Đặc Điểm Tài Nguyên Nước Mặt Của Thành Phố Lạng Sơn


động sản xuất canh tác nông nghiệp hai bên bờ sông và khu dân cư sinh sống ven sông. Vị trí tại cầu Mai Pha gần đường quốc lộ 1A, thuộc xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn. Nước sông có màu trắng đục, mùa mưa tiếp nhận phù sa bồi lấp tương đối màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, vào mùa khô mực nước hạ tương đối thấp và dòng chảy chậm.

Các tác động chính gây ô nhiễm chất lượng nước sông Kỳ Cùng tại điểm cầu Mai Pha:

- Tác động của thời tiết (mùa mưa, lũ) kéo theo lượng đất cát, phù sa bồi lấp làm gia tăng các vật chất rắn lơ lửng trong nước, do vậy kết quả quan trắc vào mùa mưa (đợt 1 hàng năm) thường có giá trị cao.

- Hoạt động canh tác nông nghiệp có sử dụng các loại phân bón (vô cơ, hữu cơ), phân bón dư thừa chứa trong các bao bì mềm không được thu gom tập trung xả thải trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước.

- Rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt từ người dân sinh sống ven sông và xác thực vật, động vật chết thải bỏ ra sông hoặc theo mưa lũ cuốn trôi theo dòng chảy gây ô nhiễm, đặc biệt là tại các vị trí dòng nước sâu và dòng chảy chậm như các vực nước tù ven bờ sông.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Ðề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp kiểm soát hiệu quả các vấn đề môi trường và phát triển bền vững cho thành phố Lạng Sơn.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Ðánh giá được diễn biến chất lượng môi trường nước mặt giai đoan 2014 - 2018.

- Xác định các nguồn tác động đến môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, cụ thể sông Kỳ Cùng và một số hồ trên địa bàn.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian:

Tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại các vị trí tiếp nhận nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm cao (khu vực đông dân cư, cơ quan, bệnh viện, chợ, ...) trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

+ Phạm vi về thời gian:

Đánh giá, nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn từ năm 2014 - 2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm tài nguyên nước mặt của thành phố Lạng Sơn

2.3.2. Đánh giá biến động chất lượng nướcmặt thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2014 – 2018


2.3.2.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

dựa trên QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2.3.2.2. Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) trong đánh giá chất lượng môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn

2.3.3. Phân tích các nguồn tác động tới môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn

2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn

2.4. Phương pháp nghiên cứu a, Phương pháp kế thừa số liệu

- Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.

- Tham khảo các tài liệu, đề tài đã được tiến hành có liên quan đến môi trường nước mặt tại thành phố Lạng Sơn và các vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng môi trường nước từ năm 2014 đến năm 2018 tại Trung tâm Quan trắc môi trường và Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn.

- Thu thập các số liệu từ các văn bản, mạng internet địa phương và thành phố.

b) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

- Phương pháp quan trắc thực địa: thực hiện theo Thông tư số 24/2017/TT- BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.

- Vị trí điểm quan trắc môi trường, thể hiện hình 2.1:



Hình 2.1. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn


Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu, tọa độ điểm lấy mẫu nước mặt thành phố Lạng Sơn


STT

Tên điểm quan trắc

hiệu

Kiểu/loại

quan trắc

Vị trí lấy mẫu

Mô tả điểm

quan trắc

X (m)

Y (m)

1

Hồ Phai Món, phường Hoàng Văn Thụ


NM1

Môi trường nền


2418446


0681732

Nước hồ Phai Món

2

Sông Kỳ Cùng tại Cầu Ngầm, phường Chi Lăng


NM2

Môi trường nền


2416951


0679622

Nước sông tại Cầu Ngầm

3

Suối Lao Ly tại cầu Phố Muối, phường Tam Thanh


NM3

Môi trường nền


2417536


0681289

Nước suối tại cầu Phố Muối

4

Hồ Phai Loạn, phường Tam

Thanh


NM4

Môi trường

nền


2417847


0682895

Nước hồ Phai

Loạn

5


Hồ Nà Tâm, xã Hoàng Đồng


NM5

Môi trường nền


2422941


0680144

Nước hồ Nà Tâm

6

Sông Kỳ Cùng tại cầu Mai

Pha, xã Mai Pha


NM6

Môi trường

nền


2414751


0683177

Nước sông tại

cầu Mai Pha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 5


- Thời gian quan trắc: từ năm 2014-2018, tần suất quan trắc 2 đợt/năm; đợt 1 diễn ra tháng 04 hàng năm, đợt 2 diễn ra tháng 09 hàng năm trong 1 ngày với số lượng mẫu nước mặt là 01 mẫu/vị trí.

- Thông số quan trắc môi trường nước mặt: Các thông số được lựa chọn theo 5 nhóm chỉ tiêu :

+ Vật lý: pH, DO, TSS

+ Chất dinh dưỡng: COD, BOD5

+ Chất hữu cơ: NH4+, NO2-.

+ Kim loại nặng: Zn, Fe.

+ Vi sinh vật: Coliform

- Phương pháp lấy mẫu:

+ Lấy mẫu và bảo quản: Để đảm bảo cho việc vận chuyển mẫu đến địa điểm phân tích không có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng các chất trong mẫu thì dụng cụ lấy mẫu và dụng cự đựng mẫu phải đảm bảo sạch sẽ và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm sự biến đổi của mẫu đến mức tối thiểu.

Khi lấy mẫu nước chú ý không làm xáo trộn các tầng nước. Trong quá trình


lấy mẫu, học viên thường dùng loại dụng cụ lấy mẫu hình trụ mở: Loại Ruttner và Kemmerer: Có dạng hình trụ mở, dung tích từ 1 đến 3 lít có nắp đậy ở mỗi đầu. Các nắp này có thể được mở ra hoặc đóng vào nhờ hệ thống dây.Ống Ruttner làm bằng nhựa còn ống Kemmerer làm bằng đồng.Khi nắp mở nước sẽ đi qua, đến độ sâu cần lấy mẫu người ta thường kéo, hạ ống lên xuống vài lần (dao động khoảng 25cm) trước khi đóng nắp lại để lấy mẫu.

Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn các tiêu chuẩn quốc gia:

TCVN 5992:1995(ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

c) Phương pháp phân tích

Sau khi tiến hành lấy mẫu, đề tài tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm của Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đảm bảo TCVN sau:

- TCVN 6001-1:2008 - Chất lượng nước – Xác định nhu cầu Oxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.

- SMEWW 2540D:2012 – Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng.

- QT-HT-02– Chất lượng nước – Xác định hàm lượng tổng chất rắn hòa tan.

- SMEWW 4500 S2-.D:2012 - Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunfua và sunphat.

- TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150/1: 1984) - Chất lượng nước – Xác định Amoni- Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay.

- TCVN 6638:2000 (ISO 10048-1991) - Chất lượng nước – Xác định nito - Phương pháp dùng hợp kim Devarda để khử.

- TCVN 6202:2008 (ISO 6878-1 :1986) - Chất lượng nước – Xác định


Phốtpho – Phương pháp trắc phổ dùng amoni molipđat.

- TCVN 6187-1-2009 (ISO 9308-1-2000) - Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia Coli và vi khuẩn Coliform - Phần 1: Phương pháp màng lọc.

d) Phương pháp tổng hợp và so sánh

- Tổng hợp các số liệu thu thập, điều tra để chọn ra các số liệu phù hợp cần thiết để đưa vào đề tài.

- So sánh các kết quả phân tích với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt Việt Nam (QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) để đưa ra những nhận xét về môi trường nước.

e) Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước(WQI)

Để đánh giá chính xác hiện trạng ô nhiễm tại các vị trí, các điểm quan trắc, đề tài đã tham khảo cách tính chỉ số WQI được hướng dẫn và ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường để tính toán.

Tính WQI môi trường nước

Chỉ số chất lượng nước (WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học. WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thangđiểm.

* Tính toán WQI thông số (WQISI)

- WQI thông số (WQISI): được tính toán theo công thức như sau:


WQI

qiqi 1

SI

BP BP

BP C q

i1

p

i1

(2. 1)


i1

i


Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Bảng 2.2 tương ứng với mứci

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mứci+1


qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

- Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:

+ Tính giá trị DO bão hòa:

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).

+ Tính giá trị DO % bão hòa:

DObaohoa14.6520.41022T0.0079910T

2

0.000077774T

3

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100

Bảng 2.2. Quy định các giá trị qi, BPi




i


qi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số

BOD5

(mg/l)

COD

(mg/l)

N-NH4

(mg/l)

P-PO4

(mg/l)

Độ đục

(NTU)

TSS

(mg/l)

Coliform

(MPN/100ml)

1

100

≤4

≤10

≤0.1

≤0.1

≤5

≤20

≤2500

2

75

6

15

0.2

0.2

20

30

5000

3

50

15

30

0.5

0.3

30

50

7500

4

25

25

50

1

0.5

70

100

10.000

5

1

≥50

≥80

≥5

≥6

≥100

>100

>10.000


DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023