Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 9

lắng nghe, cảm nhận tiếng gió rừng như những âm thanh sức sống từ cội nguồn vọng về. Âm thanh của cơn gió tự nhiên râm ran, rầm rì như lời câu chuyện trong những đêm quê. Âm thanh tự nhiên ấy được lắng nghe bằng thính giác của nhà thơ quê biêt yêu truyền thống từ tận đáy lòng mình.

Râm ran gió kể chuyện đêm

Trăng non nghe nghé nhìn nghiêng xuống rừng

(Võng trăng) Nơi chiến trường đầy bom đạn, Nguyễn Duy vẫn giành tâm hồn để lắng nghe những âm thanh quen thuộc nơi thiên nhiên làng xã. Dàn nhạc ve trong rừng Trường Sơn đã gợi nhớ lại về mùa hạ chốn quê nhà. Nó tươi vui, rộn rã vượt lên trên sự chết chóc, huỷ diệt của lửa đạn quân thù. Làm tâm hồn những người chiến sĩ tươi vui hơn sau những thời khắc dữ dội của cuộc chiến, bớt

chạnh lòng hơn khi phải xa làng mạc, gia đình.

Hiệu kèn mùa hạ dồn mau Vang sang sảng giọng ve sầu rền om

(Nắng)

Không chỉ là lắng nghe, cảm nhận, tâm hồn Nguyễn Duy còn hoà nhập, hoá thân vào những cảnh vật thiên nhiên, cất lên những tiếng nói tình nghĩa, sâu sắc của thiên nhiên cây cỏ. Cây và quả như những con người, biết lắng nghe, biết tâm sự, suy nghĩ. Cuộc đối thoại giữa cây và quả là một tứ thơ lạ, đặc sắc. Chúng chiêm nghiệm, triết lí, nói chuyện rất chân thành với nhau. Thực ra, đây chính là cuộc trò truyện của chính tác giả với bản thân mình, bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc về cuộc sống, cuộc đời(Lời của cây…;…- Và lời của quả).

Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên cũng là những giá trị quan trọng, thể hiện tâm hồn, giác quan tinh tế của nhà thơ. Nó là những âm thanh rất gần với ca dao. Là âm thanh tự nhiên nhưng cũng là tiếng lòng, là lời tâm sự của nhà thơ. Cũng là âm thanh của của tự nhiên được khắc hoạ trong thơ, nhưng ở thơ lục bát Nguyễn Duy, những âm thanh ất nhẹ nhàng, sâu lắng và có phần thanh thản hơn. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn,

mỗi âm thanh vang lên lại nặng trĩu một nỗi lòng đắng cay, ngang trái của một chàng lãng tử đang bước thấp, bước cao giữa cuộc đời. Cũng khắc hoạ tiếng ve mùa hè, nhưng trong bài Chợ Thương, tiếng ve ấy không rộn rã, vui tươi như ở thơ Nguyễn Duy. Nó ngân lên ra rả, réo rắt như “xé nát đôi bờ” dòng sông,“xé nát” cả lòng người. Tiếng vạc lẻ loi giữa trời, tiếng cuốc kêu da diết lại chứa đựng một nỗi chua xót, tái tê. Nó đồng thời cũng là nỗi lòng lạc lõng, đơn chiếc đến quặn thắt tâm hồn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Ngang trời tiếng vạc mảnh mai chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi

(Cái đêm em ở với chồng) Thì cho chớp bể mưa nguồn

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 9

Cuốc kêu vẫn giữ cái hồn cuốc kêu

(Cuốc kêu)

Với làng quê, nhiều khi thế giới âm thanh còn là sự im ắng, tạm lắng đi, nhường chỗ cho sự yên tĩnh, thanh bình. Đó cũng là hình ảnh thường thấy ở chốn quê mùa. Nhiều bức tranh quê bằng thơ lục bát được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn xây dựng mà không có sự hiện diện của âm thanh. Giúp người đọc liên tưởng tới quang cảnh đặc trưng, thân thuộc của làng quê Việt Nam được nhìn từ phía xa xa.

Nhưng nhiều khi, cái lặng yên trong thơ lục bát của họ lại không phải để nói tới cuộc sống yên bình. Nổi bật hơn là ở thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Yên lặng có khi lại trở thành “lặng câm”. Nó mang theo những thái độ chua xót, hoang mang của tác giả. Sống giữa cuộc sống hiện đại ồn ã mà nhà thơ thấy khó hoà nhập, thấy tất cả cứ lặng câm, thiếu cởi mở, cứ “ngờ ngờ lo lo” thì quả thực thật đáng sợ.

Trăm năm tưởng gỗ hoá trầm Nào ngờ lại đá lặng câm đứng chờ

(Chín xu đổi lấy một hào)

Âm thanh tự nhiên, thiên nhiên nơi quê mùa đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những âm thanh ở nhiều thời điểm khác nhau. Khi là âm thanh của cuộc hiện thực hiện tại, khi lại của quá khứ vang lên thông qua nỗi nhớ của con người. Đó là những âm thanh gắn bó, quen thuộc với khung cảnh làng quê. Trong thơ của mỗi tác giả, những âm thanh ấy không vô tri, vô cảm. Nó vang lên và chất chứa những tâm sự của chủ thể sáng tạo nghệ thuật, là những sáng tạo riêng của mỗi người. Thế giới của âm thanh cuộc sống trong thơ lục bát của họ cũng không kém phần thú vị. Những âm thanh cuộc sống sinh hoạt quen thuộc từng ngày, từng giờ khắc sâu vào tâm khảm mỗi người, nay được họ yêu mến và đưa vào thơ lục bát của mình thật ngọt ngào.

Nguyễn Duy nhớ hơn cả đến những câu ca dao, những câu hát lời ru của con người chốn thôn quê. Trong thơ lục bát, ông nhiều lần nhắc đi nhắc lại những hình ảnh, âm thanh quen thuộc này. Nguyễn Duy có những chùm thơ lục bát như chùm 3 bài Khúc dân ca, chùm 4 bài Ca dao vọng về dành riêng để nói về suy ngẫm, tình cảm của mình về những câu hát, lời ca. Âm thanh mượt mà ấy biểu tượng cho cuộc sống, tình thương của con người trên làng quê Việt tự bao đời. Dù thời đại có biến thiên, thay đổi, câu hát, khúc dân ca vẫn luôn tràn căng nhựa sống. Nó tiếp tục nâng bước cho tâm hồn người quê đi đến ngày mai.

Trong phần hai của tập sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, chỉ xét riêng những bài lục bát đã có trên 10 lần Đồng Đức Bốn nhắc tới những câu ca, khúc hát. Thông qua những câu ca, khúc hát, Nguyễn Duy thiên về sự khẳng định những giá trị tốt đẹp bền vững của dân tộc thì Đồng Đức Bốn lại thiên về bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Nguyễn Duy thấy ở đó sự trường tồn, Đồng Đức Bốn lại hoang mang trước sự chông chênh của những giá trị nơi đồng quê. Vì thế, Đồng Đức Bốn luôn mong mỏi Đi tìm lại những lời ru. Tìm lại những nét đẹp trong lối sống cổ truyền của vùng thôn quê.

Tôi đi tìm những lời ru

Bắt đầu từ một mùa thu cúc vàng

(Đi tìm lại những lời ru) Dầu sao, với Đồng Đức Bốn, câu ca dao và khúc hát ru tuy chở nặng những nỗi niềm tâm sự nhưng nhà thơ vẫn nhận ra ở đó một sức mạnh làm thay đổi cuộc sống, làm thay đổi cuộc đời của những người dân nghèo. “Câu

ca mẹ hát” cứ “như đùa”, như vui mà sức mạnh lại không thể ngờ.

Câu ca mẹ hát như đùa

Mà làm nước mặn đồng chua đổi đời

(Câu ca mẹ hát như đùa) Sau câu hát, lời ru là nhiều âm thanh quen thuộc, gần gũi đời người làng quê khác được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thể hiện tự nhiên, giản dị trong thơ lục bát. Nhiều năm xa quê rồi trở về làng, Nguyễn Duy không thể nào quên được những âm thanh gợi nhớ, gợi thương. Đó là tiếng “cười khì” của người cha, tài sản tinh thần quí giá của con người làng quê trên mảnh đất xứ Thanh. Tiếng cười vô tư, không lo nghĩ, mặc thây sự đời cứ phảng phất trong nỗi nhớ, cõi lòng nhà thơ. Nó không chỉ là tài sản sở hữu của riêng người cha tác giả. Bao đời nay, những con người quê kệch vẫn quen cười như thế. Tiếng cười vô tư chứa đựng sự lạc quan yêu đời, nó mang theo cả nghị lực sống, vọng mãi, vang mãi. Rồi tiếng cối xay lúa, tiếng chày “thậm thịch” đều đều giã vào cõi nhớ ân tình của nhà thơ. Tiếng quê mộc mạc ấy có một sức nặng

làm nao cả lòng người.

Đồng Đức Bốn yêu làng quê, lắng nghe và cảm nhận được nhiều âm thanh gần gũi. Nhưng có một âm vang mà nhà thơ ấn tượng hơn cả, đó là tiếng chuông chùa. Phải chăng, Đồng Đức Bốn muốn tìm ở âm thanh này một sự yên bình, trong trẻo cho cõi lòng. Bởi chùa chiền vẫn là nơi thiêng liêng, nơi giúp cho tâm hồn con người được thanh tịnh, thanh thản. Tiếng chuông vang lên giữa làng quê, xua đi những xô bồ, ồn ào của cuộc sống hiện đại đang chen lấn ngày một sâu vào mỗi ngõ quê.

Chuông chùa kêu mãi trong mưa Hàng cây nắng đứng để trưa còn chiều

(Chuông chùa kêu trong mưa)

Trước cuộc sống quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn có những cảm nhận khác nhau. Làng quê đi vào thơ lục bát mỗi tác giả theo một khuôn hình riêng, sắc thái riêng. Đó cũng là lẽ tự nhiên, thơ văn không bao giờ chấp nhận sự lặp lại nhàm chán. Nhưng dù khác nhau thế nào đi nữa, họ vẫn gặp nhau ở một điểm: Đều là nhà thơ đồng quê, dành những ân tình sâu nặng cho cuộc sống nơi thôn dã cùng những gì gắn liền với cuộc sống, nếp sống ấy. Họ cùng lo lắng, cùng đau xót khi làng quê bị bom đạn quân thù tàn phá hay bị lối sống mới tràn vào làm cho biến dạng.

Nhà thơ Nguyễn Duy từng đau đớn trước cảnh quê hương, đất nước chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. Về với đời thường sau những năm đau thương, ông lại chạnh lòng vì cảnh quan quê mùa đang bị tổn thương trước cuộc sống công nghiệp hiện đại. Âm thanh của những chiếc ghe gắn máy, những chiếc xuồng chạy bằng động cơ đã khoét thêm vào nỗi đau của ông. Nhưng Nguyễn Duy cũng không phải là con người bi quan, chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực của luồng gió hiện đại. Nhà thơ là người biết nhìn vấn đề một cách toàn diện. Cuộc sống mới cũng mang lại cho nhà thơ những niềm vui vẻ, hoan hỉ vô bờ. Nhà thơ hân hoan hoà chung vào niềm hứng khởi của người làm gạch với bài hát sôi nổi, tràn đầy niềm tin lạc quan vào cuộc đời(Bài hát người làm gạch).

Thiên nhiên trong những lúc giận dữ đã gây ra cho con người không ít những buồn đau. Đồng Đức Bốn đã thấu hiểu, cảm thông cùng những cơ cực ấy. Thơ lục bát của ông có khi còn là tiếng kêu đau đớn, rối lòng của con người quê mùa trong cơn hoạn nạn.

Ối mẹ ơi đê vỡ rồi

Đồng ta trắng xoá cả trời nước trong

(Vỡ đê)

Rồi “tiếng thở dài” não nuột, lặng lẽ của tâm hồn đồng quê trong lúc buồn khổ, lỡ làng cũng được Đồng Đức Bốn thể hiện thành công, đặc sắc trong thơ:

Thế rồi những tiếng thở dài Biết ai còn giữ cho ai bây giờ

(Em đi lấy chồng) Cuộc sống nơi làng quê có muôn hình vạn trạng. Trong vui có buồn, trong yên ả, thanh bình có cơ cực vất vả. Những chìm nổi, cơ cực ấy trong thơ của Nguyễn Bính, bậc thầy của thơ chân quê thời trước còn chung chung, mang tính ước lệ nhiều hơn. Đa phần hướng về diễn tả tâm trạng, cảm xúc của người đang yêu, kẻ buồn tình, cái tôi lỡ dở. Ở thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, nó đã được cụ thể hoá hơn nhiều. Để có thể phản ánh nhiều phương diện trong thơ, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã phải sử dụng khá nhiều thể thơ khác nhau. Từ các thể loại cũ đến thể loại thơ tự do mới mẻ. Họ đã có được nhiều thành công trong đời thơ của mình ở hầu khắp các thể loại đó. Nhưng thể lục bát dân tộc được coi là những thành công, là thế mạnh hơn

cả trong hành trình thơ ca của hai nhà thơ này.

1.2.3. Hương vị đồng quê

Có sống giữa quê, giữa đồng mới có thể cảm hết được cái hương vị đặc trưng của thôn dã. Đồng quê có biết bao hương vị. Mỗi con người, mỗi nhà thơ lại cảm nhận, yêu mến chúng theo cách riêng của mình. Cùng với hình ảnh và âm thanh quê mùa, hương vị quê mùa trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cũng để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Trước hết, đó là hương vị toát ra từ cảnh vật, từ cuộc sống dân dã, quê mùa.

Cảm nhận hương vị đồng quê như thế nào, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thể hiện trong thơ lục bát của mình như thế ấy. Nó ngọt ngào, êm ái từ sâu bên trong. Mỗi người quê làm sao không rung động khi bắt gặp những vần thơ như thế. Trên đường hành quân, uống bát nước ngô do người mẹ bên đường đưa cho, Nguyễn Duy đã cảm nhận hương vị ngon ngọt của xứ đồng bằng một tâm hồn trong trẻo, dân dã. Từ hương vị giản dị, từ một điều tình cờ bình thường nhất, nhà thơ đã khái quát thành nhận định có tính triết lí sâu sắc:

- Ai chưa uống nước ngô non Là chưa được thấm cái ngon của đồng.

(Bát nước ngô)

Cũng chỉ một người dân quê mới nhớ thương cái hương vị ngai ngái, cay cay của khói thuốc lào phả lên giữa bầu không. Khói thuốc lào đã làm say lòng bao lão nông trong ca dao xưa. Nay lại đơn sơ, sâu lắng trong lục bát Nguyễn Duy(Thuốc lào).

Đôi khi, không được nhìn bằng mắt, không được trực tiếp lắng nghe bằng tai, nhưng khứu giác tinh tế vẫn đủ để giúp nhà thơ cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của hồn quê. Chiến tranh khắc nghiệt, nhiều lúc Nguyễn Duy và đồng đội của mình phải ẩn dưới hầm sâu. Khó khăn gian khổ như thế, song thi sĩ vẫn thả hồn mình và đón bắt được hương cau man mác toả ngát trong đêm. Hương thơm thoang thoảng ấy làm giàu cho tâm hồn, làm cho tinh thần lạc quan, yêu đời của nhà thơ được nhân lên. Những khó khăn gian khó cũng từ đó bị đẩy lùi.

Đêm nằm ngủ dưới gốc cau

Gió mang hương xuống hầm sâu với người

(Hương cau trong đất) Khứu giác tinh tế của nhà thơ còn cảm nhận được những sự vật, hiện tượng tưởng như không có hương vị. Câu ca dao vốn vô hình, ấy vậy mà Nguyễn Duy vẫn cảm được hương thơm sâu lắng từ xa xưa “vọng về” của nó.

Ngả bàn tay nhớ bàn tay Hương thơm thuở ấy thoáng bay trở về

(Ca dao vọng về 4) Giống như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cũng cảm nhận, đưa vào thơ mình những hương vị giản dị của xứ đồng. Bằng nguồn cảm xúc chân thật, nhà thơ đã làm cho những vần thơ như có hồn, có vía. Có sức mạnh lay động

tới vùng sâu xa nhất trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Bây giờ đã hết mùa sen Hương còn ở lại với em trong đầm

(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ)

Đồng Đức Bốn thường đón nhận hương đồng từ những gì gần gũi nhất. Đó là hương cau làng quê:

Trời còn ngan ngát hương cau Xin em đừng bảo vàng thau thau vàng

(Đi qua bến lở sông bồi) Rồi mùi thơm đồng ruộng, mùi rạ, mùi rơm sau mùa gặt hái…Những hương vị quê mùa ấy ít khi được Đồng Đức Bốn khắc hoạ ở thời hiện tại như trong thơ lục bát Nguyễn Duy. Tức là trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng thường được khắc hoạ thông qua nỗi nhớ, thông qua sự trải nghiệm lắng sâu trong suy ngẫm và hướng vào thể hiện những tâm sự của con người. Đặc biệt, hương vị đồng quê là những gì dễ liên tưởng, dễ nắm bắt với người dân lao động nên Đồng Đức Bốn thường xuyên sử dụng để so sánh, làm nổi bật những cái trừu tượng, khó hình dung hay tạo nên những hình tượng nghệ

thuật mang tính thẩm mĩ cao

Hiền tài như thể đống rơm

Nếu đem đốt cháy vẫn thơm ngọt ngào

(Muôn vàn sông chảy về đây)

Đọc thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng ta dễ nhận ra một thứ hương quê để lại cho nhà thơ nhiều thương mến: Hương tóc thơm dịu của những cô gái làng quê. Vẻ đẹp nhẹ nhàng cùng hương thơm làm ngây ngất lòng người ấy đã tạo nên vẻ đẹp mượt mà cho quê Việt. Nó có thể làm thay đổi, làm tươi sáng, rạng rỡ cả một vùng không gian.

Dáng em thánh thót qua làng Tóc thơm làm cỏ vội vàng lên nhanh

(Khi em ở Thái Nguyên về) Tiếp đến, chúng ta phải nói đến những hương vị mang tính tượng trưng, những ngọt bùi, đắng cay trong kinh nghiệm của nghững người dân quê. Chúng ta có thể tạm gọi đó là những dư vị của cuộc sống, của đời người. Đó là những gì thuộc về hiện thực cuộc sống được chuyển hoá vào trong kinh nghiệm những người dân lao động nông nghiệp từ rất lâu nay. Với Nguyễn Duy, men rượu quê vừa “ngọt ngào”, vừa đắng cay mang dư vị quen thuộc.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí