CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
2.1. KHÁI LƯỢT VỀ BIDV
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam | |
Tên giao dịch quốc tế: | Bank for Investment and Development of VietNam |
Tên viết tắt: | BIDV |
Địa chỉ hội sở chính: | Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Slogan: | Chia sẽ cơ hội, hợp tác thành công |
Fax: | 84 – 4 – 22200399 |
Website: | www.bidv.com.vn |
Biểu trưng (logo): |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn Và Bán Lẻ
- Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn Và Bán Lẻ
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn Và Bán Lẻ Của Một Số Ngân Hàng Nước Ngoài
- Quan Điểm Của Bidv Về Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn, Bán Lẻ
- Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Giai Đoạn 2006 – 2010
- Thị Phần Huy Động Vốn Dân Cư (Bao Gồm Gtcg) Của Các Tctd
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV hiện nay là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, luôn đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian đầu trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trong quá trình hoạt động, BIDV được mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957)
Được thành lập với nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách, cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các công trình xây dựng đất nước thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhiều công trình có ý nghĩa đặc biệt ở thời kỳ đó đã được xây dựng như Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải, khu công nghiệp Việt Trì, gang thép Thái Nguyên, mỏ than Quảng Ninh, nhà máy phân đạm Hà Bắc, suppe phốt phát Lân Thao, nhà máy công cụ số 1, dệt 8/3, thủy điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí…
Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981)
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chủ trương đổi mới hệ thống cấp phát vốn ngân sách và tín dụng đầu tư cơ bản của Nhà nước. Mục tiêu hoạt động về cơ bản không thay đổi nhưng các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kế hoạch Nhà nước, đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990)
Thời kỳ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT – HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và bắt đầu mở rộng hoạt động bằng việc tự tìm kiếm các nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn được cấp từ Ngân sách để thực hiện cho vay đầu tư phát triển theo chỉ định của Nhà nước. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ của BIDV cũng thay đổi: Nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch Nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư và phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và DVNH chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây lắp.
Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển.
Tự huy động nguồn vốn: BIDV chủ động trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài vốn huy động trong nước, BIDV còn huy động vốn nước ngoài, thông qua nhiều hình thức như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua hạn mức thanh toán, theo các hiệp định thương mại, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh…
Phục vụ cho đầu tư và phát triển: BIDV tập trung cho vay những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Điện lực, bưu chính viễn thông, xây dựng, công nghiệp vật liệu xây dựng, dầu khí…
Trở thành ngân hàng đa năng: BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới như ngân hàng điện tử, bảo lãnh, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán… Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch Nhà nước, đến năm 1995 BIDV đã thực sự hoạt động theo mô hình NHTM đa năng và bắt đầu đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về qui mô hoạt động.
Từ năm 1996 đến nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Bắt đầu từ tháng 9/2008, BIDV thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức cũ sang mô hình tổ chức mới với tên gọi là mô hình TA2 – mô hình phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc chuyển đổi theo mô hình tổ chức mới thực hiện được mục tiêu chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng hiện đại, đa năng định hướng mở rộng NHBL, tạo nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Hội sở chính; đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo nguyên tắc tách bạch giữa ba chức năng: Kinh doanh (front offfice), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp (back office).
Ngày 28/12/2011, BIDV đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng. Kết quả IPO này có thể coi là “ngoài sự mong đợi” của những chuyên gia kinh tế, những đầu tư lạc quan nhất trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc, thị trường chứng khoán thế giới ảm đạm như tháng 12/2011. Kết quả IPO của BIDV một lần nữa minh chứng uy tín thương hiệu BIDV, bản lĩnh của BIDV, sức mạnh nội tại của BIDV. Ngoài ra, điều này còn thể hiện sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tư đối với cổ phiếu BIDV và rộng hơn là sự tin tưởng vào uy tín, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường.
Như vậy, từ năm 2012 BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng
đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mô hình NHTMCP, kỳ vọng rằng BIDV không những bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, mà còn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường tài chính, trở thành một NHBL hiện đại và được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bên cạnh thế mạnh vốn có của một NHBB hàng đầu Việt Nam. BIDV cũng không ngừng xây dựng cấu trúc DVNH bán buôn và bán lẻ cân đối hài hoà phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống BIDV trước cổ phần hóa
Nguồn: Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [59]
Hình 2.2: Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV
NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV JSC)
Khối Công ty con
Khối Ngân hàng
Khối liên doanh
Khối góp vốn
Công ty Cho thuê Tài chính
Các chi nhánh/Sở giao dịch
NH Liên doanh VID – Public (50%)
Cty CP Đường cao tốc (25%)
Công ty BAMC
Các Văn phòng Đại diện
NH Liên doanh Lào – Việt (65%)
Cty Cho thuê Máy bay (20%)
Công ty TNHH qtế
BIDV tại HongKong
Trung tâm CNTT
NH Liên doanh Việt – Nga (50%)
Tổng Công ty CP Bảo hiểm BIC
Công ty Chứng khoán BSC
Trung tâm Đào tạo
C.ty LD quản lý đầu tư – BVIM (50%)
Công ty LD Tháp BIDV (55%)
Nguồn: Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo TA2 của
BIDV [26]
Ủy ban của HĐQT
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính NHTMCP
Đại hội đồng cổ đông
PTGĐ phụ trách Khối tác nghiệp
TT thanh toán
TT Dịch vụ KH H.O
TTTN&TT TM
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Thư ký của HĐQT
Các HĐ giúp việc
Tổng giám đốc
PTGĐ phụ trách Khối BB
B. QHKHD
B. ĐCTC
B.PTSP&TT TM
B. Đầu tư
PTGĐ phụ trách Khối BL
B. PTSPBL
&Marketi
TT Thẻ
B. QLCN
PTGĐ phụ trách Khối Vốn
B. V&KDV
PTGĐ phụ trách Khối TC-KT
B. Tài chính
B. Kế toán
PTGĐ phụ trách Khối QLRR
B. QLRRTD | |
B.QLRRT T& tác nghiệp | |
B. QLTD | |
B.TTQL
& Hỗ trợ ALCO
VPĐD tại Canphuchia, Mianmar, Lao
Các PTGĐ
phụ trách Khối Hỗ trợ
Văn phòng
B. TCCB
B. KHPT
B. Pháp chế
B. QLTSNN
B. TH&QHCC
VPĐD
HCM
B. QLCT P. Bắc
VPĐD Đà
nẵng
B. QLCT
P. Nam
B.QLDA CPH
B. CNghệ
TT CNTT
VP.
CĐoàn
TT Đào tạo
VP. Đảng ủy
Nguồn: Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo TA2 của
BIDV [26]
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV và tính tất yếu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của BIDV đến giai đoạn trước khi chuyển đổi mô hình TA2 qua từng giai đoạn lịch sử BIDV luôn được khách hàng biết đến với đặc điểm hoạt động của một ngân hàng bán buôn thuần túy, chuyên phục vụ những công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án lớn. Chiến lược tập trung vào thị trường bán buôn có thể coi là chiến lược khả thi với BIDV trong thời điểm này, vì BIDV có lợi thế về vốn, khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước lớn và mạng lưới giao dịch so với các NHTMCP. Tuy nhiên theo đề án sắp xếp lại các DNNN, theo đó tất cả các DNNN sẽ cổ phần hóa hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các DNNN lớn và hoạt động hiệu quả tập trung ở các ngành được Nhà nước bảo hộ cao với tiềm lự tài chính mạnh do độc quyền, các doanh nghiệp này sẽ không gặp khó khăn để huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng sẽ được các ngân hàng nước ngoài có vốn lớn hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, với hệ thống công nghệ hiện đại và mạng lưới toàn cầu tiếp cận cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao… đây là yếu tố thuận lợi để các ngân hàng nước ngoài thu hút các đối tượng khách hàng lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường DVNH bán buôn. Nghĩa là trong tương lai nguồn khách hàng là doanh nghiệp lớn và tốt khó có cơ hội tăng thêm, không nói là sẽ giảm đi.
Thêm vào đó, trong xu hướng phát triển hiện nay, hoạt động NHBL ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới. Tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ chắc chắn được thể hiện rõ nét hơn trong danh sách 20 ngân hàng toàn cầu của The Banker trong tương lai. Các NHBL toàn cầu được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách này trong năm 2020. Xu hướng này cho thấy, ngân hàng nào không có được sự mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cơ sở mở rộng đối tượng khách hàng và mạng lưới sẽ tụt dần và biến mất khỏi bảng xếp hạng.
Như vậy, việc BIDV chuyển một phần sang phát triển DVNH bán lẻ bên cạnh việc duy trì thế mạnh của NHBB là cần thiết, góp phần nâng cao sức cạnh tranh so với các ngân hàng trong và ngoài nước. Thời gian qua, đặc biệt là từ tháng 9/2008 khi chuyển sang mô hình TA2, BIDV bắt đầu quan tâm đến phát triển thị trường bán lẻ. Việc phục
vụ thị trường ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn để có mạng lưới chi nhánh rộng và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, thông suốt và chi phí quản lý cũng cao, đây là rào cản xâm nhập đối với nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, những rào cản này lại là điểm mạnh của BIDV. Hiện tại, BIDV vẫn đang có một vị thế cạnh tranh tốt vì là một trong những NHTM có thâm niên hoạt động, có uy tín và mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Chính những nhân tố này ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển DVNH bán buôn và bán lẻ của BIDV, giúp BIDV có điều kiện thuận lợi để chú trọng phát triển thị trường bán lẻ trong thời gian tới, bởi vì: phát triển DVNH bán lẻ giúp BIDV không quá tập trung phát triển hoạt động tín dụng, do vậy giảm hoạt động có độ rủi ro và chi phí cao, giảm gánh nặng phải trích lập dự phòng rủi ro và yêu cầu nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Việc đa dạng hóa các nguồn thu sẽ giúp BIDV giảm thiểu rủi ro do quá tập trung phụ thuộc vào một mặt hoạt động kinh doanh. Cơ cấu thu nhập với tỷ trọng dịch vụ tăng sẽ phù hợp với chuẩn mực quốc tế giúp BIDV đảm bảo tỷ trọng phát triển cân đối giữa DVNH bán buôn và bán lẻ phù hợp với đặc điểm công nghệ, nhân lực, năng lực tài chính của mình. Nhờ vậy, BIDV có thể vượt lên trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu; tạo vị thế vững mạnh trong tương lai.
2.1.3. Quan điểm của BIDV về phân nhóm và phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ
2.1.3.1. Quan điểm của BIDV về phân nhóm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
Các DVNH hiện nay rất đa dạng về số lượng, do vậy việc đưa ra một số tiêu chí để có thể xác định chính xác đối với mọi dịch vụ cụ thể những dịch vụ nào thuộc bán buôn, những dịch vụ nào thuộc bán lẻ tại BIDV là điều rất khó. Tuy nhiên, BIDV dựa trên đặc trưng chung và tiêu biểu tương tự như bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa thông thường khác để nhận diện và phân loại. Với cách thức như vậy, có thể coi dịch vụ NHBB là những dịch vụ được cung cấp đến đối tượng khách hàng là TCTK và ĐCTC. Còn dịch vụ NHBL được hiểu là những dịch vụ được bán trực tiếp đến cá nhân, hộ gia đình. Thêm vào đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu của BIDV chưa cho phép tách doanh số của một số dịch vụ NHBB và NHBL nên tác giả chỉ đề cập tới những dịch vụ NHBB, NHBL chủ yếu và có một số dịch vụ tác giả chỉ đề cập chung.