Các Ngân Hàng Sử Dụng Đòn Bẩy Vượt So Với Khung An Toàn Của Camel



bẩy ở mức 11.99; năm 2011 đòn bẩy ở mức 12.39; năm 2012 đòn bẩy ở mức 10.93. Sử dụng đòn bẩy là một trong các yếu tố làm tăng hiệu quả cho ngân hàng và các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tận dụng tốt yếu tố này và ở mức phù hợp so với chuẩn của CAMEL đưa ra là không được vượt quá 12 lần. Tuy nhiên có một số ngân hàng sử dụng đòn bẩy quá lớn so với mức chuẩn quy định, nếu sử dụng đòn bẩy quá lớn dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản cũng như sự sụp đổ của ngân hàng.

Cụ thể các ngân hàng sau đây sử dụng đòn bẩy vượt mức quy định.

Bảng 2.7: Các ngân hàng sử dụng đòn bẩy vượt so với khung an toàn của Camel


Stt

Ngân hàng

Hệ số đòn bẩy tài chính(lần)

1

NH A Châu

17.36

2

NH AGR

25.12

3

NH BIDV

19.91

4

NH PHUONG NAM

17.73

5

NH QUOCTE

13.31

6

NH Ngoại thương

16.06

7

NH Công thương

17.92

8

NH VP

16.63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]


2.2.1.3. Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá tổ chức tín dụng về mặt rủi ro kinh doanh cũng như NLCT.

Tỷ lệ Car của các NHTM Việt Nam được xác định như sau:



Vốn tự có hợp nhất

Tỷ lệ an toàn vốn

=

hợp nhất

Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất



Bảng 2.8: Tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2003- 2012



Năm

CAR

Trung bình (%)

Số lượng ngân hàng

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất


Độ lệch chuẩn

Phương sai

2003

9.83

28

.1522

.0421

.0314

.0010

2004

9.78

28

.1914

.0438

.0363

.0013

2005

10.48

28

.2751

.0282

.0555

.0031

2006

10.61

28

.1971

.0332

.0494

.0024

2007

12.27

28

.2602

.0297

.0590

.0035

2008

13.57

28

.3915

.0283

.0795

.0063

2009

11.66

28

.2895

.0251

.0598

.0036

2010

11.16

28

.2284

.0534

.0436

.0019

2011

10.67

28

.1797

.0462

.0385

.0015

2012

11.37

28

.2232

.0580

.0446

.0020

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS

Biểu đồ 2.3: Mức bình quân CAR của các NHTM Việt Nam từ 2003- 2012



14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]

Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn các NHTM thương mại đã hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN là 8%. Cụ thể mức bình quân của CAR qua các năm: năm 2003 chỉ tiêu CAR 9.83%; năm 2004 chỉ tiêu CAR 9.78%; năm 2005 chỉ tiêu CAR 10.48%; năm 2006 chỉ tiêu CAR 12.27%; năm 2007 chỉ tiêu CAR 12%; năm 2008

chỉ tiêu CAR 13.57%; năm 2009 chỉ tiêu CAR 11.66%; năm 2010 chỉ tiêu CAR 11.16%;



năm 2011 chỉ tiêu CAR 10.67%; năm 2012 chỉ tiêu CAR 11.37%.

Bảng 2.9: Các Ngân hàng không đảm bảo tỷ lệ CAR theo khung an toàn Camel


Stt

Ngân hàng

CAR (%)

1

NH Á Châu

7.06

2

NH AGR

7.80

3

NH SEA

5.80

4

NH PHUONG NAM

6.65

5

NH QUOCTE

6.78

6

NH VP

7.84

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn mà tỷ CAR không đảm bảo theo quy định dẫn đến dễ có sự đổ vỡ cho các ngân hàng.

2.2.2. Qui mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản

Đánh giá chất lượng của tài sản trong hệ thống NHTM tác giả đánh giá thông qua hai chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu.

2.2.2.1. Dư nợ trên tổng tài sản

Dư nợ là khoản ngân hàng cho vay, khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này lớn cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng là rất tốt, tuy nhiên tỷ suất này quá lớn dẫn đến khả năng thanh khoản của NHTM giảm. Chỉ tiêu này được xác định như sau:



Tổng dư nợ tín dụng

Dư nợ/Tài sản

=


Tổng tài sản có

Sau đây là tình hình dư nợ trên tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua.



Bảng 2.10: Dư nợ trên tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2003- 2012



Năm

DUNO_TS

Trung bình (%)

Số lượng ngân hàng

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất


Độ lệch chuẩn

Phương sai

2003

64.55

28

.9337

.2334

.1718

.0295

2004

62.65

28

.8813

.2334

.1690

.0286

2005

61.77

28

.8813

.2204

.1653

.0273

2006

59.35

28

1.2413

.3145

.2048

.0419

2007

52.55

28

.8028

.2267

.1470

.0216

2008

54.80

28

.8517

.3308

.1429

.0204

2009

53.69

28

.9442

.0000

.1965

.0386

2010

47.52

28

.7353

.0000

.1609

.0259

2011

46.07

28

.7353

.0000

.1657

.0275

2012

48.89

28

.7311

.0000

.1653

.0273

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS


Biểu đồ 2.4: Mức bình quân dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ 2003- 2012


70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]

Qua số liệu cho thấy dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đảm bảo khung an toàn Camel đưa ra là <= 60%, Cụ thể: trung bình qua các năm như sau: năm 2003 dư nợ tín dụng/tài sản là 64.55%; năm 2004 dư nợ tín dụng/tài sản là 62.65%; năm 2005 dư nợ tín dụng/tài sản là 61.77%; năm 2006 dư nợ tín dụng/tài sản là 59.35%; năm 2007 dư nợ tín dụng/tài sản là 52.55%; năm 2008 dư



nợ tín dụng/tài sản là 54.8%; năm 2009 dư nợ tín dụng/tài sản là 53.69%; năm 2010 dư nợ tín dụng/tài sản là 47.52%; năm 2011 dư nợ tín dụng/tài sản là 46.07%; năm 2012 dư nợ tín dụng/tài sản là 48.89%. Theo báo cáo thuyết minh của các NHTM, dư nợ tín dụng để đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 10% tổng dư nợ, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước gần 19% tổng dư nợ. Mặt khác các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản khoảng 60% tổng dư nợ, với mức dư nợ tín dụng năm 2012 so với GDP chiếm khoảng 126%. Với tình hình đóng băng của thị trường bất động sản hiện nay dẫn đến khả năng thu hồi vốn cũng như khả năng thanh khoản của các tài sản thế chấp là rất thấp. Do vậy dư nợ có xu hướng giảm là hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng dư nợ trên tổng sản là quá cao dẫn đến khả năng thanh khoản thấp, bao gồm các ngân hàng sau:

Bảng 2.11: Một số NHTM Việt Nam dư nợ trên tổng tài sản vượt khung an toàn

Stt

Ngân hàng

Dư nợ/tài sản(%)

1

NH AGR

72

2

NH BIDV

70

3

NH DONG A

73

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]


2.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đo lường rủi ro trong quá trình cho vay của các NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng cách lấy giá trị nợ nhóm 3,4,5 chia cho tổng dư nợ của các ngân hàng. Cụ thể:


Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu(%)

=


Tổng dư nợ



Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2012



Năm

NOXAU_DUNO

Trung bình (%)

Số lượng ngân hàng

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Độ lệch chuẩn

Phương sai

2003

2.11

28

.1207

.0008

.0274

.0007

2004

2.27

28

.1246

.0008

.0285

.0008

2005

1.98

28

.1000

.0000

.0223

.0005

2006

2.49

28

.1083

.0007

.0286

.0008

2007

2.00

28

.0535

.0002

.0147

.0002

2008

3.07

28

.1822

.0014

.0354

.0012

2009

2.39

28

.0814

.0008

.0183

.0003

2010

2.37

28

.1274

.0007

.0243

.0006

2011

2.17

28

.0729

.0058

.0135

.0002

2012

4.30

28

.2161

.0132

.0389

.0015

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2003- 2012



4.50%

4.00%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]

Qua số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm như sau: năm 2003 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.11%; năm 2004 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.27%; năm 2005 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 1.98%; năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.49%; năm 2007 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.00%; năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trên



tổng dư nợ bình quân là 3.07%; năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.39%; năm 2010 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.37%; năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 2.17%; năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân là 4.03%. Với tỷ lệ nợ xấu như trên cho thấy rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất cao, tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2%, theo quy định của quốc tế ở mức 1,5%, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2%. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt mức quy định, đặc biệt là năm 2012 tỷ lệ nợ xấu vợt hơn 2 lần so với quy định của thông lệ quốc tế. Số liệu này cũng phản ánh đúng cục diện kinh tế hiện nay. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày càng gia tăng. Mức cho vay đầu tư bất động sản chiếm tỷ trọng cao chiếm 10% tổng dư nợ, mà thị trường bất động sản hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn các chủ đầu tư đã hạ giá bán 30% so với trước nhưng vẫn không bán được. Dẫn đến không thể thanh toán được nợ cho ngân hàng và tất yếu nợ xấu gia tăng. Số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện đúng mức nợ xấu mà ngân hàng hiện nay đang gánh chịu, theo tác giả khảo sát thực tế một số ngân hàng và các con nợ lớn của ngân hàng thì cho thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn số liệu đã công bố nhiều lần. Mặt khác mức lập dự phòng rủi ro không tương xứng, cụ thể năm 2012 bình quân các NHTM Việt Nam chỉ lập dự phòng rủi ro tương đương 47.85% nợ xấu. Do vậy nếu không xử lý kịp thời thì mất khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM là có thể xẩy ra.

Sau đây là các NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến:



Bảng 2.13: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao


Stt

Ngân Hàng

Tỷ lệ nợ xấu (%)

1

NH A CHAU

6.96

2

NH NN_PTNT(AGR)

5.12

3

NH ANBINH

8.52

4

NH DONG A

3.95

5

NH KIENLONG

3.94

6

NH MARITIME

5.50

7

NH NAM A

3.64

8

NH NAM VIET

4.16

9

NH PHUONGDONG

5.42

10

NH XANGDAU

3.41

11

NH SHB

3.91

12

NH DAITIN

3.31

13

NH VIETTA

3.08

14

NH NGOAITHUONG

21.61

15

NH VPBANK

5.61

16

NH PHUONGTAY

7.00

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]

2.2.3. Khnăng sinh li

Nhóm chỉ số sinh lời dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ lãi ngoài cận biên. Nhóm chỉ số này càng cao cho thấy ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả.

2.2.3.1. Khả năng sinh lời trên tài sản


Chỉ số này được xác định thông qua số liệu trên báo cáo tài chính hằng năm, chỉ tiêu được sử dụng là lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản có của NHTM Việt nam. Cụ thể:


Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời trên tài sản có

=


Tổng tài sản có


Kết quả của chỉ tiêu này trong thời gian qua như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022