Hoạt Động Thanh Toán Trong Nước Giai Đoạn 2006 - 2010


Dịch vụ thanh toán trong nước

Là một trong các ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thanh toán trong nước, BIDV cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước an toàn và hiệu quả. BIDV luôn chú trọng củng cố, xây dựng cơ chế, chính sách trong hoạt động thanh toán để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và rủi ro hệ thống, là ngân hàng đầu tiên thiết lập Trung tâm dự phòng thảm họa để đảm bảo chức năng thanh toán liên tục. Hoạt động thanh toán của BIDV cũng luôn dẫn đầu thị trường ngân hàng Việt Nam, công tác thanh toán được đảm bảo an toàn, thông suốt, vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của khách hàng vừa góp phần điều chuyển vốn linh hoạt, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Hiện nay, BIDV tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức: Homebanking, thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS); kênh thanh toán bù trừ; kênh thanh toán song phương (với 7 đối tác là các NHTM, các ĐCTC: VBARD, NHTMCP Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Techcombank, Sở Giao Dịch Kho bạc Nhà nước) và đang tiến tới triển khai mô hình thanh toán đa phương. Doanh số hoạt động thanh toán trong nước năm 2006 - 2010 bình quân đạt 2.501.868 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 57%/năm.

Bảng 2.15: Hoạt động thanh toán trong nước giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Số lượng giao dịch thanh toán

trong nước (triệu)

2,0

2,6

3,3

4,9

5,5

Doanh số thanh toán trong nước

(ngàn tỷ đồng)

739

1.538

1.988

3.336

4.977

Phí dịch vụ thanh toán, bao gồm

chuyển tiền quốc tế (tỷ đồng)

120

178,7

273,2

495

409

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 17

Nguồn: Bản công bố thông tin của BIDV tháng 12/2011 [24]

Hoạt động thanh toán quốc tế

BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế và thanh toán biên mậu. BIDV đã nỗ lực phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong suốt thời gian qua, so với các NHTM khác trên cả nước với những cố gắng của mình BIDV đã đạt được những kết quả khá cao. Trong giai đoạn


2006 – 2008, hoạt động tài trợ thương mại tăng trưởng đều qua các năm. Sang năm 2009 và 2010, doanh số từ mảng này có phần suy giảm do khó khăn chung của nền kinh tế. Để hỗ trợ hoạt động này, hiện nay, BIDV đã mở rộng đa dạng hóa các hình thức thanh toán (L/C, nhờ thu, TTR, và TradeCard), thủ tục và hồ sơ chiết khấu được đơn giản hóa, các quy định về chiết khấu được chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của các khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh. Công tác bán hàng cũng như tư vấn sản phẩm tài trợ xuất khẩu được các chi nhánh chú trọng đẩy mạnh tới khách hàng… Hiện, dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV khá đầy đủ, tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, có chất lượng cao. Kết hợp với môi trường xuất khẩu đang từng bước cải thiện, một số mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, gỗ, gạo… được chú trọng hỗ trợ xúc tiến, thu nhập từ tài trợ thương mại của BIDV vẫn giữ được đà tăng và tỷ trọng trong thu nhập của BIDV.

Bảng 2.16: Hoạt động tài trợ thương mại của BIDV giai đoạn 2006 - 2010


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu (tỷ USD)

3,1

5,28

6,2

5,94

5,31

Thu phí tài trợ thương mại (tỷ đồng)

107

150

153

232

227

Nguồn: Bản công bố thông tin của BIDV tháng 12/2011 [24]

Trong những năm vừa qua, BIDV luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu về tài trợ thương mại. Doanh số tài trợ thương mại liên tục tăng trưởng qua các năm. Lợi thế của BIDV là nền tảng tín dụng vững chắc, khả năng đáp ứng vốn nhanh và sản phẩm dịch vụ khá toàn diện. Tuy nhiên, trong xu hướng chung của thị trường, thị phần TTTM của BIDV có xu hướng bị chia sẻ thể hiện qua doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm qua các năm. Bên cạnh yếu tố cạnh tranh ngày càng gia tăng, BIDV chưa có một chính sách tài trợ thương mại chung, toàn diện và đủ mạnh, kết hợp đồng bộ các cơ chế về nguồn vốn, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ… để cạnh tranh trên thị trường.

Tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng bình quân 22%/năm, cả doanh số thanh toán hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng vì BIDV có ý thức phát triển nghiệp vụ thanh toán coi đây là dịch vụ then chốt của ngân hàng để đảm bảo phục vụ tốt khách hàng, cũng như phát triển các dịch vụ khác. BIDV tăng cường phát triển và gắn liền dịch vụ thanh toán quốc tế các nước bạn góp phần phát triển dịch vụ. BIDV thực hiện thanh toán, tài trợ thương mại qua các nước (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…), với nhiều loại tiền


khác nhau (USD, EUR, CNY,…). Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại qua các nước đã góp phần phát triển DVNH nâng cao hiệu quả hoạt động toàn hệ thống BIDV.

Biểu đồ 2.24: Doanh số thanh toán giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ USD, Tỷ đồng


Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

7

6

5

4

3

2

1

0

6.2

5.94

5.28

5.31

3.1

2006 2007 2008 2009 2010

Thu phí tài trợ thương mại

250

232

227

200

150

153

150

107

100


50


0

2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010 [27]

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV cũng không ngừng cải tiến, phát triển các dịch vụ thanh toán séc quốc tế gồm: mua séc du lịch, nhờ thu séc thương mại, chuyển tiền quốc tế đi bằng Bank Draft các loại ngoại tệ. BIDV cung cấp dịch vụ nhờ thu tiền mặt cho các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông…

Thanh toán biên mậu

Bảng 2.17: Doanh số và thu phí thanh toán biên mậu giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh số

9.872

10.207

13,830

8.471

12.537

Thu phí

5.6

8

7.4

6

6.12

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV 2006 – 2010 [27] Hoạt động thanh toán biên mậu giai đoạn 2006 – 2010 có sự tăng trưởng khá, tuy nhiên năm 2009 sụt giảm đáng kể so với năm 2008: doanh số thanh toán năm 2009 là

8.471 tỷ VNĐ, đạt 61% so với năm 2008, thu phí năm 2009 đạt 6 tỷ VNĐ, giảm 19% so với năm trước. Hoạt động thanh toán biên mậu phụ thuộc vào tình hình xuất nhập


khẩu chung cả nước. Trong năm vừa qua, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, hoạt động xuất khẩu cả nước giảm sút do nhu cầu của hầu hết các thị trường xuất khẩu đều giảm mạnh. Đầu tư sản xuất trong nước cũng giảm sút làm cho doanh số nhập khẩu giảm so với năm 2008. Đây là yếu tố tác động đáng kể đến hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Trong năm 2010 thanh toán biên mậu tăng trưởng mạnh về doanh số xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 1.241 tỷ VNĐ, tăng 1.2% so với năm 2009, nhưng doanh số xuất khẩu lại tăng trưởng rất mạnh (48%) so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu cho việc tăng trưởng mạnh xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu ngày càng tăng của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên số phí thanh toán biên mậu thu được chỉ tăng trưởng có 2% so với năm trước do mức phí thu dịch vụ năm nay thấp hơn năm trước đồng thời đối với phí xuất khẩu BIDV có sự chia sẻ phí với các ngân hàng Trung Quốc theo các thỏa thuận thanh toán biên mậu.

2.3.4. Dịch vụ ngân quỹ

Hiện nay hoạt động dịch vụ ngân quỹ của BIDV bao gồm kiểm đếm ngoài trụ sở ngân hàng, giữ hộ tiền khách hàng qua đêm, kiểm định tiền thật, tiền giả, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, dịch vụ bảo quản tài sản, trả tiền mặt kiều hối… Mặc dù dịch vụ bảo quản tài sản đã triển khai từ năm 2008 nhưng do hầu hết các chi nhánh của BIDV đều không đủ điều kiện về cơ sở vật chất nên dịch vụ này cũng chưa đạt kết quả cao. Dịch vụ thu hộ đã được triển khai mạnh mẽ nhất, với việc thực hiện các khách hàng lớn như: HSBC, Tokyo Mitsubishi Hà Nội, Citigroup, Viettel, Tổng công ty lương thực… Tuy nhiên, do đặc thù của dịch vụ ngân quỹ còn hỗ trợ nhiều cho các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng, thanh toán… nên các Chi nhánh BIDV thường sử dụng dịch vụ ngân quỹ làm một trong những công cụ tiếp thị khách hàng (miễn phí dịch vụ thu hộ, chi hộ,…) để tăng trưởng các hoạt động khác. Ngoài ra, các dịch vụ ngân quỹ được cung cấp tự phát đến khách hàng (khi khách hàng chủ động hỏi mới được đáp ứng, chưa thực hiện các chương trình marketing đến khách hàng). Do vậy, kết quả thu phí dịch vụ ngân quỹ của BIDV còn thấp và chưa có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010.


Biểu đồ 2.25: Thu phí dịch vụ ngân quỹ của BIDV

Đơn vị: tỷ VNĐ



17

17

21

7

44

50


40


30


20


10


0

2006 2007 2008 2009 2010


Thu dịch vụ ngân quỹ


Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010 [27]

2.3.5. Dịch vụ dành cho khách hàng bán buôn

Giai đoạn 2006 - 2010, hoạt động kinh doanh DVNH nói chung và dịch vụ NHBB nói riêng gặp nhiều khó khăn do các khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Chi tiết kết quả kinh doanh theo các dòng sản phẩm dịch vụ bán buôn của BIDV giai đoạn 2006 – 2010 như sau:

Dịch vụ bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là thế mạnh của BIDV do khả năng tài chính và thế mạnh của BIDV trong hoạt động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng. BIDV cung cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh như thanh toán (bảo lãnh thanh toán hợp đồng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, thanh toán trái phiếu), vay vốn, thực hiện hợp đồng, hoàn tiền ứng trước, đảm bảo chất lượng hợp đồng, dự thầu, đối ứng. Bên cạnh những loại hình bảo lãnh truyền thống có ưu thế của BIDV như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… BIDV đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ bảo lãnh phát hành – thanh toán trái phiếu, bảo lãnh đối ứng cho các ngân hàng đối tác và đạt được kết quả hết sức khả quan. Chất lượng bảo lãnh tốt, ít xảy ra rủi ro cũng như tình trạng ngân hàng phải trả nợ thay bắt buộc.

Việc mở rộng hoạt động bảo lãnh đã góp phần vào sự phát triển hoạt động dịch vụ của BIDV và tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập. BIDV luôn kiểm soát tốt công tác cấp bảo lãnh nhằm hạn chế những rủi ro từ hoạt động này.


Dịch vụ bảo lãnh là một trong những dòng sản phẩm chủ lực có mức thu phí dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Giai đoạn 2006 – 2010, BIDV đã tận dụng được lợi thế để tăng trưởng hoạt động bảo lãnh cả về doanh số, số dư và phí bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng của thu phí từ hoạt động bảo lãnh qua các năm tương đối cao, năm 2010 đã tăng 214% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 67%/năm. Tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh rất ổn định qua các năm và là một trong ba dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất giai đoạn 2006 – 2007 đều trên 30%, năm 2008: 25%, năm 2009: thu dịch vụ bảo lãnh chiếm 39% tổng thu dịch vụ và tăng trưởng 20% so với năm 2008 (đến 31/12/2009 thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt mức hơn 560 tỷ đồng). Năm 2010 bảo lãnh tiếp tục có mức thu phí cao nhất so với các dịch vụ khác, đạt 646 tỷ đồng chiếm 32% tổng thu dịch vụ và tăng trưởng 12% so với năm 2009.

Dịch vụ bảo lãnh có tốc độ tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ trong giai đoạn 2006 – 2010, kể cả những bất lợi kinh tế 2008 – 2009 dịch vụ bảo lãnh vẫn tăng trưởng song tốc độ tăng trưởng có giảm dần do quy mô của dòng sản phẩm này ngày càng lớn. Từ đó yêu cầu đặt ra cần phải chăm sóc và phát triển các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm này để tận dụng tối đa những lợi thế từ hoạt động bảo lãnh đem lại.

Biểu đồ 2.26: Phí dịch vụ bảo lãnh của BIDV

Đơn vị tính: Tỷ đồng


1,566

892

560

4

6

1,881

2,024


46


74


69


5


81

18

2

2

2,500


2,000


Thu dịch vụ bảo lãnh

Tổng phí dịch vụ ròng

1,500

1,000


500


-

2006 2007 2008 2009 2010


Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV năm 2006 – 2010 [27]


Biểu đồ 2.27: Tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng


45,000


40,000


35,000


30,000


25,000


20,000


15,000


10,000


5,000

700


646

569

474

281

182

600


500


400


300


200


100


0 0

2006 2007 2008 2009 2010


Số dư cam kết bảo lãnh Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh


Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV năm 2006 – 2010 [27]

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

BIDV tăng cường kinh doanh dịch vụ này trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động mua bán ngoại tệ của BIDV đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu giao dịch ngoại tệ với giá cạnh tranh cho các khách hàng. Trong những năm vừa qua BIDV liên tục phát huy vị thế của một trong bốn NHTM hàng đầu trên thị trường tiền tệ, dẫn dắt, định hướng thị trường và khẳng định vai trò tham gia bình ổn thị trường trong điều kiện hết sức khó khăn, căng thẳng, đặc biệt luôn đảm bảo an toàn thanh khoản của cả hệ thống BIDV. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của BIDV đã có sự đa dạng về sản phẩm, ngoài sản phẩm truyền thống BIDV tăng cường triển khai các sản phẩm phái sinh ngoại tệ. Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu của nền kinh tế, đặc biệt là tác động của kinh tế thế giới. Chính vì vậy kết quả kinh doanh ngoại tệ của BIDV có những thay đổi qua các năm.

Bảng 2.18: Cơ cấu doanh số và thu ròng kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Thu nhập thuần từ hoạt động KD ngoại hối

128

198

1.257

862

856

Chi phí hoạt động KD ngoại hối

(20.6)

(58.4)

(466)

(653.6)

(487.5)

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

107.7

139.7

790.7

208.8

288.7


Nguồn: Báo hoạt động kinh doanh dịch vụ BIDV 2006 – 2010 [27]


Biểu đồ 2.28: Doanh số và thu ròng kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng


1,400

1,257

1,200


1,000

790.7 862

856

800


600


400

288.7

200

128

198 139.7

208.8

107.7

-

2006

2007

2008

2009

2010

Thu nhập thuần từ hoạt động KD ngoại hối

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Nguồn: Bản công bố thông tin của BIDV tháng 12/2011 [24]

Dịch vụ ngoại hối

BIDV cung cấp dịch vụ ngoại hối với trên 100 loại tiền tệ khác nhau thông qua các sản phẩm: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ ngắn hạn và quyền chọn ngoại tệ với nhiều đối tượng khác nhau (TCTD, TCKT, khách hàng cá nhân,…). BIDV luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu khách hàng với tỷ giá cạnh tranh và phương thức giao dịch linh hoạt, qua đó góp phần hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng như hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế và huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Giai đoạn 2006 – 2010 hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được những kết quả khả quan; đồng thời đạt được nhiều giải thưởng uy tín được các tổ chức trong và ngoài nước bầu chọn như Giải thưởng Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ ngoại hối lợi nhuận bình quân từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh đạt 284 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 106%. Đặc biệt trong năm 2008 hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh đã có sự bứt phá ngoạn mục với lợi nhuận từ hoạt động này tăng gần gấp 8 lần so với năm 2007, doanh số giao dịch khoảng trên 17 tỷ USD. Có được kết quả này là do BIDV đã chủ động nghiên cứu nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy các tín hiệu của thị trường, đưa ra các quyết sách.

Dịch vụ phái sinh

Kể từ năm 2006, BIDV đã bắt đầu triển khai các công cụ phái sinh bao gồm phái sinh tỷ giá, phái sinh lãi suất và phái sinh hàng hóa nhằm giúp các khách hàng doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro những biến động bất lợi về tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022