Công ty TNHH phần mềm FPT Nhật Bản. Các dự án này hiện nay đều có triển vọng kinh doanh tốt. Tuy nhiên đầu tư của Việt Nam vào Nhật Bản còn quá nhỏ bé cả về số dự án, vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện, cho thấy hiện nay Nhật Bản vẫn là thị trường đầu tư quá sức đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Và các doanh nghiệp của Việt Nam muốn đầu tư vào thị trường này nên chọn phương thức liên doanh và phải tìm được đối tác liên doanh phù hợp và đáng tin cậy.
2.2. Nhượng quyền thương mại (Franchising)
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới, nhưng phần lớn chưa đủ sức để tấn công trực tiếp vào các thị trường lớn như Nhật Bản thì nhượng quyền thương mại quả là một bước đi phù hợp. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập một cách gián tiếp vào thị trường này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là phương thức hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình này.
Trên thế giới, nhượng quyền thương mại đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước châu Âu và Mỹ. Còn tại Việt Nam, dù đã manh nha hình thành từ cách đây hơn chục năm nhưng hiện nay nhượng quyền thương mại vẫn là phương thức kinh doanh mới mẻ. Giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 7-8 năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mới trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Trung Nguyên, Kinh Đô, Lotteria, Phở 24…
Một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhạy bén nắm bắt hình thức nhượng quyền thương mại là Công ty cà phê Trung Nguyên. Thương hiệu Trung Nguyên hiện đã có mặt tại 64 tỉnh, thành phố với hơn 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Với hình thức kinh doanh này, Trung Nguyên đã không chỉ thành công trong nước mà còn có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Mỹ. Mô hình G7 Mart cũng là hình thức nhượng quyền thương mại mà Trung Nguyên đang thực hiện để chiếm lĩnh và cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài.
Phở 24 cũng đã thành công với phương thức này khi xây dựng được 50 cửa hàng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, 3 cửa hàng ở Indonesia, 2 ở Philippines, Australia, Hàn Quốc và Singapore mỗi quốc gia có một cửa hàng, trong đó có 8 cửa hàng nhượng quyền thương mại. Hiện danh sách xin nhượng quyền của họ có nhiều khách hàng đến từ nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian tới Phở 24 sẽ mở rộng thương hiệu đến tận Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đối với thị trường Nhật Bản, cho đến thời điểm này mới có một doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này bằng phương thức nhượng quyền thương mại đó là Công ty cà phê Trung Nguyên. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại trở thành một trong những phương thức kinh doanh quan trọng, thì chắc chắn trong một tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam sẽ thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản dưới hình thức nhượng quyền thương mại.
CHƯƠNG 3
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. CƠ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển
- Ngày 21/9/1973, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán và ký thỏa thuận về việc Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD).
- Giai đoạn 1979-1990: Do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đã ngừng các khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Campuchia làm điều kiện cho việc mở lại viện trợ. Trong giai đoạn này Nhật Bản cùng với Mỹ và phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… cung cấp tài chính cho Việt Nam. Quan hệ về chính trị cũng rất hạn chế.
- Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, lưu văn hóa… được mở rộng, do đó sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.
1.1. Về chính trị
- Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 5 lần (Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1994, Obuchi 12/1998, Koizumi 4/2002, Shinzo Abe 11/2006). Về phía Việt Nam, Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Nhật Bản năm 1995, Nông Đức Mạnh 10/2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Nhật Bản 4/1993, Phan Văn Khải thăm chính thức năm 1999 và sau đó thăm làm việc năm 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004, 7/2005. Tháng 10/2006, sau khi nhậm chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
thăm chính thức Nhật Bản. Đặc biệt, tháng 11/2007, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Chủ tịch nước Nguyến Minh Triết thăm Nhật Bản cấp nhà nước.
- Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên ký tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới quan hệ đối tác bền vững”. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo, trong chuyến thăm Nhật Bản 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.
- Trong quan hệ chính trị với Việt Nam, Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF…); vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật… coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở rộng, còn Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của tổ chức này nhiệm kỳ 2008-2009.
1.2. Quan hệ kinh tế
1.2.1. Đầu tư trực tiếp
Tính đến tháng 12/2007, Nhật Bản có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 9,03 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, song là nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này với gần 5 tỷ USD.
Hai bên bắt đầu thực hiện giai đoạn 3 Sáng kiến chung Việt – Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông – Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…
Cho đến nay có 5 dự án đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản là Công ty liên doanh Gemasa Corp (dịch vụ hàng hải), Công ty liên doanh Yasaka – Sài Gòn, Công ty liên doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt – Nhật (khách sạn – du lịch), Vijasgate Japan (ký kết hợp đồng sản xuất phần mềm), Công ty TNHH phần mềm FPT Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư sang Nhật Bản là 2,1 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 400.000 USD.
1.2.2. Viện trợ chính thức ODA
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2007 đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,5 tỷ USD. Tại Hội nghị G7 (7/2007), Nhật Bản tuyên bố viện trợ ODA tài khóa 2007 cho Việt Nam mức kỷ lục là 123,2 tỷ Yên (tương đương 1,1 tỷ USD) tăng 19% so với năm trước, trong đó khoản cho vay là 115,8 tỷ Yên và khoản cho không là 7,4 tỷ Yên.
Bảng 3.1: Viện trợ chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
Đơn vị: tỷ Yên
Viện trợ không hoàn lại | Khoản vay | Tổng cộng | |
1992-1995 | 29,6 | 225,8 | 255,4 |
1996 | 11,4 | 81 | 92,4 |
1997 | 11,5 | 85 | 96,5 |
1998 | 12,8 | 88 | 100,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Và Thị Hiếu Của Người Tiêu Dùng Nhật Bản
- Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Sang Nhật Bản Năm 2006 Và 2007
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Của Việt Nam Sang Nhật Bản (2000-2007)
- Tình Hình Hoạt Động Thương Mại Giữa Việt Nam Và Nhật Bản
- Thế Mạnh Của Việt Nam Trong Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Nhật Bản
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Xuất Khẩu Hàng Hóa Vào Thị Trường Nhật Bản
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
10,7 | 101,3 | 112 | |
2000 | 15,5 | 70 | 86,4 |
2001 | 17,3 | 74,3 | 91,6 |
2002 | 13,1 | 79,3 | 92,4 |
2003 | 12,4 | 79,3 | 91,7 |
2004 | 12,6 | 82 | 92,6 |
2005 | 12,58 | 88,32 | 100,9 |
2006 | 8,8 | 95,1 | 103,9 |
2007 | 7,4 | 115,8 | 123,2 |
(Nguồn: www.mofa.gov.vnBộ Ngoại giao Việt Nam) Hai bên đã thỏa thuận chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/2004, Nhật Bản đã công bố Chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải
thiện đời sống xã hội, hoàn thiện cơ chế.
Sau sự cố sập cầu Cần Thơ 26/9/2007, hai bên đều khẳng định và tích cực giải quyết để vụ việc không ảnh hưởng tới quan hệ hai nước cũng như các dự án ODA lớn. Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tăng ODA trong năm tài khóa 2007.
1.2.3. Về thương mại
Ngày 21/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam thì đến ngày 21/9/1973, Chính phủ Nhật Bản ký kết Hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ thời điểm đó, quan hệ thương mại Việt Nam và Nhật Bản đã bước sang một trang mới. Trong 35 năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản tuy có lúc
còn gặp phải nhiều trở ngại song vẫn không ngừng phát triển và giành được những thành tựu quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt đối với Việt Nam.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1973 - 1975
Giai đoạn này, mặc dù hai nước Việt Nam và Nhật Bản tuy đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song tình hình chính trị của Việt Nam khi đó rất phức tạp, đất nước bị chia cắt thành 2 miền với hai thể chế chính trị cùng tồn tại, vì vậy quan hệ hợp tác nói chung, quan hệ thương mại nói riêng giữa hai nước chỉ phát triển ở mức độ nhất định. Ngoài ra, một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn này đó là sức ép chính trị của Mỹ lên phía Nhật Bản. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa miền bắc Việt Nam và Nhật Bản đạt 50 triệu USD năm 1974 và tăng lên 70 triệu USD trong năm 1975, trong đó chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản.
Giai đoạn 1976 - 1986
Sau khi thống nhất đất nước, ngoài việc tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các bạn hàng và thị trường truyền thống là các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các bạn hàng và thị trường ở khu vực các nước Tư bản chủ nghĩa và các nước đang phát triển như Nhật Bản, Pháp, Tây Đức, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc… Vì vậy, tỷ trọng của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã lên đến 48,6% vào năm 1986. Trong đó, Nhật Bản là một trong 5 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Ngay từ năm 1976, Nhật Bản đã là bạn hàng lớn thứ hai sau Liên Xô về xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Về mặt chính trị, khi đó Việt Nam còn đang nằm trong vòng kiềm tỏa bởi chính sách cấm vận của Mỹ nhưng Nhật Bản đã vượt qua trở lực đó để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam. Thực tế này chứng tỏ Nhật Bản rất coi trọng hợp tác kinh tế và thương mại
với Việt Nam. Năm 1978, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt 267,65 triệu USD.
Trong thời kỳ 1979 - 1982, quan hệ thương mại giữa hai nước bị giảm xuống, chỉ còn 161,71 triệu USD năm 1980 và 128,36 triệu USD năm 1982. Lý do cơ bản là Nhật Bản không thể vượt ra khỏi những áp lực chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia trong cuộc chiến tranh mà Việt Nam đã đưa quân đội sang giúp nhân dân nước bạn xóa bỏ chế độ diệt chủng Khơme đỏ. Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam gặp nhiều bất ổn do căng thẳng về chính trị và quân sự với Trung Quốc mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979). Tất cả những diễn biến phức tạp đó đã dẫn đến một quyết định của Bộ Ngoại giao Nhật Bản là sẽ hoãn viện trợ cho Việt Nam đến khi nào các vấn đề trên được giải quyết ổn thỏa.
Từ năm 1983-1986, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển trở lại và kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên 272,11 triệu USD trong năm 1986. Lý do của sự phục hồi này là xuất phát từ nhu cầu kinh tế của cả hai bên. Phía Việt Nam muốn nhập khẩu máy móc thiết bị và nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác của Nhật để bù đắp cho sự khan hiếm trong nước. Trong khi đó thì các công ty của Nhật Bản rất muốn có nguồn nguyên liệu từ Việt Nam và một thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Trong thời kỳ này, Việt Nam luôn thâm hụt trong cán cân thương mại với Nhật Bản bởi Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc thiết bị, thực phẩm, nhiên liệu, quần áo, quặng kim loại, hóa chất hợp kim… trong khi đó chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản một số lượng rất hạn chế các sản phẩm nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1987 đến nay
Từ năm 1987, Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với công cuộc đổi mới chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa. Đây là bước ngoặt lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế cả đối nội