Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21 lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.
Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng đã lớn mạnh cả về số lượng cũng như quy mô và mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cơ bản các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong hơn nửa thế kỷ qua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân và của bạn bè quốc tế. Với nhiệm vụ quan trọng là “một người chiến sỹ xung kích” trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trước những thách thức và thời cơ của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong giai đoạn phát triển mới.
2.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
2.1.2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại Nhà nước về qui mô nhưng về số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Các ngân hàng thương mại Cổ phần hiện nay 37 ngân hàng
2.1.2.3. Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên Nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
Bảng 2.1: Thống kê các Ngân hàng thương mại liên doanh hiện nay
Tên ngân hàng | Vốn điều lệ (triệu USD) | Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt | |
1 | Ngân hàng Indovina | 165.0 | IVB |
2 | Ngân hàng Việt – Nga | 168.5 | VRB |
3 | VID Public Bank | 62.5 | VID PB |
4 | Ngân hàng Việt – Thái | 161.0 | VSB |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Theo Khung An Toàn Camel
- Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Việt Nam
- Các Ngân Hàng Sử Dụng Đòn Bẩy Vượt So Với Khung An Toàn Của Camel
- Khả Năng Sinh Lời Trên Tài Sản Của Các Nhtm Việt Nam Từ 2003- 2012
- Tỷ Lệ Thanh Khoản Trên Tài Sản Của Các Nhtm Việt Nam 2003- 2012
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN đến năm 2012[19] 2.1.2.4.Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật 47/2010/QH12.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Bảng 2.2: Thống kê Ngân hàng thương mại nước ngoài, chi nhánh NHNNg đang hoạt động ở Nước ta hiện nay
Tên ngân hàng | Vốn điều lệ (tỷ đồng) | Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt | |
1 | ANZ Việt Nam | 3.500 | ANZ |
2 | Ngân hàng Citibank Việt Nam | 20 | Citibank |
3 | HSBC | 3.000 | HSBC |
4 | Standard Chartered Việt Nam | 3.000 | Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited, Standard Chartered |
5 | Shinhan Việt Nam | 4.547,1 | Shinhan Vietnam Bank Limited – SHBVN |
6 | Hong Leong Việt Nam | 3000 | Hong Leong Bank Vietnam Limited – HLBVN |
7 | Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia | 30 | BIDC |
8 | Ngân hàng Doanh nghiệp và Đầu tư Calyon | 45 | Ca-CIB |
9 | Mizuho | 267 | |
10 | Tokyo-Mitsubishi UFJ | 145 | |
11 | Sumitomo Mitsui Bank | 500 | |
12 | Deutsche Bank Việt Nam | 50,08 | |
13 | Ngân hàng Commwealth Bank Việt Nam | 28 |
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN đến năm 2012[19]
2.2 . ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Về phương pháp đánh giá NLTC của các NHTM, nghiên cứu đã đề cập ở chương 1, qua phần trình bày các phương pháp đánh giá như đánh giá theo Mondys, Camel, QĐ06/2008/NHNN thì nghiên cứu sẽ chọn đánh giá theo các tiêu chí theo khung an toàn của CAMEL, vì phương này tổng quát và bao hàm đầy đủ các nội dung nhất so với các phương pháp còn lại, đồng thời sử dụng tiêu chuẩn này sẽ phù hợp khi đánh giá NHLD-NHNNg nhằm mục đích so sánh với NHTM Việt Nam. Theo CAMEL có 5 chỉ tiêu lớn và được chi tiết thành 14 chỉ tiêu nhỏ để đánh giá.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 28 Ngân hàng thương mại Việt Nam từ giai đoạn 2003 đến 2012. Sau đó tính toán từng chỉ tiêu theo 5 tiêu chí lớn và mỗi tiêu chí được phân tích theo từng nhóm, căn cứ trên khung an toàn CAMEL nghiên cứu sẽ đánh giá từng chỉ tiêu, từ đó xem xét chỉ tiêu nào đã đảm bảo và chỉ tiêu nào chưa đảm bảo sẽ có giải pháp khắc phục.
Sau đây là danh sách ngân hàng được thống kê để phân tích và đánh giá:
Bảng 2.3: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam được dùng để phân tích và
đánh giá từ 2003- 2012
Tên ngân hàng | |
1 | Ngân hàng Á Châu(ACB) |
2 | Ngân hàng NN_PTNT (Agribank) |
3 | Ngân hàng AN BINH |
4 | Ngân hàng Đầu Tư phát triển (BIDV) |
5 | Ngân hàng Đông á (DAB) |
6 | Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) |
7 | Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM (HDBANK) |
8 | Ngân hàng KIENLONG |
9 | Ngân hàng Hàng hải Việt Nam(MARITIMEBANK_MSB) |
10 | Ngân hàng Phát triển ME KONG (MDB) |
11 | Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL(MHB) |
12 | Ngân hàng NAM A |
13 | Ngân hàng NAM VIET |
14 | Ngân hàng QUANDOI |
15 | Ngân hàng Phuong Dong |
16 | Ngân hàng XANGDAU |
17 | Ngân hàng Sài gòn Thường tín (SACOMBANK) |
18 | Ngân hàng Đông Nam Á(SEABANK) |
19 | Ngân hàng Sài gòn Hà nội (SHB) |
20 | Ngân hàng PHUONG NAM |
21 | Ngân hàng KYTHUONG(TECHCOMBANK) |
22 | Ngân hàng DAITIN |
23 | Ngân hàng QUOCTE |
24 | Ngân hàng VIETT Á |
25 | Ngân hàng Ngoại thương(VIETCOMBANK) |
26 | Ngân hàng Công thương (VIETTINBANK) |
27 | Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng(VPBANK) |
28 | Ngân hàng PHUONGTAY |
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN đến năm 2012[19]
Căn cứ trên các chỉ tiêu đã mô tả trong mục 1.3.2 của chương 1, tác giả tiến hành đánh giá năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam theo các tiêu chí trong mô hình CAMEL.
2.2.1. Đánh giá quy mô vốn chủ sở hữu
Quy mô vốn chủ sở hữu được đánh giá thông qua tốc độ tăng vốn chủ sở hữu hằng năm, chỉ số đòn bẩy và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
2.2.1.1. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu
Theo quy chuẩn của Camel thì vốn chủ sở hữu của các ngân hàng phải đạt
20.000 tỷ đồng, thực tế vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam được thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.4: Nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam từ 2003-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Quy mô VCSH | ||||||
Trung bình | Số lượng ngân hàng | Giá trị lớn nhất | Giá trị nhỏ nhất | Độ lệch chuẩn | Phương sai | |
2003 | 711313.2785 | 28 | 5.6070E6 | 7466.3885 | 1.3497E6 | 1.8216E12 |
2004 | 859558.4392 | 28 | 6.1137E6 | 10666.2693 | 1.5058E6 | 2.2674E12 |
2005 | 1.1091E6 | 28 | 6.3820E6 | 26665.6733 | 1.5614E6 | 2.4379E12 |
2006 | 1.4738E6 | 28 | 6.6172E6 | 70000.0000 | 1.5823E6 | 2.5038E12 |
2007 | 2.7954E6 | 28 | 1.0543E7 | 200000.0000 | 2.7538E6 | 7.5834E12 |
2008 | 3.7114E6 | 28 | 1.2527E7 | 500000.0000 | 3.3873E6 | 1.1474E13 |
2009 | 4.8786E6 | 28 | 1.7639E7 | 823394.0000 | 4.6580E6 | 2.1697E13 |
2010 | 6.7683E6 | 28 | 2.4220E7 | 1.8202E6 | 6.0003E6 | 3.6004E13 |
2011 | 8.0248E6 | 28 | 2.4390E7 | 2.0000E6 | 6.6676E6 | 4.4457E13 |
2012 | 8.8096E6 | 28 | 2.9000E7 | 3.0000E6 | 7.7378E6 | 5.9874E13 |
Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2003- 2012
9,000,000.00
8,000,000.00
7,000,000.00
6,000,000.00
5,000,000.00
4,000,000.00
3,000,000.00
2,000,000.00
1,000,000.00
-
TRUNG BÌNH
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Tác giả thống kê từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]
Qua số liệu cho thấy các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quy mô vốn chủ sở hữu không ngừng tăng qua các năm. Với mức tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước tương ứng như sau: Năm 2004 mức tăng bình quân 20.84%, năm 2005 mức tăng bình quân 29.03%, năm 2006 mức tăng bình quân 32.88%, năm 2007 mức tăng đột biến 89.68%, năm 2008 mức tăng bình quân 32.77%, năm 2009 mức tăng bình quân 31.45%, năm 2010 mức tăng bình quân 38.74%, năm 2011 mức tăng bình quân 18.56%, năm 2012 mức tăng bình quân 33.73%. Mặc dù tốc độ tăng mạnh qua các năm nhưng tổng quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với chuẩn quy định. Quy mô vốn lớn nhất năm 2012 trung bình của các ngân hàng là 8.831.293,56 triệu đồng. Mà theo khung an toàn CAMEL là 20.000 tỷ đồng. Như vậy quy mô vốn các Ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ bằng 50% so với mức khung an toàn CAMEL đưa ra, ngoại trừ các ngân hàng sau là đạt so với khung an toàn CAMEL đưa ra:
Bảng 2.5: Các NHTM Việt Nam có quy mô vốn lớn
STT | Ngân hàng | Vốn CSH (triệu đồng) | |
2012 | 1 | AGRBank | 29,606,000.00 |
2012 | 2 | BIDVBank | 23,011,705.00 |
2012 | 3 | Vietcombank | 23,174,171.00 |
2012 | 4 | Viettinbank | 26,217,545.00 |
Nguồn: Tác giả thống kê từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]
2.2.1.2. Đòn bẩy tài chính
Các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đều sử dụng nợ nhằm bổ sung vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính có tính hai mặt:
Nếu sử dụng đúng và hiệu quả thì nó có tác dụng tích cực cho ngân hàng như: Lá chắn thuế, tăng tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu vốn và đa dạng hóa được danh mục đầu tư.
Nếu sử dụng không thích hợp kém hiệu quả thì đòn bẩy tài chính có tác dụng ngược như: làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và làm tăng nguy cơ phá sản cho ngân hàng.
Chỉ số đòn bẩy tài chính được xác định:
Tổng tài sản nợ bình quân | |
Hệ số đòn bẩy | = |
Vốn chủ sở hữu bình quân |
Bảng 2.6: Đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
Đòn bẩy tài chính | ||||||
Trung bình(lần) | Số lượng ngân hàng | Giá trị lớn nhất | Giá trị nhỏ nhất | Độ lệch chuẩn | Phương sai | |
2003 | 12.2416 | 28 | 29.5137 | 1.2667 | 8.0112 | 64.1792 |
2004 | 12.4949 | 28 | 31.2398 | .9238 | 8.9101 | 79.3900 |
2005 | 13.5829 | 28 | 49.2327 | .4171 | 11.2822 | 127.2882 |
2006 | 12.3973 | 28 | 39.0471 | 1.2108 | 11.9088 | 141.8188 |
2007 | 12.8076 | 28 | 41.4898 | 2.0420 | 10.6487 | 113.3953 |
2008 | 11.2552 | 28 | 41.7957 | 1.5600 | 11.4391 | 130.8519 |
2009 | 13.1538 | 28 | 47.2148 | 1.4870 | 10.5558 | 111.4252 |
2010 | 11.9908 | 28 | 23.4720 | 3.1343 | 6.5907 | 43.4379 |
2011 | 12.3938 | 28 | 28.4835 | 1.6957 | 6.8253 | 46.5852 |
2012 | 10.9373 | 28 | 25.1200 | 1.2293 | 5.6853 | 32.3223 |
Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS
Biểu đồ 2.2: Chỉ số đòn bẩy của các NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
14.00
12.00
10.00
8.00
6.00
4.00
2.00
-
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của các NHTM Việt Nam[22]
Qua số liệu cho thấy việc sử dụng đòn bẩy của các ngân hàng bình quân qua các năm như sau: năm 2003 đòn bẩy ở mức 12.24; năm 2004 đòn bẩy ở mức 12.31; năm 2005 đòn bẩy ở mức 13.33; năm 2006 đòn bẩy ở mức 12.05; năm 2007 đòn bẩy ở mức 12.77; năm 2008 đòn bẩy ở mức 11.26; năm 2009 đòn bẩy ở mức 13.15; năm 2010 đòn