Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Giai Đoạn 2006 – 2010


chức cán bộ chưa có bước đột quá, chưa có hệ thống chính sách động lực thu hút nhân tài. Công tác đào tạo chưa được thực hiện chuyên nghiệp, chưa tương xứng với yêu cầu kinh doanh.

Lực lượng lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao nhưng chưa thật sự năng động, năng lực tiếp thị còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng quảng bá hình ảnh, thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh của BIDV chưa có sự khác biệt với các ngân hàng khác. Chưa xây dựng được môi trường và phong cách hoạt động thật sự chuyên nghiệp.

Sản phẩm dịch vụ còn chưa được đa dạng, tiến độ triển khai các dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại còn chậm và chất lượng của các dịch vụ này chưa ổn định. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn chưa đồng đều, danh mục sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, sức cạnh tranh thấp. Thêm vào đó, sản phẩm cung ứng cho xã hội dù đã cố gắng phát triển và thực tế là vượt xa trước đây nhưng vẫn còn nghèo nàn và nhỏ bé.

Mặc dù công tác công nghệ thông tin đã được chú trọng hơn như triển khai corebanking tuy nhiên nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực thì công nghệ của BIDV chỉ ở mức trung bình, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin như máy chủ, đường truyền, kết nối… chưa đáp ứng được lượng truy cập dữ liệu lớn. Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ hiện đại nhưng khả năng khai thác chưa cao, còn nhiều lúng túng.

– Mạng lưới rộng khắp nhưng chi phí hoạt động tại các phòng giao dịch, điểm giao dịch còn cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Ngoài ra, mạng lưới chi nhánh lớn nhưng mạng lưới phòng giao dịch, điểm huy động còn mỏng.

– Công tác quảng cáo và quảng bá thương hiệu vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản. Hình ảnh BIDV trong bộ phận không nhỏ cư dân ngoài thành thị vẫn còn mờ nhạt và dễ bị lẫn lộn.

2.2.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010

Để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh tài chính – tiền tệ, là một doanh nghiệp nhà nước, BIDV đã tận dụng được lợi thế của mình về năng lực tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt thông qua việc đầu tư và phát triển một nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động quản trị và kinh doanh, thông qua việc chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh và mô hình tăng trưởng theo thông lệ quốc tế đi đôi với


nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của BIDV trong tiến trình hội nhập. Điều này được thể hiện rõ trong giai đoạn 2006 – 2010 BIDV đã vượt qua những thách thức khó khăn và những bất ổn của nền kinh tế để khẳng định vai trò của NHTM quốc doanh dẫn dắt thị trường góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội thông qua kết quả hoạt động kinh doanh sau:

Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Kết quả theo các năm

Tốc độ tăng trường (%)

2006

2007

2008

2009

2010

07/06

08/07

09/08

10/09

1. Tổng tài sản

161,223

204,511

246,520

296,432

366,268

27

21

20

24

2. Vốn chủ sở hữu

7,551

11,635

13,484

17,639

24,220

54

16

31

37

3. Dư nợ

97,202

129,079

156,870

200,999

248,898

33

22

28

24

4. Huy động vốn

106,496

138,233

166,291

188,828

251,924

30

20

14

33

5. Lợi nhuận trước thuế

1,112

2,028

2,368

3,605

4,626

82

17

52

28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 14

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2006 - 2010 của BIDV [31]

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của BIDV


90%

1.Tổng tài sản

80%


70%


60%

2.Vốn chủ sở hữu

50%

3.Dư nợ

40%


30%

4.Huy động vốn

20%


10%


0%

5.Lợi nhuận trước thuế

0 1 2 3 4 5

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2006 – 2010 của BIDV [31]


Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu

Kết quả theo các năm

Tốc độ tăng trưởng (%)

2006

2007

2008

2009

2010

07/06

08/07

09/08

10/09

1.Tiền mặt và các khoản tương

đương tiền tại quỹ


1,383


1,976


2,304


2,876


3,253


43


17


25


13

2.Tiền gửi tại

NHNNVN

17,688

8,758

12,621

5,680

8,110

-50

44

-55

43

3.Tiền gửi và cho

vay các tại TCTD khác


22,765


25,989


29,774


40,309


57,789


14


15


35


43

4.Cho vay khách

hàng

98,639

131,984

162,522

208,074

248,898

34

23

28

20

5.Đầu tư và góp vốn

16,566

31,176

36,139

34,815

33,517

88

16

-4

-4

6.Dự phòng rủi ro tín dụng

(5,186)

(6,388)

(8,346)

(9,095)

(9,320)

23

31

9

2

7. Các tài sản có

khác

6,310

7,888

7,303

9,539

9,833

25

-7

31

3

TỔNG TẢI SẢN

161,223

204,511

246,520

296,432

366,268

27

21

20

24

Tài sản có sinh lời

(3+4+5)

137,969

189,148

228,435

283,198

340,204

37

21

24

20

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006 – 2010 của BIDV [31]

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản của BIDV


105%






100%


95%


12.77%


6.07%


5.73%


3.08%


7.12%

90%


85%


87.23%


93.93%


94.27%


96.92%


92.88%

80%







2006

2007

2008

2009

2010


Tài sản có sinh lời Tài sản có không sinh lời


Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006 – 2010 của BIDV [30]


3.99%

3.92%

3.01%

3.26%

11.18%

0.87% -3.28%

2006

0.98%

-3.17%

2007

4.35%

0.95%

-3.44%

5.21%

0.98%

2008

-3.11%

2009

1.94%

0.89% -2.54%

2.21%

2010


1.Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ 3.Tiền gửi và cho vay các tại TCTD khác

5.Đầu tư và góp vốn

7. Các tài sản có khác

2.Tiền gửi tại NHNNVN 4.Cho vay khách hàng

6.Dự phòng rủi ro tín dụng

10.47%

2.16%

14.91%


62.36%


67.07%

14.39%

12.29%

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tài sản của BIDV giai đoạn 2006 – 2010


15.48%


65.54%

12.91%

11.91%


71.21%

13.80%

9.15%


67.96%

15.78%


Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006 – 2010 của BIDV [30]

Trong giai đoạn 2006 -2010, tài sản Có sinh lời (bao gồm chỉ tiêu 3, 4, 5) chiếm tỷ trọng trung bình là 95% và là nguồn mang lại thu nhập chính cho BIDV. Các năm gần đây tỷ trọng này có chiều hướng tăng dần, đến năm 2010 tài sản Có sinh lời chiếm gần 93% tổng tài sản, góp phần làm tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh cho BIDV. Nhưng đây cũng là tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống BIDV vì tài sản Có sinh lời có mức độ rủi ro rất cao so với các loại tài sản khác.

Về chỉ tiêu vốn chủ sở hữu thì qua các năm 2006 - 2010, BIDV đã tích cực bổ sung vốn chủ yếu bằng tăng vốn điều lệ và gia tăng các quỹ dự trữ. Năm 2010 vốn chủ sở hữu của BIDV đã đạt hơn 24.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2006. Vốn điều lệ năm 2010 đạt 14.600 tỷ đồng tăng gấp 3.6 lần so với năm 2006. Hệ số CAR được cải thiện đáng kể, vượt mức tối thiểu theo quy dịnh của NHNN (theo chuẩn mực Việt Nam

- VAS: CAR (2005): 6.86%, CAR (2006): 9.1%) và tiến dần tới thông lệ quốc tế (theo chuẩn mực quốc tế - IFRS: CAR (2005): 3.36%, CAR (2006): 5.9%). Năm 2009, vốn chủ sở hữu BIDV đạt mức 13.977 tỷ đồng, hệ số CAR là 7.55%. Đến cuối năm 2010 CAR tiệm cận mức thông lệ quốc tế 8%. Nguyên nhân chính do BIDV được cấp bổ sung vốn điều lệ khá lớn (năm 2007 là 3.400 tỷ đồng và năm 2010: 3.875 tỷ đồng).


2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Từ năm 2006 đến nay, BIDV liên tục đa dạng hóa, phát triển danh mục sản phẩm, cải tiến tăng tính năng tiện ích nhằm nâng cao chất lượng cho dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.

2.3.1. Huy động vốn

2.3.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng (%)

2006

2007

2008

2009

2010

07/06

08/07

09/08

10/09

Vốn huy động

106,496

138,233

166,291

188,828

251,924

30

20

14

33

Bán buôn

53,721

86,138

108,040

114,489

151,921

60

25

6

33

Bán lẻ

52,775

52,095

58,251

74,339

100,003

-1

12

28

35

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV [31]

Năm 2010 tổng quy mô huy động vốn gồm tiền gửi của cá nhân, TCKT, định chế tài chính và phát hành giấy tờ có giá của BIDV đạt 251.924 tỷ đồng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2010 so với năm 2009 đạt 33%. Giai đoạn 2006 – 2010, huy động vốn tăng bình quân 21.9%/năm.Vị thế quy mô huy động vốn của BIDV được cải thiện tích cực trong giai đoạn này. Năm 2010, vị thế thứ 2 của BIDV được khẳng định khi nới rộng khoảng cách lớn hơn 57.000 tỷ đồng so với VCB (ngân hàng đứng thứ 3) và cao hơn 66.000 tỷ đồng so với ICB.

Bảng 2.4: Quy mô huy động của một số NHTMVN

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Ngân hàng

Quy mô huy động vốn

TT BQ 2010/2006

2006

2007

2008

2009

2010

Mức tăng, giảm

TT tăng, giảm%

AGB

175,471

249,267

308,335

380,000

415,000

59,882

24.6

BIDV

106,495

138,233

166,291

188,828

251,924

363,573

21.9

VCB

120,940

144,810

159,989

178,000

210,000

22,265

14.9

ICB

99,683

116,098

125,094

158,000

201,000

25,329

19.4

ACB

35,255

66,972

80,973

115,000

146,000

27,686

45.0

STB

20,104

49,429

53,283

79,000

106,000

21,474

59.0

Nguồn: Hội nghị huy động vốn của BIDV năm 2010 [32]


Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010

70.0%


60.0%

59.0%

50.0%

45.0%

40.0%


30.0%

24.6%

20.0%

21.9%

19.4%

14.9%

10.0%


0.0%

AGB

BIDV

VCB

ICB

ACB

STB

Series2

Nguồn: Hội nghị huy động vốn của BIDV năm 2010 [32] Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 của BIDV là 21.9%, cao hơn so với VCB và ICB. Tuy nhiên, các NHTMCP lớn như ACB,

STB có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho thấy khả năng rút ngắn khoảng cách quy mô huy động vốn so với các NHTMNN trong thời gian tới còn không xa.

Huy động vốn từ đối tượng khách hàng bán buôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng huy động vốn, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm và không ổn định. Đến 31/12/2010, huy động vốn bán buôn là 151.921 tỷ đồng, chiếm 61% tổng huy động vốn. Huy động vốn khối bán buôn liên tục tăng trưởng qua các năm, năm 2010 đạt 151,921 tỷ đồng. Tuy nhiên quy mô tốc độ tăng trưởng chậm lại, năm 2008 tăng trưởng 25% so với năm 2007, năm 2009 tăng trưởng 6% so với năm 2008, năm 2010 tăng trưởng 33% so với năm 2009. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp của BIDV tăng chủ yếu từ các khách hàng lớn như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn viễn thông quân đội. Do đó, mức độ ổn định và phụ thuộc vào đối tượng khách hàng này khá lớn. Và tiền gửi từ ĐCTC là các công ty bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ… thường có kỳ hạn ngắn (dưới 1 tháng).

160,000

140,000

120,000

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

-

151,921

108,040

114,489

86,138

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Số dư

53,721

Tăng trưởng

2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng huy động vốn bán buôn giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Nguồn: Hội nghị huy động vốn của BIDV năm 2010 [32]


Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt được những kết quả ấn tượng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng tương đối ổn định. Kết quả này một phần do BIDV có các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn bán lẻ giai đoạn này ở mức độ khá cao 20%/năm.

Quy mô huy động vốn dân cư liên tục tăng trưởng: Năm 2007 đạt 52.095 tỷ, năm 2008 đạt 58.251 tỷ, năm 2009 đạt 74.339 tỷ và năm 2010 đạt 100.003 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với năm 2007 và là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (35%) đã góp phần tích cực vào cân đối vốn, bù đắp phần suy yếu từ các nhóm khác. Đóng góp huy động vốn dân cư vào tổng huy động vốn giữ ổn định ở mức trên 30%: Năm 2007 là 35%, năm 2008 là 31%, năm 2009 là 35% và năm 2010 là 37%.

Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng huy động vốn dân cư

Đơn vị tính: Tỷ đồng


120000.0

100000.0

80000.0

60000.0

40000.0

20000.0

.0


2006 2007 2008 2009 2010

40%

100003.0

74339.0

52775.0

52095.0

58251.0

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

-5%


Số dư


Tăng trưởng


2.3.1.2. Về thị phần

Nguồn: Hội nghị huy động vốn của BIDV năm 2010 [32]


Bảng 2.5: Thị phần huy động vốn của các NHTM

Đơn vị tính: %


Ngân hàng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

AGRI↓

22.6

21,9

21,7

19,0

18

VCB↓

13.8

12,7

11,3

9,4

8.9

ICB↓

11.4

10,2

8,8

8,7

8.6

BIDV↓

14.6

13,2

13

11,7

10.3

ACB↑

4.3

5,9

5,7

6,4

6.9

STB↑

4.2

4,3

3,8

4,4

4.8

TCB↑

2.0

2,3

3,0

3,8

4.1

Nguồn: Hội nghị huy động vốn năm 2010 [32]


Thị phần của BIDV cũng như các NHTMNN khác đang bị thu hẹp trong khi khối NHTMCP có sự bứt phá mạnh mẽ. Trong khối NHTMNN, AGRI vẫn là ngân hàng đứng đầu về thị phần huy động vốn. BIDV đứng ở vị trí thứ hai và có xu hướng giảm qua các năm từ 13,2% năm 2007 xuống còn 10,3% trong năm 2010. Trong khi đó thị phần huy động vốn của các NHTMCP đang ngày càng tăng lên là thách thức đặt ra đối với các NHTMNN nói chung và BIDV nói riêng.

Thị phần huy động bán buôn

Bảng 2.6: Thị phần huy động vốn bán buôn của các ngân hàng

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Tiền gửi TCKT

BIDV

NHTMNN

NHTMCP

TCTD Khác

2006

20.70

48.90

13.34

17.06

2007

18.90

45.61

18.21

17.28

2008

17.83

43.94

20.51

17.72

2009

15.01

37.14

30.41

17.44

2010

14.44

37.34

30.51

17.71

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam [37]

Các NHTMNN vẫn giữ được ưu thế trong huy động vốn tuy nhiên đã có xu hướng chuyển dịch sang các NHTMCP với cơ chế cổ phần thông thoáng hơn trong quyết định về lãi suất, chất lượng dịch vụ vượt trội để đạt mục tiêu gia tăng nền khách hàng chiếm lĩnh thị trường, dẫn đến sự sụt giảm thị phần về tiền gửi của nhóm NHTMNN nói chung và của BIDV nói riêng. Mặt khác, một số khách hàng tập đoàn, tổng công ty của BIDV lại có vốn góp vào các NHTMCP nên có xu hướng chuyển tiền về gửi tại các ngân hàng này. Trong năm 2010, thị phần huy động vốn bán buôn của BIDV chỉ đạt 14.44% toàn ngành. Nhìn chung thị phần của BIDV giảm qua các năm. Với tỷ trọng thị phần này, BIDV vẫn được coi là ngân hàng có lợi thế huy động bán buôn. Qua 5 năm 2006 – 2010, số lượng khách hàng TCKT tại BIDV luôn có sự tăng trưởng. Đến 31/12/2010, toàn hệ thống có 89.315 khách hàng. Nền vốn huy động khách hàng TCKT thiếu ổn định do nguồn vốn vẫn được tập trung cao vào một số khách hàng lớn trong đó 6 khách hàng lớn nhất đã chiếm 26% tổng TCKT. Điều này phản ánh nền vốn khách hàng TCKT thời gian qua phụ thuộc vào một nhóm khách hàng lớn này. Ngoài ra, trong thời gian qua việc thực hiện chính sách khách hàng chưa thực sự đứng trên quan điểm tổng hòa lợi ích BIDV thu được từ khách hàng. Công tác quản lý, giám sát thực

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí