các Thương vụ, Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài và cộng đồng DN XKNS để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư.
Chủ động phối hợp với phía Trung Quốc đưa hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và bán lưu niệm một số mặt hàng nông sảnnhư gạo và các sản phẩm gạo, trái cây, tôm, cá tra, điều, chè… tại điểm dừng chân của các tour du lịch từ Trung Quốc, đặc biệt là tại các địa phương thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc như Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh…
Tích cực làm việc với phía Trung Quốc để triển khai thủ tục thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Căn cứ vào nhu cầu, tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư của các địa phương và nguồn lực thực tế, dự kiến tiếp tục triển khai thành lập các Văn phòng xúc tiến thương mại theo thứ tự ưu tiên tại Tứ Xuyên và Nam Kinh - là các khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn về nông sản.
Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại địa bàn sở tại trong việc: (i) Phối hợp tư vấn, cung cấp thông tin về các nhóm ngành hàng có ưu thế XK của Việt Nam như trái cây nhiệt đới, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, gạo... cho các DN kinh doanh thương mại điện tử của Trung Quốc; (ii) Tăng cường tìm kiếm doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Trung Quốc hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, hợp tác xã của Việt Nam ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; (iii) Tuyên truyền vận động, tổ chức đoàn mua hàng, đoàn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khảo sát giao thương nhập khẩu hàng hóa, tham dự các Hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế tại Việt Nam như Vietnam Expo, Foodexpo, Vietfish, Hội chợ nông nghiệp quốc tế, Triển lãm mỗi làng một sản phẩm…
Tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả và cụ thể hóa nội dung các Bản ghi nhớ hợp tác liên quan đến xúc tiến thương mại đã được ký kết, cụ thể: (i) MOU về thương mại NS giữa Việt Nam và Trung Quốc với mục tiêu tổ chức kết nối giao thương đối với gạo, trái cây, thủy sản tại các địa phương còn dư địa tăng trưởng XK như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Sơn Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc...; (ii) MOU về phát triển thương mại giữa Bộ Công Thương (Cục xúc tiến thương mại), 12 Sở Công thương các tỉnh/thành phố của Việt Nam: Lào
Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); (iii) MOU về phát triển thương mại giữa Bộ Công Thương (Cục xúc tiến thương mại), 10 Sở Công thương các tỉnh/thành phố (Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La) với Sở Thương mại Quảng Tây (Trung Quốc).
Phối hợp giữa các Bộ, ngành, Trung ương, các địa phương với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tổ chức các sự kiện xúc tiến kết hợp thương mại, đầu tư và du lịch Việt Nam tại Trung Quốc như Tuần lễ văn hóa Việt Nam nhằm quảng bá về văn hóa, du lịch, nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam tới đông đảo người tiêu dùng Trung Quốc; Diễn đàn, tọa đàm DN, đối thoại công - tư nhân dịp công tác của lãnh đạo cấp cao nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các quy định, tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường Trung Quốc cho các DN xuất khẩu nông sản.
4.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Bối Cảnh Mới Và Định Hướng Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
- Có Chiến Lược Xuất Khẩu Thích Hợp Đối Với Hàng Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc
- Hoàn Thiện Môi Trường Kinh Tế, Pháp Luật, Đẩy Mạnh Sự Phối Hợp Của Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Trong Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Xuất Khẩu
- Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 22
- Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 23
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
4.2.5.1. Lý do đề xuất giải pháp
Đặc điểm DN là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đối với DN có năng lực quốc tế cạnh tranh, quy mô DN lớn thì hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ hiệu quả hơn. Trong quá trình phân tích cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay đã phần là DN nhỏ và siêu nhỏ (trừ một số tổng công ty nhà nước, chủ yếu tập trung XK các hợp đồng gạo được ký kết giữa hai quốc gia) vì vậy năng lực cạnh tranh còn có hạn.
4.2.5.2. Mục đích của giải pháp
Giải pháp được đề xuất với mục đích năng lực cạnh tranh của DN XKNS để nâng cao tỷ trọng hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
4.2.5.3. Các biện pháp cụ thể
Nhóm yếu tố thị trường trong nước thể hiện qua các tiêu chí cơ bản: (1) Năng lực kinh doanh quốc tế của DN; (2) Quy mô doanh nghiệp về lao động, vốn.
Từ đánh giá các tiêu chí này, Luận án đưa ra hệ thông giải pháp đồng bộ:
Đối với Chính phủ( Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách thuận lợi. Chính
phủ cần tạo ra một môi trường tín dụng có cạnh tranh, như việc có thể các ngân hàng đặc thù cho nông nghiệp, hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gần như chiếm vị trí duy nhất đối với các khoản ngành nông nghiệp dẫn đến sự độc quyền không đáng có. Việc DN tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi quy mô DN sẽ được mở rộng hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Tạo cơ chế chính sách ưu đãi để khuyến khích DN áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý DN.
Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt hữu dụng trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Chính phủ cần có định hướng và chỉ đạo về việc phát triển Thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ về việc tập huấn kiến thức, kỹ năng và cách áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc sản xuất, kinh doanh và XK NS hiệu quả và chất lượng hơn.
Chính phủ cần tham gia hỗ trợ cho hoạt động vườn ươm DN nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp.
Hoạt động vườn ươm DN nông nghiệp là hoạt động mà tại đó Chính phủ sẽ hỗ trợ DN thông qua cung cấp các tư vấn về pháp lý, về vốn phát triển DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài cho DN.
Tiếp tục cải cách DN nhà nước. Quá trình cổ phần hóa trong tất cả các ngành nghề hiện nay đang được diễn ra tại Việt Nam tuy vậy được đánh giá là khá chậm chạp. Các DN nhà nước thường nhận được ưu đãi nhất định về các chính sách của Chính phủ, điều này hạn chế sự gia nhập của các DN mới. Các DN tư nhân đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ rất khó thành công khi DN nhà nước có đủ quyền lực thị trường để ngăn cản sự ra nhập của DN tư nhân. Điều này sẽ bóp méo sự phát triển của một thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Đối với doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng quản trị DN. Các DN cần đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các DN, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hoá hoạt động tuyển dụng, đánh giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu.
Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý... để nâng cao
chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ.
Tích cực tham gia nhiều hơn nữa các khóa học bổ sung kiến thức và hiểu biết về nghiệp vụ quản lý và trình độ chuyên môn cần thiết. Thêm vào đó, các lớp tiếng Trung được mở ra nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng cần phải bổ sung thêm nội dung giảng dạy tiếng địa phương nhất là những vùng giáp với biên giới Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Nếu như tiếng phổ thông là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi thì ở nhiều khu vực phía Nam giáp biên Trung Quốc, tiếng địa phương hay tiếng Quan thoại lại được sử dụng nhiều hơn... việc hiểu biết thêm về ngôn ngữ này cũng giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung kiến thức, hiểu biết và kỹ năng về việc áp dụng các công cụ hiện đại trong việc quản lý, điều phối các hoạt động nội bộ và đối ngoại của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh, thông tin liên lạc, đàm phán, trao đổi, ký kết hợp đồng…
Tiểu kết:Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành khá nhiều các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng. Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều nguồn lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia, giảm dần vào sự biến động của thị trường xuất khẩu, nghiên cứu này gợi ý một số chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, cụ thể là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về thị trường Trung Quốc, có chiến lược xuất khẩu thích hợp đối với hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, xây dựng và củng cố mối liên kết giữa các đối tác với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, hoàn thiện môi trường kinh tế, pháp luật, đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, có chung đường biên giới và là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Những yếu tố của thị trường này ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng. Trong bối cảnh thế giới bước sang thập kỷ mới với nhiều biến động, việc nghiên cứu những ảnh hưởng đến hoạt động XK ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Học thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng là những cơ sở lý luận của nghiên cứu này. Theo kết quả tổng quan nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể chia thành hai loại: nhân tố bên trong gồm đặc điểm DN, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing XK; nhân tố bên ngoài gồm đặc điểm ngành, thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Ở Việt Nam, hiện nay đang thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này.
Để lượng hóa và khẳng định sự ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên tới tới hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện gồm nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia. Phương pháp định lượng được thực hiện với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi gồm 307 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Mô hình nghiên cứu được phân tích, kiểm định bằng phương pháp mô hình cấu trúc (SEM). Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng cho biết đặc điểm của DN, đặc điểm quản lý, chiến lược Marketing XK, mối quan hệ kinh doanh, đặc điểm thị trường nước ngoài, thị trường trong nước và đặc điểm ngành hàng XK ảnh hưởng thuận chiều với hoạt động XK. Trong đó kết quả hoạt động XK chịu tảnh hưởng mạnh nhất bởi đặc điểm thị trường nước ngoài, chịu ít ảnh hưởng nhất bởi đặc điểm ngành hàng XK.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện theo quan điểm về Quan điểm đẩy mạnh XKNS của Việt Nam đến năm 2030 và Quan điểm về thương mại NS Việt Nam với Trung Quốc,
nghiên cứu đã gợi ý một số chính sách đối với Chính phủ và các DN xuất khẩu nông sản Việt Nam. Cụ thể, đối với chính phủ, cần có chính sách phù hợp với sự biến động của thị trường Trung Quốc, nâng cao vai trò của Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ XK, đa dạng hóa các hình thức XTTM và phát huy vai trò các hiệp hội. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển chiến lược marketing XK thích hợp, xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững.
Nghiên cứu này có một số điểm mới. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã phân tích những nhân tốc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc một cách có hệ thống, sử dụng phương pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và cập nhật các số liệu mới nhất.
Một điểm mới nữa trong Luận án là thang đo nghiên cứu đã được bổ sung thêm chỉ báo dựa vào kết quả nghiên cứu từ tổng quan, cơ sở lý luận và phỏng vấn sâu các chuyên gia. So với thang đo gốc nhân tố mối quan hệ kinh doanh chỉ nói đến chỉ báo về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản là chủ yếu. Tuy nhiên trong Luận án này tác giả đã thêm hai chỉ báo là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với nguồn cung (DN sản xuất sản phẩm, nông hộ) và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với cơ quan chủ quản. Thang đo này chính là một trong 3 thang đo ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động XK của DN. Như đã nêu trên các thang đo trong nghiên cứu không chỉ đạt giá trị độ tin cậy cao, giá trị hội tụ tại Cronbach’s α, phân tích nhân tố (EFA) mà còn cả trong CFA.
Nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế nhất định, đó là thước đo kết quả XK trong luận án mới chỉ được nghiên cứu dưới góc độ tài chính, góc độ phi tài chính chưa được nghiên cứu do sự hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu. Ngoài ra, do tác giả chỉ tập trung đánh giá một số nhân tố chính ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong XK chính ngạch điều kiện bình thường nên chưa đầy đủ, khái quát. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận án, mặc dù nghiên cứu sinh đã cố gắng để tiếp cận các tài liệu liên quan đến thị trường Trung Quốc từ các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bổ sung vào việc đánh giá, phân tích dựa trên những dữ liệu thứ cấp tuy nhiên theo quy định về chế độ
quản lý văn bản hiện hành, các văn bản liên quan đến thị trường Trung Quốc đều được đặt ở chế độ mật, thậm trí là tuyệt mật, nên dù rất cố gắng nhưng nghiên cứu sinh gần như không tiếp cận được các tài liệu này. Những hạn chế nêu trên của Luận án cần được tiếp tục giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng luận án cũng mang lại một số kết quả có ý nghĩa nhất định về cơ sở lý luận và thực tiễn. Đó là luận án khẳng định sử dụng lý thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là phù hợp, và có thể sử dụng học thuyết này sang các lĩnh vực khác.
Đồng thời, nghiên cứu này làm rõ hơn nhân tố thuộc về hoạt động XKNS, lượng hóa những ảnh hưởng đó để đánh giá vai trò của từng nhân tố đối với hoạt động XKNS nhằm đề xuất những chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động XKNS từ Việt Nam sang Trung Quốc, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lam Thanh Ha (2021), “Vietnam’s agricultures export to China market – The effects of external factors”, Tạp chí Công thương, ISSN: 0866-7756.
2. Đinh Thị Nga, Lâm Thanh Hà (2012), “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Guanxi của Trung Quốc trong các doanh nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN: 0866-7120.
3. Lam Thanh Ha and Le Hai Binh (2021), “Vietnam - China Agricultural Trade: Huge Growth and Challenges”, IEAS Publishing, Singapore, ISSN: 9789814951579.
4. Lâm Thanh Hà, Bùi Văn Huyền (2020), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010- 2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN: 0866-7120.