sản xuất Nhật Bản đã phải mua nhãn hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng Châu Âu với giá cao để gắn vào sản phẩm của mình tung ra thị trường này. Sau một thời gian, người tiêu dùng Châu Âu quen dần với những sản phẩm này và nhu cầu tiêu dùng tăng. Các nhà sản xuất Nhật Bản tiến hành bước tiếp theo là gắn nhãn hiệu của mình bên cạnh nhãn hiệu của những nhà sản xuất nổi tiếng Châu Âu trên những sản phẩm đó. Sau một thời gian đủ để người tiêu dùng nhận thấy chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý, nhu cầu tiêu dùng của họ đối với loại sản phẩm có gắn nhãn hiệu bắt đầu tăng nhanh. Các nhà sản xuất Nhật Bản tiến hành bước cuối cùng là bóc nhãn hiệu của nhà sản xuất nổi tiếng Châu Âu. Lúc này trên sản phẩm chỉ còn lại một nhãn hiệu duy nhất của nhà sản xuất Nhật Bản. Với một nhãn hiệu nhưng vẫn là sản phẩm quen thuộc, nên người tiêu dùng vẫn cảm thấy được sự thân quen. Bằng phương pháp này các nhà sản xuất Nhật Bản đó thâm nhập thị trường EU rất thành công. Phương thức này được áp dụng phổ biến với các mặt hàng công nghiệp như radio, xe máy, tủ lạnh, ti vi....
Với cách này Nhật Bản đã đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. Đầu thập niên 70, hàng Nhật Bản đã chiếm phần lớn và đánh bại hàng của EU. Để hạn chế sự chiếm lĩnh thị trường của hàng Nhật Bản và bảo hộ sản xuất hàng trong nước, EU đã đặt ra hàng rào thuế quan và phi thuế quan chặt chẽ. Không chịu lùi bước, các nhà sản xuất Nhật Bản đã tìm ra một phương pháp mới để vượt hai rào cản của EU là đầu tư vốn sang khu vực này để sản xuất và xuất khẩu tại chỗ. Như vậy, họ không những giữ được thị phần mà còn có triển vọng phát triển.
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường EU của Nhật Bản thực sự là một bài học bổ ích cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu Việt nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường EU, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU được nhiều người tiêu dùng Châu Âu đón nhận nhưng lại dưới cái tên của một nước khác.
Kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho việc thâm nhập thị trường EU của Việt Nam trong thời gian tới [8].
2. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU
2.1. Tích cực nghiên cứu thị trường EU, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng, tìm hiểu hệ thống luật pháp và các rào cản mà EU đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu
Để hàng hóa xuất khẩu được người tiêu dùng EU chấp nhận thì một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Trước hết, tuy EU là một thị trường chung thống nhất nhưng với mỗi quốc gia khác nhau thì vẫn có những văn hóa và đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng hóa khác nhau và những quy định tập quán khác nhau. Do đó trước khi thâm nhập vào thị trường thành viên EU nào, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ đặc điểm về thị trường để có thể đáp ứng tối đa các yêu cầu của thị trường, phải có những biện pháp thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả, tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Ví dụ về thị trường Anh, tuy là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu nhưng xuất khẩu vào nước này cần chú ý một số điểm. Chẳng hạn, hàng hóa tại nước này phải chịu sự cạnh tranh rất lớn về quy cách, mẫu mã, giá cả...từ các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu vào Anh. Bênh cạnh đó, người Anh hiểu biết về con người và hàng hóa Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại rất khó khăn. Ngoài ra, yêu cầu của khách hàng Anh về quy cách và kỹ thuật rất cao, thời gian giao hàng cũng quản lý chặt chẽ. Với hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn, khác hàng Anh thường yêu cầu phải có xác nhận của ngân hàng thứ 3...
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể bán được hàng tại thị trường EU nếu mặt hàng đó đáp ứng được các tiêu chuẩn mà EU đặt ra, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của thị trường EU. Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu để tìm ra nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà quan trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính tới tính đa dạng của thị trường như mùa vụ, lứa tuổi, khu vực... Sản xuất phải gắn liền với thị trường, phải có phản ứng nhanh nhạy với khuynh hướng thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Chủ động loại bỏ những mặt hàng đã lỗi thời, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dự đoán thay đổi sẽ diễn ra trong xu hướng để chủ động sản xuất các mặt hàng mà thị trường sắp có nhu cầu. Đa dạng chủng loại hàng hóa, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Bên cạnh những đặc điểm, tập quán mua hàng của thị trường, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các quy định, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do EU quy định để có thể tránh được những tổn thất không đáng có do sự thiết hiểu biết của mình gây nên. Ví dụ tìm hiểu những quy định về các rào cản kỹ thuật thương mại, hệ thống pháp luật của EU quy định về thuế quan (thuế xuất nhập khẩu, thuế chống bán phá giá..), hạn ngạch, hải quan, các luật chống bán phá giá....
Có thể bạn quan tâm!
- Eu Chuyển Hướng Chiến Lược Sang Châu Á
- Hệ Thống Phân Phối Và Thương Hiệu Của Hàng Hóa
- Những Thách Thức Xuất Phát Từ Chính Bản Thân Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Phối Hợp Với Các Hiệp Hội, Ngành Hàng Thực Hiện Các Biện Pháp Để Phòng Tránh Bị Kiện Chống Bán Phá Giá
- Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 12
- Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
EU là một thị trường tiêu dùng khắt khe nhất trên thế giới với những hàng rào kỹ thuật mà hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển rất khó vượt qua.Trên thị trường EU, chất lượng là yếu tố hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ. Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp với thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, có tính chất quyết định đối với việc cho ra đời một sản phẩm như thế nào. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm
xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và vượt qua được những rào cản kỹ thuật khắt khe nhất của thị trường EU thì bắt buộc phải tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý hiện hành của EU đó là: ISO14000, HACCP....
- Đối với tiêu chuẩn chất lượng: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 giúp cho các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm để duy trì sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất.
- Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: EU yêu cầu hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường như tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Pratice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels); tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountability 8000); Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
- Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Việc áp dụng hệ thống HACCP: (hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm) là yêu cầu bắt buộc. HACCP được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm. Hệ thống HACCP có tính bắt buộc đối với các công ty chế biến thực phẩm tại EU.
- Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng số 1 trong việc lưu thông hàng hóa trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Ví dụ: ký mã hiệu CE là bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng...
- Đối với tiêu chuẩn về lao động: Ủy ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức, và cấm nhập khẩu hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào được xác định
trong Hiệp ước Geneva ngày 25/09/1926, ngày 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
Để tránh tình trạng xấu nhất có thể xảy ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sau này (hàng Việt Nam sẽ không được hưởng GSP nữa) thì áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP là biện pháp tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường EU.
Chúng ta đã có những bài học đắt giá về những trường hợp hàng xuất khẩu của chúng ta không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật do EU đặt ra đã bị trả hàng về. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin này là rất cần thiết, qua đó chúng ta có thể thay đổi việc tổ chức sản xuất của mình sao cho phù hợp, đáp ứng với những tiêu chuẩn của EU đặt ra. Điều này sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tổn thất về mặt tài chính không đáng có và đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa của Việt Nam, tạo được lòng tin đối với thị trường này [17].
2.2. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường và đẩy mạnh công tác Marketing xúc tiến xuất khẩu trên thị trường EU
Cho đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn tăng mạnh trong những năm vừa qua. EU là một thị trường khó tính, kênh phân phối rất phức tạp nên không dễ dàng cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn non nớt về kinh nghiệm có thể thâm nhập thị trường này. Vì vậy, nghiên cứu và xây dựng một chiến lược thâm nhập vào thị trường EU là hết sức cần thiết.
Để thâm nhập vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn một số phương thức sau:
- Xuất khẩu qua trung gian: được sử dụng ở thời kỳ đầu mới khai phá thị trường EU khi đó còn là một thị trường khá mới mẻ với các doanh nghiệp,
hơn nữa lại thiếu kinh nghiệm về thương trường nên không thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với các đối tác EU. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang EU qua các bạn hàng trung gian chủ yếu là từ Châu Á.
- Xuất khẩu trực tiếp: là con đường chính của các doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập thị trường EU, tuy nhiên hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ đầu khi quy mô xuất khẩu còn bé, các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán, dễ tạo ra thế bị động cho các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt thông tin về thị trường.
- Liên doanh: có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa. Hình thức này rất phù hợp vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng và được biết đến từ lâu, chất lượng là yếu tố quyết định thành công trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Hiện tại, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có danh tiếng trên thị trường EU, mặt khác năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, vì vậy liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương phẩm có thể là biện pháp tốt nhất để các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập dễ hơn vào thị trường EU.
- Đầu tư trực tiếp: đây cũng là một giải pháp cần xem xét đến trong tương lai tuy nhiên hiện tại đây chưa phải là một giải pháp thích hợp để thâm nhập vào thị trường EU.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải vừa duy trì xuất khẩu qua trung gian và xuất khẩu trực tiếp để thâm nhập thị trường EU, vừa phải nghiên cứu để lựa chọn cách thâm nhập bằng hình thức liên doanh và đầu tư trực tiếp. Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào trong số những phương thức nêu trên thì chúng ta cũng cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố như dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả... và cần phải nắm vững các nguyên tắc khi thâm nhập thị
trường này. Sự hạn chế thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường dẫn đến những hạn chế và làm cho ưu thế cạnh tranh trở nên không bền vững. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp tránh cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh hơn và tìm ra các thị trường riêng của mình, điều này hoàn toàn đúng ở cả hai cấp độ quốc gia và công ty. Vì vậy, để thâm nhập thị trường EU cần phải xây dựng một chiến lược lâu dài và thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mới có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường EU.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU bằng cách chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hay EU. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thông qua Phòng thương mại EU tại Việt Nam, cục xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại, Tham tán thương mại ở các nước thành viên EU, Trung tâm thông tin thương mại- Bộ Công Thương và qua các tài liệu chuyên ngành để nắm được thông tin về chính sách kinh tế và thương mại, quy chế nhập khẩu của EU, nhu cầu và thị hiếu về hàng hóa và những mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam sang thị trường này sẽ mang lại hiệu quả cao ở từng thời điểm.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần trực tiếp tìm kiếm bạn hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU ngay tại các nước thành viên EU. Việc làm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin chính sách và kịp thời về thị trường và bạn hàng, do đó có thể sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trường này cần, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị hiếu của thị trường EU tại từng thời điểm trong năm.
Các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và ứng dụng các nghiệp vụ Marketing để tìm ra những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU, thực hiện hoạt động quảng cáo, khuếch trương sản phẩm để sản phẩm có
được chỗ đứng, duy trì và phát triển trên thị trường. Tổ chức các dịch vụ hậu mãi để duy trì và củng cố sản phẩm Việt Nam đối với người tiêu dùng EU [2].
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa thông qua việc áp dụng khoa học công nghệ trong khâu sản xuất hàng xuất khẩu
EU là thị trường tiêu dùng khắt khe có nhiều rào cản kỹ thuật. Trên thị trường, giá cả có thể quan trọng nhưng chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn mặt hàng được tiêu thụ tại đây. Người tiêu dùng EU không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn gồm cả dịch vụ sau bán hàng. Nét độc đáo của sản phẩm so với các loại sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh sẽ có sức hút lớn đối với họ. Do đó, cần đầu tư cho các khâu quảng cáo, tiếp thị, cải tiến công nghệ để tạo ra sự hấp dẫn hơn giữa các sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trên 80% tiêu chuẩn hàng hóa của EU là theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn hướng vào thị trường EU thì phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO9000, HACCP, ISO 14000, SA8000...
Để hàng hóa xuất khẩu ra có chất lượng cao thì một trong những yếu tố quan trọng là công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại đòi hòi chi phí cao, trong khi các doanh nghiệp Việt nam thường có năng lực tài chính thấp, để hạ giá thành công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hiện đại hóa công nghệ theo các hướng sau:
- Nhập thiết bị công nghệ của nước ngoài, học tập nguyên tắc tự thiết kế, tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo ở Việt Nam những chi tiết mà Việt Nam chưa đủ sức chế tạo thì nhập khẩu của nước ngoài.
- Mua thiết bị có hàm lượng công nghệ hiện đại, nhưng mức tự động hóa thấp, sau đó tự nâng cấp trình độ tự động hóa bằng thiết kế của người Việt Nam, sử dụng linh kiện cả trong và ngoài nước sản xuất.