Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 15


tài sản đảm bảo. Các quy định, hướng dẫn này làm cơ sở, tiền đề cho hoạt động của ngân hàng cũng như giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng. Đồng thời, các quy định được ban hành đều chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.

Ngoài ra, việc phân cấp, phân quyền phê duyệt tín dụng cũng đã được quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ. Ngoài ra cũng có sự hướng dẫn khá chi tiết đối với việc phê duyệt các khoản tín dụng trong quyền phê duyệt và các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh trong ngân hàng. Cụ thể, theo quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 15/01/2014 về ban hành Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có quy định như sau:

Thẩm quyền cấp tín dụng của Hội đồng thành viên: quyết định phê duyệt cấp tín dụng đối với những trường hợp vượt thẩm quyền quyết định tín dụng của Tổng giám đốc và với mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thì phải được Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng Giám đốc: Phê duyệt cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa là 1.000 tỷ đồng và với một dự án đầu tư tối đa là 500 tỷ đồng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho các đối tượng đa dạng bao gồm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ nông dân, khách hàng hộ kinh doanh, khách hàng là các tổ chức định chế tài chính. Các nhóm đối tượng khách hàng này được phân loại theo 10 nhóm ngành nghề, sau đó phân


loại sâu hơn ở 34 ngành nghề khác nhau. Căn cứ vào đó để thực hiện chấm điểm khách hàng. Thông thường khi chấm điểm khách hàng, Ngân hàng căn cứ vào các bộ chỉ tiêu gồm cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

Chất lượng nợ, có cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực Trong những năm gần đây, chất lượng nợ và cơ cấu tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng được cải thiện thông các các chỉ tiêu về nợ xấu như số dư các loại nợ nhóm 1, 2, 3 ,4 và 5. Cùng với đó là chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng thì còn có những chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đó là các chỉ tiêu về việc xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý. Đây là hai chỉ tiêu đánh giá phần nào năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng, qua bảng số liệu cũng cho thấy, năng lực quản trị này ngày càng được cải thiện tuy nhiên còn chưa rõ rệt. Cụ thể, qua bảng 2.10 về Cơ cấu và chất lượng tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cho thấy từ năm 2011 tới năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có xu hướng giảm đều từ mức 6,1% năm 2011 tới mức 4,35% năm 2014. Ngoài ra việc trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm (từ mức 10.471 tỷ đồng năm 2011 tới còn 9.105 tỷ đồng năm 2014). Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cũng liên tục tăng, năm 2011 số nợ đã XLRR thu hồi là 2.066 tỷ đồng nhưng tới năm 2014 đạt 3.374 tỷ đồng. Qua những số liệu trên cho thấy, chất lượng và cơ cấu nợ của Ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

hàng NNo&PTNT Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng không ngừng được tăng cường

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 15

Tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng cũng không ngừng


được tăng cường, cải thiện. Việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phù hợp với quy định chung và tính hình thực tế của ngân hàng trong những năm gần đây.

- Các cán bộ được bố trí thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát được lựa chọn khắt khe cả về mặt đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo. Thông qua các cuộc kiểm tra, kiểm soát này đã rà soát được những ưu điểm cần phát huy đồng thời chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém đó.

2.3.2. Những hạn chế

Mô hình tổ chức quản lý chưa phù hợp

Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã và đang có nhiều đổi mới tích cực song vẫn thừa kế mô hình tổ chức quản trị truyền thống, tức là các phòng ban được phân định dựa trên loại hình nghiệp vụ. Trong khi đó, theo mô hình tổ chức quản trị hiện đại ngày nay, các hoạt động tín dụng được phân định theo tiêu thức đối tượng khách hàng – sản phẩm, từ đó sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.

Với xu hướng trong những năm tới, quy mô hoạt động không ngừng lớn mạnh theo hướng tập trung quản lý và kiểm soát tín dụng về trung tâm điều hành. Do đó, khối lượng công việc và hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng, đa dạng và phong phú thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam phải cải thiện mô hình quản lý hiện tại cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.


Chất lượng nhân sự còn nhiều hạn chế

Tính tới 31/12/2014, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có 39.875 cán bộ định biên, trong đó trên 88,7% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Trong đó số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm khoảng 27%. Qua đó cho thấy, các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam phần lớn đều là các cán bộ có thâm niên, có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm bởi với những cán bộ có thâm niên cao, khả năng học hỏi cũng như tiếp thu những công nghệ và phương pháp mới khó khăn hơn, đồng thời các đội ngũ này kém năng động hơn so với các cán bộ nhân viên trẻ. Ngoài ra, Cán bộ nhân viên bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Hiện nay, Trình độ ngoại ngữ, tin học của bộ phận cán bộ trong ngân hàng còn nhiều hạn chế. Trong khi đó xu thế các ngân hàng ngày càng mở rộng, hiện đại hóa và hội nhập do đó trình độ ngoại ngữ, tin học đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin khá toàn diện xong trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng.


Cơ chế, chính sách quản lý của ngân hàng còn nhiều điểm thiếu sót mà đặc biệt là quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định còn nhiều điểm chưa hoàn thiện.

Về cơ chế chính sách quản lý của ngân hàng đã tương đối chặt chẽ xong còn một vài điểm chưa phù hợp đặc biệt là việc phân công các nhiệm vụ giữa các phòng ban còn chưa hợp lý, dẫn tới tình trạng chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ trong đó phải kể tới nhiệm vụ giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng, ngoài ra chức năng của bộ phận cũng chưa phù hợp.


Nhìn chung quy trình tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT đã ngày càng hoàn thiện hơn nhưng thực tế còn một số điểm thiếu sót trong việc phân công phân nhiệm rõ ràng công việc của các bộ phận trong quy trình tín dụng của mình, do đó dẫn tới quy trình tín dụng toàn bộ được thực hiện bởi các cán bộ thuộc bộ phận tín dụng mà ít có sự liên kết giữa các phòng ban trong việc thực hiện quy trình tín dụng nhằm làm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Chưa xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn lượng hóa rủi ro xảy ra

Hiện tại, trong hệ thống ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được quy trình quản lý rủi ro tín dụng xong quy trình này lại chưa được hoàn thiện bởi một số nguyên nhân như: chưa xây dựng và ban hành các quy định hưỡng dẫn việc lượng hóa rủi ro tín dụng. Trong khi đây là một công việc hết sức quan trọng giúp ngân hàng xác định được rủi ro có thể xảy ra đối với đơn vị để có thể có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trên thực tế hiện nay tại các hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro tín dụng khá chặt chẽ từ khâu nhận diện và phân tích rủi ro, tới việc đo lường rủi ro, lượng hóa rủi ro, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

Theo Basel II cũng đã đưa ra được các phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng theo tổn thất ước tính được – EL (Epected Loss),

Công thức: EL =PD x EAD x LGD Trong đó:

PD (Probability of Default) – Xác suất khách hàng không trả nợ được LGD (Loss Given Default) - Tỷ trọng tổn thất ước tính

EAD (Exposure At Default) - Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả nợ được.

Về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro


Hiện nay Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định về trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo các quy định này, việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới chỉ thực hiện dựa trên một số tiêu thức nhất định mà chủ yếu là về thời hạn nợ của các khoản cho vay. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo những tiêu thức này thì chưa phản ánh một cách toàn diện, khách quan về rủi ro đối với khoản nợ đó. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng một mô hình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp hơn.

Các biện pháp xử lý rủi ro của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chưa thực sự đa dạng, đáp ứng cho việc xử lý rủi ro ngày càng tăng của Ngân hàng

Hiện nay, các biện pháp xử lý rủi ro của ngân hàng được chia làm hai nhóm giải pháp gồm có hướng xử lý tổ chức khai thác (bao gồm bổ sung tài sản bảo đảm; chuyển nợ quá hạn; khoanh nợ, xóa nợ; xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay; chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp) và hướng sử dụng các biện pháp thanh lý (bao gồm: xử lý nợ tồn đọng; thanh lý doanh nghiệp; khởi kiện; bán nợ; xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro). Trong đó, hiện nay tại các Ngân hàng trên thế giới đã và đang sử dụng một phương pháp xử lý rủi ro đem lại hiệu quả cao đó là sử dụng các công cụ phái sinh như chứng khoán hóa, các nghiệp vụ phái sinh. Tuy nhiên tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam lại hầu như chưa đề cập và chưa thực hiện biện pháp xử lý rủi ro này. Do đó, để đa dạng hóa các phương pháp xử lý rủi ro nhằm nâng cao năng


lực xử lý rủi ro của ngân hàng, ngân hàng cần có biện pháp xây dựng quy trình xử lý rủi ro theo hình thức sử dụng công cụ phái sinh.

Hệ thống thông tin Quản lý


Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính trong việc xử lý những vấn đề vướng mắc trong xử lý nợ, cơ cấu nợ, quản lý hạn mức cấp tín dụng trên hệ thống IPCAS, xử lý tài sản bảo đảm, miễn giảm lãi chưa tốt. Việc thẩm định phê duyệt vượt quyền phán quyết còn chậm và cứng nhắc.

Ngân hàng chưa thực sự tận dụng hết lợi thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện trong ngân hàng dẫn tới công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nhiều khi còn chậm trễ, thậm chí ách tắc gây khó khăn cho khách hàng, gây lãng phí thời gian và tài lực của bản thân ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Mặt khác, trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng chưa thực sự tận dụng hết khả năng của hệ thống IPCAS trong việc kiết xuất các dữ liệu, báo cáo định kỳ hàng ngày trong việc phân tích, đánh giá rủi ro một cách thường xuyên, liên tục mà thường chỉ được đánh giá định kỳ theo tháng hoặc quý.

Năng lực tài chính còn nhiều hạn chế

Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam so với các ngân hàng khác trong ngành và với cả mức trung bình ngành còn ở mức thấp hơn khá nhiều như được trình bày trong “bảng 2.12: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số ngân hàng”. Ví dụ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cuối năm 2012 là 9,49% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các NHTMNN. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu


của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chỉ cao hơn chút ít so với nhóm các công ty tài chính, cho thuê ở 9,37%.

Là ngân hàng có nguồn vốn mạnh mẽ, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao mặc dù trong những năm vừa qua đã cải thiện đáng kể.

Hiện nay, Ngân hàng NNo&PTNT ngày càng đa dạng hóa cấp tín dụng cho các ngành hàng, nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng tập trung tín dụng tại một số ngành như: Dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2012 chiếm tỷ trọng 66,6% tổng dư nợ cho vay, tới năm 2013 con số này đã lên tới trên 70% tổng dư nợ cho vay); tiếp đến là ngành Xây dựng (Dư nợ cho vay ngành Xây dựng đến 31/12/2012 đạt 49.885 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,38%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và năm 2013 là 49.869 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,40%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế).

Việc tập trung tín dụng tại một số ngành hàng như vậy khiến Ngân hàng rất rễ tổn thương khi rủi ro xảy ra đối với các ngành hàng này.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế


2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Chậm đổi mới mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng vẫn đang tổ chức trên cơ sở thừa kế mô hình quản trị rủi ro truyền thống, tức là các phòng ban được phân định dựa trên loại hình nghiệp vụ. Đây là mô hình tổ chức đã lạc hậu, lỗi thời. Chính điều này dẫn tới thực trạng chính sách tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chậm đổi mới. Các phòng ban chưa có sự hỗ trợ nhau trong việc xây dựng chính sách tín dụng mới và hoàn thiện các chính sách tín dụng chưa phù hợp.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí