Các Nhân Tố Thuộc Môi Trường Kinh Doanh Quốc Tế

trong doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và tài năng kinh doanh của bộ máy quản lý, lãnh đạo.

1.3. Tổ chức quản trị doanh nghiệp

Để việc sản xuất kinh doanh đi đúng hướng, việc tổ chức quản trị doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định. Khả năng quản trị doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành quản lý các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp để đạt được đầu ra hiệu quả theo đúng kế hoạch đã định, Hoạt động của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều mảng từ tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý chất lượng,… do đó, năng lực quản trị của doanh nghiệp cũng phải bao quát, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực đó. Năng lực quản trị biểu hiện trước hết thông qua sự phân chia hợp lý các khâu, các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, số lượng và trình độ các nhân viên chuyên trách công tác quản lý ở mỗi khâu, mỗi bộ phận, năng lực và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của ban lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý phù hợp khi doanh nghiệp trở nên lớn mạnh,… Bên cạnh đó, năng lực quản lý biểu hiện thông qua hiệu quả của từng mảng hoạt động. Nhìn chung, doanh nghiệp thường được đánh giá là có năng lực quản trị tốt là doanh nghiệp mà: có định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng, các chính sách đãi ngộ đối với người lao động thực hiện nhất quán, hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả cao và đi vào thực chất. Hoạt động tài chính doanh nghiệp hỗ trợ tích cực đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Hệ thống giám sát chất lượng hiệu quả đảm bảo mỗi sản phẩm làm ra tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt nhất về tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp đặt ra và tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước nhập khẩu. Đội ngũ lãnh đạo năng động, có khả năng nhìn xa trông rộng trước những biến động thay đổi của thị trường và có những quyết sách phù hợp.

1.4. Năng lực công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Năng lực công nghệ giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Năng lực


24

công nghệ của doanh nghiệp trước hết biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, số lượng các bí quyết kỹ thuật, bằng phát minh, sáng chế, các chứng chỉ chất lượng quốc tế mà doanh nghiệp đạt được. Ở một số lĩnh vực, năng lực công nghệ còn được biểu hiện thông qua mức độ độc quyền mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

-Khả năng chiếm lĩnh thị trường và thương hiệu

Khả năng chiếm lĩnh thị trường khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp trong việc sản xuất và cung cấp những sản phẩm phù hợp với thị trường của doanh nghiệp. Khả năng này thường được biểu thị thông qua thị phần của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng chiếm thị phần cao thì khả năng thâm nhập và chi phối được thị trường lớn, do đó, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp càng tăng.

Thương hiệu là tài sản quý giá mà tất cả các doanh nghiệp cần phải có. Thương hiệu không đơn thuần là phương tiện cạnh tranh mà còn có giá trị vật chất, tinh thần to lớn. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối sản phẩm, các dịch vụ bán hàng, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp,.. và có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

2. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh

2.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá ngày nay diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá và bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật. Môi trường kinh doanh quốc tế có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp

- Xu thế toàn cầu hoá và hợp tác liên kết giữa các quốc gia, khu vực

Đặc điểm nổi bật của xu thế này là sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia, thông qua việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước, tiến tới tự do hoá thương mại. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đồng thời mang đến những cơ hội và thách thức cho tất cả các quốc gia. Các rào cản thương mại bị dỡ bỏ giúp doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào một thị trường rộng lớn , bình đẳng, tuân theo một luật chơi chung. Tuy nhiên điều

đó cũng đồng nghĩa với cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Các sản phẩm của doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, năng lực xuất khẩu cao sẽ khó có thể tiếp cận với thị trường các nước. Một yêu cầu bức thiết được đặt ra là doanh nghiệp cần nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp để có thể kinh doanh trong một môi trường luôn luôn biến động.

- Sự bùng nổ của khoa học công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống con người. Trong lĩnh vực thương mại, khoa học công nghệ cho phép nâng cao giá trị của sản phẩm, rút ngắn vòng đời của sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Khoa học công nghệ hiện nay là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp phải liên tục áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm và nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp mình.

- Những biến động về tình hình chính trị- an ninh trên thế giới

Tình hình an ninh chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, trên thế giới, xu thế phân cực, việc mở rộng của các khối quân sự, sự tăng cường liên kết giữa các quốc gia, khu vực, nạn khủng bố,… đang hàng ngày hàng giờ diễn ra. Do đó, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cần chú đến những biến động kể trên nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.

2.2. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước

Môi trường kinh doanh trong nước với các nhân tố như sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách pháp luật hiện hành,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh trong nước, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp . Từ đó, năng lực

xuất khẩu của doanh nghiệp được nâng lên, doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào thị trường các nước khác nhau.

- Cơ sở hạ tầng

Các điều kiện như đường giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cầu cảng, sân bay,…có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc lưu thông, xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Hệ thống chính sách pháp luật hiện hành

Hệ thống chính sách pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tạo nên môi trường pháp lý chi phối hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Sự hoàn thiện, ổn định và minh bạch của hệ thống chính sách pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1. Khái quát về nền kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay là thị trường tiêu thụ hàng hoá đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ với dân số 127,4 triệu người, GDP đạt 4,9 nghìn tỷ GDP, bình quân đầu người đạt 38.400 USD (năm 2006). Nhật Bản cũng là một thị trường quy mô lớn với các nhà đầu tư và hàng hoá nước ngoài với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 400-450 tỷ USD (năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 420,6 tỷ USD). Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ là ngành có vai trò quan trọng nhất ở Nhật Bản chiếm tới hơn 60% GDP hàng năm, tiếp theo là công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP. Năm 2006, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP của Nhật Bản như sau: Công nghiệp chiếm 30,78%, nông

nghiệp chiếm 1,38%, dịch vụ chiếm 67,84%.7

Trong giai đoạn 1953-1973, thế giới đã chứng kiến sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Nhật Bản tạo nên hiện tượng “thần kỳ Nhật Bản” với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao trong hai thập kỷ, lên tới 8,5% (giai đoạn 1955-1960), 9,8% (giai đoạn 1960-1965), 11,2% (giai đoạn 1965-1971). Nền

kinh tế Nhật Bản từ chỗ bị kiệt quệ sau chiến tranh đã phát triển nhảy vọt trở thành siêu cường về kinh tế của thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh chỉ khoảng 0,8%/ năm trong những năm 1990, thậm chí tăng trưởng âm vào năm 1998 (-1,1%) và năm 2001 (-0,2%). Hiện nay, nhờ sự cố gắng của chính phủ Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã có dấu hiệu hồi phục song vẫn không đạt được mức tăng trưởng thần kì như giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2005 là 2,6% năm 2006 là 2,8%.8


7 World Bank, World development Indicators Database, June, 2007

Nhật Bản là một nước có ít tài nguyên thiên nhiên. Ngành công nghiệp Nhật Bản phải nhập khẩu 90% nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên, Nhật Bản lại rất chú trọng đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, mua các bằng phát minh, sáng chế, công nghệ mới nhất của thế giới, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thích đáng nên ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo của Nhật Bản luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới. Hiện nay, Nhật Bản được cả thế giới biết đến là nhà sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, sản xuất thép, đồ điện và thiết bị điện tử hàng đầu với các thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda, Canon, Sony, Toshiba,… Những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu và công nghệ giúp Nhật Bản mở rộng nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Nhờ đó, ngành tài chính ngân hàng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Nhật Bản là trung tâm thương mại tài chính hàng đầu của thế giới. Về nông nghiệp, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế và phải nhập khẩu các loại hạt và thức ăn cho gia súc, gia cầm nhưng do áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và được bảo hộ chặt chẽ nên nền nông nghiệp Nhật Bản vẫn được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, trong giai đoạn 1992-1997, tăng trưởng xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng ổn định với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 4,8%/ năm và nhập khẩu là 7,7%/ năm. Từ năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và sự suy thoái của kinh tế thế giới, tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, từ năm 2002, tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản đang hồi phục và tăng trưởng cao trở lại với mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2006 đạt 595,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 420,6 tỷ USD. Cán cân thương mại của Nhật Bản thường xuyên xuất siêu. Thời kỳ 1998-1999 và 2003-2006, mức xuất siêu của Nhật Bản đạt trên 100 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm bán dẫn, máy tính và các sản phẩm công nghệ cao. Hoa Kỳ và EU là hai đối tác thường xuyên nhập siêu từ Nhật Bản, mức

nhập siêu vào các năm 2005-2006 là khoảng 170 tỷ USD.9


Về cơ cấu xuất nhập khẩu: Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu các loại thiết bị điện, điện tử, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhập khẩu nguyên, nhiên liệu và nông sản.

Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản một số năm Đơn vị: Tỷ USD


Năm

Kim ngạch

Tăng trưởng (%)


Cán cân thương mại

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

2001

405,2

351,1

-10,2

-1,4

54,1

2002

415,8

336,4

8,3

1,6

79,4

2003

469,9

381,2

13

13,3

88,7

2004

508,4

393,2

8,2

3,1

115,2

2005

549,5

406,8

8,1

3,5

142,7

2006

595,1

420,6

8,3

3,4

174,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản - 4


Nguồn:Japan Staticstical Association, Summary Report on Trade of Japan; Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)

Các đối tác thương mại lớn của Nhật Bản là các nước châu Á, Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) và EU. Nhật Bản xuất khẩu chủ yếu sang châu Á (chiếm 45% - 50% kim ngạch xuất khẩu của nước này), nhất là sang các nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm các nền kinh tế công nghiệp mới (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore) và Trung Quốc, sang Hoa Kỳ và EU, trong khi cũng nhập khẩu chủ yếu từ các nguồn này (Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU...) và từ Trung Đông, nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho Nhật Bản.

2. Khái quát mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Nhật Bản

Trải qua gần 35 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/09/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Năm 1992, Nhật Bản là một trong những nước đầu


tiên trên thế giới nối lại viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10/2006, hai bên đã ký Tuyên bố chung “ Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á” và đạt được một loạt thoả thuận quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, khởi động từ tháng 1/2007, đã trải qua hơn 3 phiên đàm phán, cả Việt Nam và Nhật Bản đang đi những bước cuối cùng để tiến tới kí kết hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật (VJEPA). Hiệp định hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản.

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về ODA, thương mại và đầu tư. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng và quy mô các dự án ngày càng lớn. Mặc dù đứng thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhưng Nhật Bản lại dẫn đầu về vốn thực hiện với 735 dự án còn hiệu lực có số vốn đăng kí đạt 7,4 tỷ USD (tính đến quý I/2007). Nhật Bản cũng là nước đứng đầu về cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với tổng vốn ODA mà Nhật Bản cung cấp từ năm 1996-2006 là

927.8 triệu USD.10


10 Bộ Kế hoạch và đầu tư, số liệu thống kê ODA năm 2006

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí