liệu của các nhà máy chế biến chè xuất khẩu vừa xa, vừa thiếu nguyên liệu chế biến, giá vận chuyển cao, trong khi đó một số vùng sâu, vùng xa dân trồng chè không tiêu thụ kịp; Các vùng chè không tập trung và chè vùng cao thiếu cơ sở chế biến thích hợp nên chưa phát huy được giá trị của loại chè ở trên độ cao có chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng.
2.1.9. Thực trạng công nghệ và ứng dụng công nghệ
Nhìn chung, phần lớn các nhà máy sản xuất chè xuất khẩu đều có thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu so với thế giới (trừ các nhà máy của tổng công ty chè Việt Nam có được đầu tư cải tiến nâng cấp chút it). Công nghệ ở hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở nước ta phần lớn là các công nghệ OTD, CTC của Liên Xô, Ấn Độ, từ thập niên 60-70 của thế hệ cũ. Đứng trước nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè nước ta đã đầu tư, lắp đặt nhiều dây chuyền công nghệ mới của Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ như ở Phú Thọ, Mộc Châu, Hạ Hòa... Nhiều phương pháp mới được sử dụng có hiệu quả như việc lên men bằng khay gỗ trước kia nay được thay thế bằng khay nhựa, khắc phục được tình trạng chè bị thiu, nước đục; Thay thế đốt bằng than cám sang đốt bằng than cục không những vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển và đốt lò mà tổng chi bằng tiền cho than cũng giảm được 30%; Cấy ghép chiết cành, lai tạo giống mới, nhập 2 triệu hòm chè từ Nhật Bản, tưới tiêu, chăm sóc đồng bộ...
Các dây chuyền công nghệ chế biến chè đen OTD, CTC được nhập chủ yếu từ Liên Xô cũ từ những năm 1957-1977, dù đã được thay thế bằng cách phụ tùng trong nước nhiều lần nhưng vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm ở các khâu: lên men, sấy, hút bụi, phòng sàng nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, không đảm bảo tính đồng bộ. Sự không đồng bộ của dây chuyền dễ dẫn đến cắt xén dây chuyền trong quá trình sản xuất và do vậy chất lượng cũng giảm theo.
Trong các năm qua, sự gia tăng về số lượng và năng lực sản xuất của các máy móc thiết bị tăng lên một cách nhanh chóng là do từ năm 1991, một số doanh nghiệp trước đây hoạt động chế biến chè xuất khẩu sang thị trường Liên Xô (cũ) gặp khó khăn vì tình hình Liên Xô khủng hoảng, đã chuyển hướng sang cải tạo doanh nghiệp, đổi mới mua sắm thêm thiết bị máy móc (như công ty chè Tân Phú). Số lượng máy móc thiết bị tương đối đa dạng và phong phú so với các ngành khác,
phản ánh năng lực công nghệ ngày càng tăng cả về chất lẫn về lượng, số lượng dây chuyền công nghệ không ngừng được chuyển giao, lắp đặt tăng dần qua các năm ở công ty thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, tận dụng nguồn lực hiện có trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành chè..
2.1.10. Về bộ máy tổ chức quản lí
Nhìn chung, bộ máy quản lý của các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở nước ta còn cồng kềnh. Có thể lấy Tổng công ty chè Việt Nam – doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn diển hình của nước ta làm ví dụ: có quá nhiều phòng ban không cần thiết, thêm vào đó, khi chưa thực hiện cổ phần hoá thì nhân sự làm công tác quản lí ở tổng công ty là quá nhiều, bao gồm cả các cán bộ quản lí của các công ty con, công ty thành viên... gây nhiễu loạn và rắc rối bộ máy tổ chức. Khi các đơn vị thành viên chuyển sang công ty cổ phần, mối quan hệ Tổng công ty và các đơn vị này không còn là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới với các mệnh lệnh, chỉ thị mà là mối quan hệ bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh. Vì vậy, bộ máy quản lý cần được sắp xếp lại, cán bộ cần được bố trí lại, chế độ đãi ngộ cũng cần được xem xét lại theo hướng gắn thu nhập của mỗi người với hiệu quả công tác để có thể đáp ứng được yêu cầu mới, đồng thời phải giải quyết tốt chính sách cán bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiền Lương Bình Quân Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực
- Trình Độ Công Nghệ Và Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ
- Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Chè Sang Các Thị Trường Giai Đoạn 2003 - 2006 Đơn Vị Tính: %
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Chủ Yếu Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Khi Việt Nam Gia Nhập Wto Và Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 12
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam
2.2.1. Về qui mô và số lượng doanh nghiệp
Cũng giống như các doanh nghiệp xuất khẩu khác của nước ta, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng không nằm ngoài tình trạng năng lực cạnh tranh xét theo qui mô và số lượng chưa cao so với các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành hàng của các quốc gia khác trong khu vực. Số lượng doanh nghiệp tuy tương đối nhiều nhưng qui mô xét về vốn, lao động... lại nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp. Thời gian gần đây còn xuất hiện tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè, trong khi thị trường chưa được mở rộng tương ứng. Theo Hiệp hội chè Việt Nam, hiện có 7 thị trường mua chè chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng thực tế lại có quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chè. Cụ thể là Đài Loan mua 6 loại chè từ 72 doanh nghiệp Việt Nam; Pakistan mua 2 loại chè từ 60 doanh nghiệp; CHLB
Đức mua 12 loại chè từ 33 doanh nghiệp; Trung Quốc mua 9 loại chè từ 31 doanh nghiệp; Hoa Kỳ mua 24 loại chè từ 31 doanh nghiệp; Nhật Bản mua 9 loại chè từ 30 doanh nghiệp Việt Nam; Nga mua 2 loại chè từ 27 doanh nghiệp. Do sự bùng nổ của các cơ sở chế biến quy mô nhỏ ở nhiều địa phương khác nhau, trong khi các tiêu chuẩn về nguyên liệu, các thông số trong quy trình kĩ thuật không được tôn trọng nên sản phẩm chè làm ra thường có chất lượng thấp. Trong khi đó, do phải chia sẻ vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến quy mô nhỏ nên các nhà máy chè chế biến không thể hoạt động hết công suất thiết kế. Kết quả, chất lượng và giá xuất khẩu chè của nước ta ngày càng thấp, kéo theo đó là uy tín của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng suy giảm
Hiệp hội nhận định, nhiều người bán, ít người mua thì bất lợi sẽ thuộc về người bán, cạnh tranh trong nước để xuất khẩu sẽ diễn ra gay gắt, tiềm lực bị chia nhỏ, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Mặt khác, tình trạng nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu chè vào một thị trường là một trong những lý do làm cho giá chè của ta luôn thấp hơn so với các nước khác và chất lượng chè Việt Nam vừa không cao vừa không ổn định.
2.2.2. Về nguồn nhân lực
Nhìn chung, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm gần đây không có sự biên động đáng kể. Tỷ lệ lao động có kĩ thuật cao và chuyên gia công nghệ trong các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam còn chưa cao, phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu bộ phận chuyên về khoa học công nghệ cũng như nhân viên đủ khả năng làm việc tại các bộ phận này. Ngoại trừ tổng công ty chè Việt Nam và một số công ty thành viên trực thuộc có lực lượng lao động được đào tạo một cách có hệ thống, đa số cán bộ lãnh đạo và quản lí, cán bộ kĩ thuật đều có trình độ đại học và sau đại học, khả năng quản lí tốt; thì phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chè nước ta còn thiếu các cán bộ quản lí có kinh nghiệm, các kỹ sư, các cán bộ kĩ thuật có kiến thức sâu về chuyên môn, có khả năng ngoại ngữ tốt để có thể cập nhật và tiếp thu công nghệ mới trên thế giới. Như vậy về mặt cán bộ kĩ thuật và cán bộ quản lí cấp cao, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, nếu thiếu hụt về cán bộ cao cấp thì bù
lại, chúng ta lại có lực lượng lao động sản xuất dồi dào, có năng suất lao động tương đối và đặc biệt là giá nhân công thấp, khả năng cạnh tranh cao tương đối so với các nước trong khu vực, là một trong những công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
2.2.3. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam xét theo phương diện sản phẩm có thể nói là thấp. Một minh chứng điển hình cho nhận định này là sự tụt giá và suy giảm uy tín liên tục của sản phẩm chè thời gian vừa qua. Sở dĩ có tình trạng này là do có những sản phẩm chè chế biến chất lượng thấp vẫn tham gia vào thị trường hàng xuất khẩu làm giảm uy tín các sản phẩm chè xuất khẩu chính của Việt Nam. Còn tồn tại quá nhiều cơ sở sản xuất chè có qui mô nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cho xuất khẩu. Sản phẩm chè xuất khẩu của các doanh nghiệp không đồng bộ về chất lượng, vẫn còn tồn tại các sản phẩm chè xuất khẩu có chứa độc tố (chất tamin), hàm lượng thuốc trừ sâu cao, không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay việc quản lý chất lượng chè xuất khẩu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước Nhà nước, việc chứng nhận chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu còn nhiều bất cập. Năng suất thấp, chất lượng thấp dẫn đến giấ cả thấp, là một trong những tồn tại của xuất khẩu chè Việt Nam; thực tế là nhiều công ty lớn còn không muốn nhập khẩu sản phẩm chè Việt Nam do sợ chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đên uy tín. Đây là vấn đề cần được khắc phục ngay nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường quốc tế..
2.2.4. Về trình độ công nghệ
Máy móc công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu chè nước ta vẫn còn lạc hậu. Mặc dù trong thời gian gần đây các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam đã có những đầu tư đáng kế để đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp được với thế giới, trình độ tự động hoá, cơ khí hoá chưa cao, dây chuyền công nghệ thường xuyên chưa được sử dụng hết công suất... nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam xét về trình độ công nghệ còn thấp. Theo số liệu thống kê của hiệp hội chè Việt Nam năm 2004 thì:
20,2%
+ Số doanh nghiệp có tỉ lệ tự động hoá trên 50% công việc chiếm khoảng
+ 20 – 50% công việc chiếm 43,7%
+ dưới 20% công việc chiếm 47,1 %
Về thực trạng sử dụng công suất :
+ Số doanh nghiệp sử dụng hết 90-100% công suất chỉ khoảng 17 %
+ Số doanh nghiệp sử dụng 70-90% là khoảng 48%
+ Số doanh nghiệp sử dụng 50-70% là khoảng 20%
+ Số doanh nghiệp sử dụng chưa đến 50% công suất là khoảng 15%
Tỷ lệ ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam còn chưa cao, tỉ lệ doanh nghiệp có website bán hàng trực tuyến còn ít, tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của chiến lược Marketing ở các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam còn chưa cao... khiến cho hiệu quả của các công tác phân phối, xúc tiến bán hàng ở thị trường thế giới còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; cùng với trình độ công nghệ lạc hậu, công suất sử dụng thấp... là những tồn tại trước mắt khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam xét về mặt trình độ công nghệ còn thấp trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
I. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới
1. Bài học từ phía Trung Quốc
Sau một phần tư thế kỉ tiến hành cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển diệu kì, nhiều nhà kinh tế đang dự đoán đến khả năng Trung Quốc giữ vị trí quán quân kinh tế thế giới trong một tương lai không xa. Hết năm 2002, các nhà phân tích kinh tế đều thống nhất rằng: “Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất trên thế giới hoạt động gần hết công suất trong những năm qua, Mỹ, Nhật Bản, Đức... đều không thể sánh kịp”. Trên con đường phát triến kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng; do vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế rất cần được nghiên cứu học tập. Tuy nhiên, không có khuôn mẫu nào có thể mô phỏng giản đơn, mỗi quốc gia phải tìm ra con đường riêng cho sự phát triển của mình trên cơ sở tổng kết đánh giá kinh nghiệm thực tiễn.
Sau đây là các kinh nghiệm có thể tham khảo từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế:
- Thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong số hơn 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất hành tinh thì có tới 400 công ty đã đầu tư vào Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, từng bước tiến tới tự nhập khẩu, tự sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
- Doanh nghiệp Trung Quốc chủ động hội nhập, chủ động tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế để có thể trở thành một mắt xích trong dây chuyền phân công sản xuất của các tập đoàn lớn thông qua các hợp đồng gia công. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã cố gắng thực hiện phương châm: “Hợp tác với các đại gia, học tập các đại gia, cạnh tranh với các đại gia”.
- Các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển hợp lí: từ chỗ “khoác” nhãn mác nước ngoài đến tự xây dựng thương hiệu riêng; từ chỗ “trau dồi” các kinh nghiệm cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia tại thị trường trong nước đến chỗ xuất khẩu vào thị trường các nước nhỏ và sau đó mới hướng đến các thị trường lớn như Mỹ và Tây Âu...; từ chỗ yếu kém về năng lực quản lí, họ đã khôn khéo học tập ngay từ chính đối tác hoặc thuê mướn chuyên gia nước ngoài về đào tạo.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả:
+ Nhận thức được tính tất yếu và tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chủ trương mạnh dạn mở cửa đối ngoại. Ông Đặng Tiểu Bình khắng định: “Một quốc gia muốn có độc lập chính trị thực sự, thì phải cố gắng thoát khỏi nghèo nàn... Mà muốn thoát khỏi nghèo nàn thì không thể nào cô lập ngoài thế giới...”
+ Khi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, Trung Quốc luôn luôn quán triệt “Ba nguyên tắc”: đảm bảo tính ổn định tương đối; tính liên tục, có thể dự báo được và tính khả thi. Chẳng hạn, chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc rất logic và rõ ràng, nhờ đảm bảo khả năng chuyển đổi giữa đồng nội tệ và các tài khoản vãng lai; hỗ trợ các doanh nghiệp về tín dụng; thông tin và xúc tiến thương mại hiệu quả; vì vậy mà doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng cạnh tranh rất cao.
+ Chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm đầy đủ hơn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, tối ưu hoá việc phân bổ các nguồn lực xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và tuân thủ các thông lệ quốc tế...
Từ Trung quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quí báu có thể áp dụng cho Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trong tình hình mới:
+ Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc thu hút đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, phát triển qui mô..., từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ ràng về tình hình mới, chủ động hội nhập, xây dựng các chiến lược phát triển hợp lí, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và các điều kiện cụ thể của đất nước.
+ Nhà nước xây dựng các chính sách cạnh tranh cho doanh nghiệp gắn kết với chính sách tự do hoá kinh tế và hoàn thiện công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước.
+ Thực hiện mở cửa đa phương, đa dạng hoá và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng trong chính sách cạnh tranh của đất nước.
+ Để cạnh tranh thị trường lành mạnh, Nhà nước cần thành lập và vận hành có hiệu quả các cơ quan chống độc quyền có đủ quyền lực và tính độc lập cao.
2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia khác
Để đáp ứng với xu thế phát triển mới, các nước đã và đang phát triển rất chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cả tri thức và chuyên môn cao, các nước đã và đang phát triển hiện nay đã tăng tỷ lệ bình quân đầu tư cho tri thức (bao gồm cả đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển) lên đến 8% GDP. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong các nước đã và đang phát triển này không ngừng được nâng cao đặc biệt là đội ngũ thi hành công vụ.
Anh là một nước công nghiệp phát triển với khoảng 500.000 công chức. Mục tiêu chiến lược đối khu vực công chức của Anh là trách nhiệm công chức phải cao, phải có trình độ chuyên môn và có phương thức đúng, đạt hiệu quả cao, phải làm được công việc nhanh chóng với chi phí thấp. Cách đào tạo công chức ở Anh là huấn luyện công tác thực tế và phân cấp mạnh cho cấp dưới để họ có quyền tự chủ riêng vì đặc thù công việc của mỗi ngành, mỗi cấp cũng khác nhau. Ở Anh, Học viện quan chức dân sự chịu trách nhiệm huấn luyện học viên hành chính, quan chức thực hành cao cấp và quan chức dân sự cao cấp.
Australia mỗi năm dành khoảng 350 triệu đô la để đào tạo các công chức Liên bang, chiếm khoảng 5% tổng quĩ lương. ở Australia thành lập Hội đồng Đào tạo Công vụ Liên ngành với sự tham gia của các viên chức cấp cao, gồm các đại diện giíi lao động và các đại diện giới giáo dục nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ và đề xuất có hiệu quả trong quá trình đào tạo công chức. Hơn nữa tại Australia không tiến hành đào tạo công vụ như một hoạt động riêng biệt, nó được gắn kết với chính sách đào tạo quốc gia. Mục tiêu đào tạo các công chức Liên bang của Australia đã