Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 2

2. Từ viết tắt Tiếng Anh



Từ viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

Tên đầy đủ Tiếng Việt

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

COC

Code of conduct

Bộ quy tắc ứng xử

EC

European Commission

Ủy ban châu Âu

EFTA

European Free Trade Association

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ILO

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

JIS

Japanese Industrial Standards

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản

NAFTA

North America Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ

OECD

Organisation for Economic Co- operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SA8000

Social Accountability 8000

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

TBT

Agreement on Technical Barriers to Trade

Hiệp định RCKT đối với thương mại

WRAP

Worldwide Reponsible Accredited Production

Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng DM toàn cầu

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 phân theo khu vực thị trường nhập khẩu 60

Bảng 2.2: Ý nghĩa phạm vi áp dụng của dấu chứng nhận quản lý chất lượng ở Nhật Bản 76

Bảng 2.3: Loại hình doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát 88

Bảng 2.4: Những lý do khiến DN quan tâm đến các quy định trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 977

Bảng 2.5: Mức độ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức giúp DN vượt RCKT 99

Bảng 2.6: Mức độ nhận biết của DN về các rào cản kỹ thuật trong hoạt động xuất khẩu trên các thị trường chính 102

Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của DN trong việc đáp ứng các RCKT 103

Bảng 2.8: Mức độ khó khăn mà DN phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật trên một số thị trường chủ yếu 104

Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng của DN đối với các rào cản kỹ thuật 105

Bảng 3.1: Các thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012 theo mục tiêu 117

Bảng 3.2: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 122


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1: Các loại rào cản kỹ thuật 31

Hình 1.2. Khung phân tích vượt RCKT đối với hàng dệt may XK 43

Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng DM VN trong giai đoạn 2007-2013 60

Hình 2.2. Áp dụng quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Hải quan Hoa Kỳ 69

Hình 2.3. Các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động trong DN 82

Hình 3.1. Những vấn đề thương mại nổi cộm liên quan tới TBT trong giai đoạn 1995-2012 116

Hình 3.2. Mô hình chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu hàng DM 136


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm đổi mới, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp DM đã có đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động. Hiện nay, DM là một trong hai nhóm hàng XK chủ lực có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, kim ngạch XK hàng DM đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng kim ngạch XK của cả nước. Năm 2013, kim ngạch XK DM đạt 20,020 tỷ đô la Mỹ. Phát triển ngành công nghiệp DM đã được xác định là định hướng chiến lược quan trong trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Thị trường XK hàng DM của Việt Nam hiện nay rất đa dạng trong đó phải kể đến một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... Đây là những thị trường phát triển, có đòi hỏi rất cao và nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm DM, về an toàn sản phẩm tiêu dùng, về đảm bảo sức khỏe con người, động thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, trước những khó khăn của kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 2008-2009, chính phủ nhiều nước, kể cả các thị trường lớn Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đã tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại nhằm vực dậy nền kinh tế của mình.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc như hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển và đi liền với xu hướng đó là bảo hộ thương mại cũng gia tăng như một thực tế khách quan. Khi tham gia hệ thống TMQT, song phương, khu vực hay đa phương, các nước đều cam kết cắt giảm thuế quan nên việc bảo hộ thương mại chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp phi thuế quan, trong đó hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là biện pháp hữu hiệu nhất và ngày càng trở lên thông dụng để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và các lợi ích quốc gia. Trong khi việc đặt ra các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phù hợp nhằm ngăn chặn những hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa độc hại ảnh hưởng tới an toàn, sức khỏe con người, động thực


vật, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, gây ô nhiễm môi trường tràn vào trong nước là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì không tránh khỏi việc các nước lợi dụng các biện pháp, quy định kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, ngăn chặn hàng nhập khẩu cạnh tranh hơn từ nước ngoài, gây phương hại đến TMQT.

Các loại RCKT trong thương mại nói chung và đối với hàng DM nói riêng được các nước áp dụng ngày càng nhiều hơn, cao hơn, tinh vi và phức tạp hơn. Trong các FTA, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán, các quy định và tiêu chuẩn đối với hàng DM cũng cao hơn so với WTO. Chẳng hạn, trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), đòi hỏi của Hoa Kỳ đối với xuất xứ hàng DM rất ngặt nghèo (từ sợi trở đi - yarn forward),... Ngoài ra, các nước đàm phán TPP, nhất là Hoa Kỳ cũng đặt ra những yêu cầu rất cao đối với vấn đề lao động và công đoàn. Một khi TPP được ký kết, những quy định về xuất xứ hay về lao động và công đoàn có thể trở thành những RCKT mới đối với XK hàng DM của Việt Nam.

Tính chất đa dạng, phức tạp của các RCKT và xu hướng gia tăng sử dụng chúng của các thị trường nhập khẩu lớn hàng DM đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các nước XK hàng DM nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho XK hàng DM nước mình, chính phủ nhiều nước XK hàng DM lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,... đã nghiên cứu một cách hệ thống các RCKT do các nước nhập khẩu dựng lên và có đối sách thích hợp giúp DN các nước này vượt rào cản thành công để đẩy mạnh XK hàng DM.

Trên thưc tế, thời gian qua, được sự hỗ trợ của nhà nước, các DNDM Việt Nam đã ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu đối với hàng DM. Có thể nói hàng DMXK của Việt Nam thời gian qua đã đạt được thành tựu quan trọng trong vượt RCKT của các thị trường nhập khẩu, sức cạnh tranh của hàng DMXK được nâng cao đã góp phần quan trọng đưa kim ngạch XK hàng DM của Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng XK chủ lực, đồng thời duy trì và mở rộng thị phần hàng DM Việt Nam trên các thị trường chủ yếu Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra một số trường hợp hàng DMXK của Việt Nam không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, một số trường hợp bị phía đối tác cảnh cáo, trả


lại hàng làm phương hại tới XK và uy tín của hàng DM Việt Nam. Đó là chưa kể tới việc hàng DMXK của Việt Nam vẫn chủ yếu là hàng gia công, thực hiện chủ yếu ở công đoạn may cuối cùng, còn phụ thuộc lớn vào mẫu mã, NPL nhập khẩu, giá trị gia tăng và giá trị trong nước thấp, điều này sẽ là khó khăn thách thức lớn đối với việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu, như quy định về xuất xứ ngặt nghèo trong TPP chẳng hạn, trong khi lại có thể tạo ra những kẽ hở cho gian lận thương mại.

Trước sự gia tăng sử dụng RCKT của các thị trường nhập khẩu và năng lực vượt RCKT còn hạn chế của Việt Nam cả ở tầm vĩ mô và DN, có thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển XK hàng DM thời gian tới, vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc về hệ thống RCKT của các thị trường nhập khẩu đối với hàng DMXK của Việt Nam đang đặt ra rất cấp thiết. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn vấn đề “Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các RCKT của các nước nhập khẩu, năng lực vượt rào cản của hàng DMXK của Việt Nam nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc đàm phán, mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng DMXK và đề xuất các biện pháp vượt RCKT phù hợp nhằm đẩy mạnh XK hàng DM, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua RCKT của các nước nhập khẩu, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về RCKT và vượt RCKT trong XK hàng DM.

Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc vượt qua RCKT thương mại đối với hàng DM và rút ra các bài học cho Việt Nam..


Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng XK hàng DM của Việt Nam trong những năm gần đây.

Bốn là, phân tích hệ thống RCKT của một số thị trường chủ yếu đối với mặt hàng DMXK và tác động của RCKT đối với hàng DMXK củaVN; phân tích thực trạng vượt RCKT của Việt Nam thời gian qua; đánh giá những thành tựu đạt được, những bất cập và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; xác định các yêu cầu cần phải điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới về cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng DMXK của Việt Nam vượt qua các RCKT.

Năm là, nghiên cứu, phân tích bối cảnh, triển vọng XK hàng DM Việt Nam đến năm 2020, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm tăng cường năng lực vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các RCKT đối với hàng DM của các nước nhập khẩu, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam

- Về không gian:

+ Nghiên cứu RCKT đối với hàng DM của 3 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Các thị trường này chiếm khoảng 70% kim ngạch XK hàng DM của Việt Nam.

+ Nghiên cứu năng lực vượt RCKT của hàng DMXK Việt Nam trên phạm vi cả nước, cả tầm vĩ mô và vi mô (Nhà nước và DN).

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng vượt RCKT giai đoạn từ năm 2007 - 2013 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. Đây là giai đoạn mà Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hàng DMXK phải đối mặt nhiều hơn với các rào cản phi thuế quan nói chung và RCKT nói riêng.


Những phạm vi nói trên không làm ảnh hưởng đến kết quả tổng thể và mục đích nghiên cứu của luận án.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có được dữ liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách quan, đa chiều về RCKT đối với hàng DM Việt Nam và xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam. Đó là các phương pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm rõ bản chất đối tượng nghiên cứu, phân tích đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa RCKT với tình hình XK hàng DM của Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản có liên quan, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng quan về tình hình XK của Việt Nam, thực trạng về RCKT tại các nước nhập khẩu chính, thực trạng về việc áp dụng các biện pháp vượt rào của các DNDM Việt Nam.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được công bố trong các báo cáo thường niên của văn phòng TBT Việt Nam, Bộ Công thương, các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Thông tin số liệu về ngành DM có thể tìm thấy trong báo cáo phân tích ngành DM từng năm, chiến lược và chính sách phát triển ngành DM Việt Nam, báo cáo tình hình XK hàng năm của tập đoàn DM Việt Nam.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu như sau:

+ Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu: Trong đó Bộ Công thương, văn phòng TBT Việt Nam, tập đoàn Dệt may Việt Nam, Viện Dệt may Việt Nam là những đơn vị được tác giả nghiên cứu tiếp cận và thu thập tài liệu.

+ Thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng: Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí cả dưới dạng in ấn và trực tuyến. Dạnh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.

+ Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí