Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tín Dụng Tại Hội Sở


hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; phân tích hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề hàng tháng, quý, năm của các chi nhánh; định kỳ sơ kết, tổng kết chuyên đề, đánh giá công tác tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và phối hợp với Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để xử lý rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

Ban thẩm định dự án tại hội sở chính có nhiệm vụ:

Nhiệm vụ chủ yếu của Ban thẩm định dự án tại hội sở chính là xây dựng quy chế, quy trình về thẩm định; giúp HĐQT và Tổng giám đốc ban hành và triển khai tập huấn đào tạo cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống; phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ khác trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của các chi nhánh theo quy định. Các nhiệm vụ của ban thẩm định dự án đều nhằm đảm bảo Ngân hàng có một bộ máy thẩm định chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro tại hội sở chính có nhiệm vụ

Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro là một trong những mắt xích tối quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam; dự thảo các văn bản quy định của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam về thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro; tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro trong kinh doanh, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập Trung tâm điều hành Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có những nhiệm vụ sau:


Bộ phận này cùng với trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro đã góp phần lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong những năm gần đây. Là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống tổ chức của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Trung tâm điều hành; kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam và các quy định và chính sách của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả; kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Định kỳ, tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.


Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại hội sở


Hội đồng quản trị


Tổng Giám đốc

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng


Ban

Ban Quản

Thẩm

lý Dự án

định dự

ủy thác

án

đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 13

Ban


Ban


Trung


Công ty

Quan hệ


Tín


tâm


quản lý

quốc tế


dụng


Phòng


nợ và





ngừa và XLRR


khai thác tài sản


Nguồn: [42]

Đối với các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc

Nhiệm vụ Phòng Tín dụng tại các chi nhánh

Các Phòng Tín dụng hoặc Phòng kế hoạch kinh doanh làm chức năng tín dụng hoặc Tổ tín dụng tại Sở Giao dịch và các chi nhánh NHNo & PTNT có những nhiệm vụ chủ yếu sau: thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; giúp


Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.

Nhiệm vụ Phòng Thẩm định tại chi nhánh cấp 1

Phòng thẩm định tại các chi nhánh cấp I chủ yếu có nhiệm vụ: thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.

Nhiệm vụ của Tổ Thẩm định tại chi nhánh cấp II (loại IV)

Nhiệm vụ chủ yếu của tổ thẩm định tại chi nhánh cấp II gồm: thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền được quy định.

Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Việt Namcó những nhiệm vụ sau:

Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh; thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN VN và các quy định và chính sách của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả; định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện;


Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh các cấp


Phòng (Tổ) Tín dụng

Phòng (Tổ) thẩm định

Giám đốc Chi nhánh

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (chi nhánh)

Nguồn: [42]


Tổ chức nhân sự của hệ thống

Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn được coi là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với số lượng cán bộ công nhân viên khá lớn. Tính đến ngày 31/12/2014 lực lượng cán bộ nhân viên của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là 39.875 cán bộ, nhân viên với độ tuổi bình quân là 37 tuổi; trong đó phần lớn có trình độ từ đại học trở lên chiếm tới khoảng 88,7% trong đó có khoảng 5,3% có trình độ trên đại học. Cụ thể,

Bảng 2.11: Số lượng nhân viên của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

Số nhân viên (Nhân viên)

37.500

39.950

37.945

38.445

39.875

Trình độ từ đại học trở lên (%)

78,0

78,0

77,0

82,1

88,7

Số nhân viên/ chi nhánh

16,3

17,4

16,5

16,7

17,3

Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế trên mỗi nhân viên (triệu đồng/ người)


59,12


121,48


75,95


63,88


74,63

Nguồn: [62]


Qua bảng trên xét theo tiêu chí tỷ suất lợi nhận trước thuế trên đầu nhân viên cho thấy, năng suất lao động của nhân viên ngân hàng năm 2010 rất thấp và năm 2011, năng suất lao động tăng đột biến từ 59,12 triệu đồng/ người/ năm lên tới 121,48 triệu đồng/ người/ năm với mức tăng 105,5%. Tuy nhiên ngay sau đó, tỷ suất này có chiều hướng giảm từ 2011 tới 2013. Và tới 2014, cùng với đà hồi phục của nền kinh tế thì tỷ suất này đang dần hồi phục cho thấy sự tăng năng suất lao động của ngân hàng.

Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đều là những lãnh đạo có năng lực, uy tín, có trình độ và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng từ 10 năm trở lên. Đặc biệt,là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước nên việc bổ nhiệm Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị của Ngân hàng được thực hiện hết sức chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm vào đầu mỗi năm tài chính, trong các cuộc họp của Hội đồng thành viên của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đều tiến hành thảo luận và phê duyệt về kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của ngân hàng trong năm tài chính đó. Tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá của Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát mà ngân hàng sẽ định hướng tập trung đào tạo vào các vấn đề cấp thiết và cần nâng cao cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng ngày càng được cải thiện, phong cách làm việc không ngừng đổi mới với trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng chuyên sâu được coi là lợi thế và cũng là thách thức của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.


2.2.2.2. Thực trạng về hệ thống các quy định, quy trình, thủ tục và chính sách của ngân hàng

Tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện xây dựng các thủ tục, chính sách và giới hạn trong quản trị rủi ro tín dụng từ nhiều năm và không ngừng được cải thiện.

Các văn bản, chính sách về quản lý hoạt động chung, hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng áp dụng chung cho hệ thống thì được Hội đồng thành viên của ngân hàng Phê duyệt và Ban hành. Đồng thời, các văn bản, chính sách của ngân hàng tùy từng nội dung và tính nhạy cảm của các chính sách này mà đưa ra thời hạn về việc định kỳ rà soát các cơ chế, chính sách này để có sự điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn nhất định. Các thời hạn để rà soát các cơ chế, chính sách của ngân hàng thường áp dụng là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và một năm.

Việc điều chỉnh các chính sách, cơ chế được thực hiện một cách chặt chẽ qua nhiều cấp có thẩm quyền và bắt nguồn từ chính sự bất cập của các cơ chế, chính sách do người làm trực tiếp phản hồi tới các bộ phận quản lý trực tiếp như trưởng ban, trưởng phòng hoặc Giám đốc chi nhánh,... để xem xét sự cần thiết phải thay đổi, sau đó bộ phận này sẽ phản hồi lại với các cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời, khi ban hành hoặc điều chỉnh các cơ chế chính sách đều được xem xét tới sự phù hợp với từng cấp độ quản lý, bám sát định hướng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng như phải phù hợp với năng lực tài chính của Ngân hàng.

Ở Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng bộ sổ tay tín dụng sử dụng trong nội bộ ngân hàng trong đó có nêu rõ các cơ chế, chính sách, thủ tục và quy định trong lĩnh vực tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Trong đó, có chỉ rõ các yêu cầu của bộ máy quản lý tín dụng như sau:


- Cơ cấu lãnh đạo phù hợp với một đơn vị kinh doanh nhằm đảm bảo tổ chức hành công việc hiệu quả;

- Xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận hoặc cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm về kết quả công việc;

- Hoạt động theo định hướng khách hàng;

- Quản lý thông tin chặt chẽ và đầy đủ.

Tổ chức hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam được xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Trong đó, Ban Tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, các Ban nghiệp vụ tín dụng dựa trên những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp;

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học;

- Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý;

- Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng;

- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

Các chính sách về tín dụng và quản trị tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng được cập nhật, sửa đổi bổ sung trong những năm gần đây. Chi tiết tham khảo phụ lục 2.1: một số chính sách tín dụng chủ yếu của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí