc xặn cạ Dảu phọc dổi lang cnâu tặc mỏi

Mảo dòng kéng tến dì cú cnặn. [5, bài 29]

(Em phong tình đấy anh ơi

Bao giờ hai đứa được cưới nhau Có phúc thì chàng lấy được thiếp Chẳng lo cày cấy sống bạc đầu).

Khi đã biết khao khát về ngày mai sum họp, vui vầy bên nhau, họ cũng sẽ biết đợi chờ vì nhau như lời nhắn gửi sau của “anh” với “em”:

Lạu jặng tắng líu nảy

Lạu jặng tắng tảy nẻng jam nên Lạu jặng tắng tảy jam nên mãn

Tăng tảy cnái mui lai màn nẹng.[5, bài196]

(Em hãy lưu tâm đợi anh nhé Lưu tâm đợi anh hai ba năm Lưu tâm đợi anh ba năm trọn Anh về nhờ mối đến hỏi em).

Hơn thế nữa, khát khao hạnh phúc có khi trở thành mong ước được sống và chết, thuỷ chung với người mình yêu. Khúc ca sau tựa như lời thề chung thủy, son sắt của hai trái tim yêu đương nguyện được bên nhau mãi mãi:

Sẹng dì mảo tíu jay mảo tíu Sẹng sai mảo tìu jay sai chạy Sẹng dỉ tộ lai tọng chẳm sùi

Jay dỉ tộ lai tọng pan mai. [5, bài178]

(Sống chẳng bỏ, chết cũng chẳng bỏ Củi tươi chẳng dùng, củi khô dùng Sống cũng bên nhau chung gối ngủ Chết cũng bên nhau bởi chôn cùng).

Qua việc phân tích một số khúc ca biểu hiện nỗi nhớ cũng như khao khát hạnh phúc, tình yêu của người Sán Chí, chúng ta đã nhận thấy phần nào thế giới tâm hồn phong phú, tràn đầy yêu thương chân thành của họ. Người dân Sán Chí mượn câu hát hay lời thơ để gửi gắm những nỗi niềm, những trăn trở, lo âu hay buồn vui trong cuộc sống hàng ngày. Cách giao tiếp bằng những lời thơ thấm đẫm tình cảm như vậy đã giúp cho người Sán Chí xích lại gần nhau, biết chia sẻ, yêu thương và gắn bó với nhau hơn. Giá trị những bài sịnh ca của người Sán Chí có lẽ bắt nguồn từ điều này.

1.3.1.2. Tình yêu với sự dở dang, ly biệt

Yêu và lấy được người mình yêu là điều ai cũng mong muốn và là niềm hạnh phúc vô bờ của bao người yêu nhau. Song không phải đôi trai gái nào cũng đi được trọn vẹn con đường tình yêu của mình. Khi khát vọng hạnh phúc không thành, trái tim yêu đương bị tổn thương bởi những cảm giác cô đơn, buồn đau... Những nỗi niềm luyến tiếc, nhớ nhung, khắc khoải về một tình yêu không thành của nhân vật trữ tình đã được thể hiện trong không ít khúc ca Sán Chí. Mới đây thôi, chàng trai, cô gái còn kết hẹn cùng nhau dưới vầng trăng sáng lung linh, vậy mà bỗng chốc “Nàng đã theo người bỏ mặc tôi”, gây nên sự dang dở, đổ vỡ trong tình cảm:

Tạng cnụ còng mỏi kệt tíu jặm Hău hău xặn xặn mảo tìu lây

Cặm nhặt phònh nẹng mảo ái cang

Mỏi dảu nhầy jặm phạo tìu lang. [5, bài 48] Chàng trai đã sầu lại tiếp thêm sầu:

Sạu líu, sạu líu nẩy

Dặt nhặt sạu lai pẹc nhạt dạu Nhặt lẩy sạu lai nạn tăch kến

Dì lẩy sạu lai cắt cnết tộ. [5, bài 298]

(Ban đầu cùng em chung một lối Cùng nói với nhau chẳng xa rời Hôm nay gặp em không nói nữa Em đã thay lòng bỏ mặc tôi).


(Sầu lại tiếp sầu, sầu tiếp sầu Một ngày sầu đến trăm ngày sau Một ngày sầu đến khó thấy được Một đêm sầu đến xiết nỗi đau).


Một khúc ca cũng đồng thời là một bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn với việc lặp lại tới năm lần từ “sạu” (sầu) và điệp cấu trúc câu đã diễn tả được tâm trạng sầu đau đến tột cùng của nhân vật trữ tình. Khi tình yêu tan vỡ, nỗi sầu như một thế lực vô hình chiếm lĩnh cả không gian, thời gian, cả phần hữu thức lẫn vô thức của kẻ thất tình khiến lòng người quặn thắt, ngập tràn trong nỗi xót đau không dứt, kéo dài đến bất tận. Và để rồi nhân vật lại trở về với thực tại, sống mãi với nỗi nhớ người yêu dai dẳng tới ngàn năm:

Cnặnh pốu cnại sam lẻng pùi năp Hôu mả tráng ọn lẻng pài khây Pặt chầy sẹng lai mảo tặc cnôu

Dỏi lang jặm jéng cú cnên nện.[5,bài 158]

(Vải chàm cắt áo hai ta mặc Ngựa tốt đóng yên hai ta ngồi Bởi sinh chữ bát không cưới được

Nghìn năm thương nhớ mãi không nguôi).


Như một quy luật tình cảm thông thường, chàng trai Sán Chí, sau khi đã lỡ duyên với cô gái, một mình gặm nhấm nỗi sầu ly biệt, hụt hẫng, xót xa rồi buông ra những lời trách móc thở than. Nhiều khúc ca giao duyên đã thể hiện điều này. Sự trách móc của nhân vật khi không đến được với người mình yêu cũng không hẳn hướng tới một đối tượng cụ thể nào. Có khi là lời của chàng trai muốn trách người yêu không vẹn lòng chung thuỷ:

Trọc jăn cnụ sẳng pặt lây hạc Cnậy cặn lây pịu pặt lẩy pôi Lang sệt mảo tìu tạn tỏc mỏi

Nạn nhây cặm nhặt mỏi phặn lây. [5, bài 49]

(Gió thổi măng trúc không lìa nhau Rễ lộ ra ngoài không lìa vỏ

Anh bảo rằng em không đơn độc Nào ngờ hôm nay em lìa anh).

Có khi là lời chàng trai trách mình thân phận nghèo hèn chẳng xứng với nàng giàu sang :

Cối mọc seng chải cối chạu tầy Lang mành mảo tạng nẹng phốu cạ Lang mành mảo tạng cnâu tặc mỏi

Tạng chải jáu cnại cnâu tặc nẹng.[5, bài 51]

(Cây gỗ quý mọc ở đất quý

Mệnh chàng chẳng xứng nhà nàng giàu Mệnh chàng chẳng xứng cưới được muội Phải bậc tài ba cưới được nàng).

Đôi lúc chàng lại trách người đời dèm pha, hoặc trách cha mẹ ngăn cản:

Mỏi tọng pạn líu nẩy

Vắn lẻng tọng nên tọng nhặt sẹng Dị na mảo nhổi vắn jéng cnâu

Jay cạy tọng cú nảu hộ khiu. [5, bài 34]

(Em cùng một bản với anh đây Hai ta cùng tuổi cùng tháng ngày Mẹ cha chẳng thuận chẳng cho lấy Chết đi cùng qua cầu nào đây).

Thậm chí chàng trai còn buông ra lời oán trách thiên mệnh sao nỡ rẽ chia tình cảm đôi lứa:

Phẹc lỉu họng pốu thạu thạu dến Vắn lẻng nhầy nhặn thạu dến thện Jên sẹng jún mành vặn mảo phọc

Tong sang mảo tặc còng pai tạu. [5, bài 57]

(Nghẹn ngào trong dạ niềm oán thán Rằng đây hai đứa oán trách trời Mệnh này sinh trước không có phúc Đồng sàng không được, chẳng chung đôi).

Nhìn chung lời thơ thể hiện tình yêu lứa đôi đã phản ánh tâm hồn, tình cảm vừa bình dị vừa phong phú với những khát khao tình yêu, hạnh phúc và cả những đau khổ tột cùng của các chàng trai, cô gái người Sán Chí nói chung.

1.3.2. Tình yêu quê hương đất nước

1.3.2.1. Nỗi đau xót trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá

Tâm trạng đau xót của nhân dân Sán Chí khi quê hương bị giặc tàn phá được thể hiện chủ yếu qua những khúc ca viết về thời loạn lạc. Biểu hiện trước

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí