Các Mặt Hàng Nông Sản Của Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật Giai Đoạn 2001-2006

Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu, rau quả. Các mặt hàng này Việt Nam có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và được sản xuất tại các vùng chuyên canh nên xuất khẩu sang Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng nhanh.

Bảng 7: Các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật giai đoạn 2001-2006

Đơn vị: USD



2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng kim ngạch nông sản Việt Nam xuất khẩu

sang Nhật


45,05


48,76


63,67


67,15


73,13


92,04

Tỷ trọng(%)

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Cà phê

15,59

17,85

18,56

19,76

22,12

28,68

Tỷ trọng(%)

34,60

36,60

29,15

29,43

30,25

31,17

Cao su

5,229

10,447

11,986

13,08

14,71

18,70

Tỷ trọng(%)

11,61

21,43

18,82

19,48

20,11

20,32

Rau quả

14,527

15,608

16,710

17,70

20,04

25,32

Tỷ trọng (%)

32,24

32,00

26,24

26,37

27,41

27,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản - 7

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2006

Trong tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, cà phê, cao su và rau quả là ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương ứng 65,61% năm 2004, 69,64% năm 2005, 76,52% năm 2006. Đây là ba mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng sang thị trường Nhật Bản. Trong số đó, cà phê chiếm 19,76% trong tổng số giá trị nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2004, năm 2005 chiếm 22,12%, năm 2006 chiếm tỷ trọng

28,68%. Tiếp theo là cao su năm 2004, 2005 và 2006 tương ứng là 19,48%, 20,11% và 20,32%. Đối với mặt hàng rau quả, tỷ trọng trong tổng giá trị nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong các năm 2004, 2005 và 2006 tương ứng là 26,37%, 27,41% và 27,52%.

1.2.2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Về thuỷ sản, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản (trước đây),

nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2006 sang Nhật là 785,876 triệu, tăng 7,1% so với năm 2005.

Bảng 8: Các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, 1998-2006

Đơn vị: 1000 USD



2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tôm ĐL

291.035

289.606

345.394

388.541

521.427

517.831

Cá ĐL (trừ cá

ngừ)


26.348


25.33


33.575


43.288


50.527

53.621

Mực ĐL

41.958

46.368

46.438

35.534

46.173

50.573

Bạch tuộc ĐL

12.046

14.667

18.228

20.421

29.295

27.247

Mực khô

15.369

13.198

17.326

10.766

20.255

17.225

Cá khô

2.537

2.304

3.526

1.609

4.315

7.537

Ruốc khô

2.893

2.52

2.389

2.005

2.582

1.865

Cá ngừ ĐL

11.7

21.258

21.737

10.778

8.63

13.027

Mặt hàng

khác

65.587

50.65

48.846

69.896

88.991

111.842

Tổng cộng

469.473

465.901

537.459

582.838

772.195

785.876

Nguồn: Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản (trước đây), nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật chủ yếu là tôm, mực đông lạnh. Hải sản của Việt Nam, nhất là tôm, được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của Việt Nam đều được khách hàng Nhật đặt mua. Tuy nhiên, để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế biến hải sản của Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến khâu chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Trong đó, việc lấy xác nhận trước về chất lượng (pre- certification) đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hoá lưu thông tại Nhật.

1.2.3. Cơ cấu sản phẩm lâm sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lâm sản sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là đồ gỗ và các sản phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ. Về hàng mây tre đan, Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu lớn, luôn chiếm từ

10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu mây tre đan sang Nhật liên tục ở mức 25-30% từ năm 2001 đến nay.

Hiện nay Việt Nam đang vươn lên thứ 3 trong số các nước xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật Bản, sau Trung Quốc và Thái Lan, chiếm thị phần 15%. Năm 2004, xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản đạt 150 triệu, đến năm 2005 đạt 172,5 triệu và đến năm 2006 con số này là 286,2 triệu USD, chiếm 14,6% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam với mức tăng trưởng khoảng 10,8%/ năm. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2006 như sau:

Bảng 9: Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

(tỷ trọng tính theo kim ngạch)


Ghế

12,9%

Đồ dùng, nội thất nhà bếp

5,3%

Cửa

0,2%

Dăm gỗ

22,4%

Khung gương, thùng kệ

0,7%

Nội thất phòng khách, phòng ăn

20,3%

Gỗ mỹ nghệ

3,7%

Nội thất phòng ngủ

18,9%

Nội thất văn phòng

14,7%

Loại khác

1,0%

Nguồn: Bộ thương mại (trước đây), nay là Bộ Công Thương, báo cáo kim ngạch và cơ cấu các sản phẩm gỗ xuất khẩu năm 2006

Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 286,2 triệu USD. Về cơ cấu sản phẩm đồ gỗ, dăm gỗ là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang Nhật, đạt 64,12 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22,4%. Tiếp đến là đồ gỗ nội thất phòng ngủ, kim ngạch đạt 54,1 triệu USD, chiếm 18,9% tỷ trọng. Đồ nội thất văn phòng đạt 42,07 triệu USD, chiếm 14,7% tỷ trọng. Đồ nội thất phòng khách, phòng ăn đạt 58,1 triệu USD, chiếm 20,3% tỷ trọng; ghế đạt 36,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,9%.

2. Đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

2.1. Về chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường có những đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất nông, thuỷ sản nói riêng vẫn trong tình trạng manh mún và lạc hậu. Vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Hầu hết hoạt động sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có những trang trại hay các doanh nghiệp lớn. Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới năng suất nông, ngư nghiệp của Việt Nam tương đối thấp. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, thuỷ sản còn hạn chế; chất lượng các sản phẩm còn chưa cao và không đồng đều. Tỷ lệ các sản phẩm ở dạng nguyên liệu hoặc mới qua sơ chế chiếm tỷ lệ cao trong tổng khối lượng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân công chi phí rẻ trong quá trình sản xuất song hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản còn thấp.

Chất lượng hàng nông, lâm thuỷ sản của Việt Nam nói chung và hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản nói riêng tuy đã được cải thiện nhưng chưa cao, chưa ổn định và chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là những quy định liên quan đến kiểm dịch động thực vật và an toàn vệ sinh dịch tễ. Có một số nguyên nhân của tình trạng trên:

- Chưa kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu.

+ Thu mua nguyên liệu


Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản của chúng ta chưa kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu không đồng nhất, xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, rất khó kiểm soát được các thành phần nguyên liệu có độc hại hay không. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu thu mua nguyên liệu xuất khẩu từ các hộ, tuy nhiên, đến nay, nhiều vùng, kể cả những

vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vẫn tồn tại kỹ thuật canh tác kiểu cổ truyền, sử dụng cây con năng suất, chất lượng thấp, không thích ứng với nhu cầu thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng những chế phẩm hoá học trong trồng trọt và chăn nuôi và đã bị phát hiện như vấn đề nhiễm kháng sinh với thuỷ sản, vấn đề tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong rau, quả Việt Nam trong thời gian qua gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 90% diện tích và sản lượng nông sản như cà phê, cao su, rau quả xuất khẩu là từ nông dân nhưng việc trồng trọt, thu hoạch cà phê của người nông dân vẫn mang tính riêng lẻ...Trong khi việc chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản cho nông dân, một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng cho nông sản Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù Trung tâm khuyến nông quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều cố gắng. Nếu cứ để nông dân sản xuất riêng lẻ như hiện nay thì khó có thể đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu.

Đối với thuỷ sản, chúng ta thấy rõ trong việc những tháng đầu năm 2007, Nhật Bản liên tục cảnh báo phát hiện dư lượng kháng sinh Chloramphenicol tồn tại trong thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu đi thu mua từ ngư dân, khi đánh bắt xa bờ ngư dân do không có hầm cấp đông bảo quản, thay vì sử đụng đá cây đã sử dụng Chloramphenicol bảo quản được lâu hơn. Hơn nữa, tại các cơ sở nuôi trồng cũng rất khó khăn trong việc kiểm soát sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc và hoá chất đảm bảo không có thành phần bị cấm.

+ Khâu nghiên cứu, lai tạo và phát triển nguồn cây giống, con giống còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa gắn kết được hoạt động với các viện nghiên cứu để nghiên cứu, áp dụng nuôi trồng cây giống, con giống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nuôi trồng đồng thời

đảm bảo năng suất và đáp ứng được chất lượng của thị trường nhập khẩu Nhật Bản đặt ra. Thời gian lai tạo lâu, việc phổ biến giống mới còn chậm và nhiều hạn chế. Điều này làm cho đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản gặp khó khăn ngay từ khâu giống.

- Công nghệ chế biến ở các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thuỷ sản còn lạc hậu, chậm đổi mới. Máy móc, thiết bị, kỹ thuật chế biến chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường Nhật Bản. Việc thiếu vốn dẫn tới các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam không thường xuyên đổi mới được máy móc, thiết bị công nghệ chế biến. Hệ số đổi mới máy móc thiết bị của các doanh nghiệp này chỉ đạt 7%/ năm, bằng 1/2-1/3 so với mức tối thiểu của các nước xuất khẩu nông, thuỷ sản trong khu vực như Thái Lan, Maylaysia19. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phụ thuộc khá nhiều vào khả năng cung cấp nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thường xuyên không ổn định vì chưa có các vùng chuyên canh nông, lâm, sản tập trung cho năng suất cao, sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu phần lớn là tự phát, chưa gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liêu. Do đó, vẫn có tình trạng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sản xuất ra không có nhà máy chế biến thu mua, tiêu thụ hết và

ngược lại, nhiều doanh nghiệp khi có đơn đặt hàng lớn từ thị trường Nhật Bản lại không thu mua đủ nguyên liệu để chế biến đành phải khước từ đơn hàng.

- Hệ thống quản lý chất lượng mang tính quốc tế như ISO 9000, ISO 14000 và HACCP là chứng nhận quan trọng đối với thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đạt được những chứng chỉ này. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), đến nay mới chỉ có 89/336 cơ sở chế biến thuỷ sản được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm các loại hình chế biến thuỷ sản đông lạnh,


19 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006

chế biến thủy sản khô, chế biến đồ hộp, chế biến nước mắm xuất khẩu. Chỉ số này cho thấy, còn đến 73,5% số cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngành thuỷ sản và còn 20% sản phẩm còn đang được sản xuất trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (78/336 doanh nghiệp chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu). 20Đối với các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngành thuỷ sản, việc áp dụng HACCP là nội dung bắt buộc khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, việc áp dụng HACCP trong các cơ sở chế biến xuất khẩu còn mang nặng tính hình thức, đối phó với thị trường nhập khẩu, với cơ quan kiểm tra. Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ việc áp dụng thực sự HACCP tại cơ sở và thực sự coi HACCP là biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất, từ đó dẫn đến nhiều lô hàng bị huỷ bỏ hoặc bị trả về do không đạt yêu cầu.

- Tiêu chuẩn chất lượng

Thêm vào đó, các tiêu chuẩn chất lượng nông sản, lâm, thuỷ sản của Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm chưa đổi mới, theo kịp được các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là với thị trường khắt khe như Nhật Bản nên việc nông sản, lâm, thuỷ dù đã phân loại chất lượng song vẫn không được đánh giá cao là điều dễ hiểu. Ví dụ như các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang mua bán cà phê không theo quy trình tiêu chuẩn. Nông dân trồng cà phê thường có thói quen thu hái tổng hợp hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và cất giữ thủ công khiến chất lượng giảm. Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là việc áp dụng tiêu chuẩn cho cà phê xuất khẩu. Là thành viên của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO)- tổ chức có 25 nước chiếm 73,1% lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu phải tuân thủ những tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu, nhưng Việt Nam hiện lại nằm trong số 26,9% lượng cà phê xuất khẩu không tuân theo tiêu chuẩn nào của ICO21. Điều này khiến Việt Nam trở thành nước chuyên xuất khẩu cà phê xô,


20 VASEP, khảo sát thực trạng thực hiện tiêu chuẩn HACCP của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản năm 2006

21 ICO, Báo cáo thị trường cà phê thế giới năm 2006

bởi hàng tốt hàng xấu trộn lẫn lộn. Hiện chúng ta đã có tiêu chuẩn nhà nước- TCVN4193:2005 của Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân sống và đã được tổ chức cà phê thế giới công nhận. Nhưng đến thời điểm này tiêu chuẩn TCVN4193:2005 vẫn chưa được áp dụng, cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn cũ- TCVN4194-3-93. Điểm khác nhau là tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá cà phê ở ba tiêu chí là hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất. Trong khi tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của cà phê. Việc chưa áp dụng tiêu chuẩn mới phù hợp với quốc tế phản ánh những yếu kém trong quản lý chất lượng hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản nói riêng.

2.2. Thực trạng trình độ lao động, năng lực tài chính và công nghệ của doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

Trình độ đội ngũ lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn yếu kém về cả về tay nghề và trình độ học vấn, chủ yếu thiên về số lượng. Đặc biệt, nguồn lao động được đào tạo về chuyên môn lại càng hiếm hoi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu và sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất. Trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản mặc dù đang được cải thiện song trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu hiểu biết về thị trường Nhật Bản. Trình độ tin học, ngoại ngữ của người lao động còn hạn chế vẫn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Hơn nữa, muốn làm ăn thương mại với thị trường Nhật Bản, chúng ta cũng phải biết tiếng Nhật để hiểu hơn về thị trường Nhật Bản, tuy nhiên số lượng người biết tiếng Nhật ở nước ta còn chưa nhiều, do đó, đội ngũ cán bộ biết tiếng Nhật trong các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản còn rất ít.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022