Ứng Dụng Kết Quả Chấm Điểm Tín Dụng Và Xếp Hạng Khách Hàng Trong Việc Ra Quyết Định Cấp Tín Dụng Và Giám Sát Sau Khi Cho Vay


Nguyên tắc xếp hạng:

Khi xây dựng bộ chỉ tiêu và phương pháp chấm điểm xếp hàng tín dụng nội bộ cho các đối tượng này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam cũng đã xây dựng được bộ nguyên tắc chấm điểm chung đối với tất cả đối tượng khách hàng này, cụ thể:

Thứ nhất, Trong quá trình chấm điểm tín dụng, người chấm điểm sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.

- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

Thứ hai, Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

Thứ ba, Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hưởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.

Bộ chỉ tiêu xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp:

Khách hàng doanh nghiệp cũng như các nhóm khách hàng khác, khi chấm điểm xếp hạng tín dụng đêu được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các doanh nghiệp


hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau đều được xây dựng một bộ chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Mỗi bộ chỉ tiều này bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm tài chính và phi tài chính đều là 100 điểm. Điểm của 1 chỉ tiêu = điểm ban đầu của chỉ tiêu đo * trọng số của chỉ tiêu đó * trọng số nhóm chỉ tiêu (tài chính hay phi tài chính).

Phương pháp chấm điểm xếp hạng:


Bước thứ nhất: xác định ngành nghề kinh doanh

Khi tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng, các doanh nghiệp đều được xem xét về lĩnh vực kinh doanh để phân loại vào 10 nhóm ngành khác nhau. Sau khi được phân loại vào các nhóm ngành kinh tế, các doanh nghiệp lại được phân chia vào các ngành kinh tế cụ thể.

Bước thứ hai: xác định quy mô doanh nghiệp

Sau khi phân loại các doanh nghiệp vào các ngành kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp này sẽ được xác định quy mô hoạt động. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp được xác định dựa trên các tiêu chí như vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, tổng tài sản, số lượng lao động. Mức độ của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề mà đơn vị hoạt động kinh doanh.

Bước thứ ba: xác định hình thức sở hữu doanh nghiệp

Sau khi tiến hành xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp, Ngân hàng tiến hành xác định hình thức sở hữu của doanh nghiệp gồm có: Loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác.

Bước thứ tư: chấm điểm tài chính


Sau khi xác định quy mô và loại hình sở hữu doanh nghiệp, ngân hàng thu thập các thông tin tài chính liên quan tới doanh nghiệp cho việc chấm điểm tài chính. Các thông tin tài chính này thường được lấy từ Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên sử dụng các Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong việc chấm điểm tài chính gồm có: nhóm chỉ tiêu thanh toán; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước thứ năm: chấm điểm phi tài chính

Việc chấm điểm phi tài chính đối các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các doanh nghiệp mới chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng đều được chấm dựa trên năm nhóm chỉ tiêu gồm có: khả năng trả nợ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác. Nhưng việc chấm điểm đối với hai loại doanh nghiệp này có sự khác nhau về tỷ trọng điểm các tiêu chí trong tổng điểm phi tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ trọng điểm của các tiêu chí này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu vốn khác nhau.

Bước thứ sáu: tổng hợp điểm

Sau khi chấm điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành tổng hợp điểm của khách hàng theo hướng dẫn của sổ tay tín dụng. Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.

Bước thứ bảy: xếp hạng và phân loại nợ

Sau khi tổng hợp điểm của khách hàng, ngân hàng xếp hạng khách hàng và nhóm nợ của khách hàng theo bảng quy đổi sau:

Bảng 2.7: Quy đổi xếp hạng khách hàng


Điểm đạt được

Xếp hạng

Nhóm nợ

90 - 100

AAA


1

80 - < 90

AA

71 - < 80

A

70 - < 73

BBB

2

63 - < 70

BB

60 - < 63

B


3

56 - < 60

CCC

53 - < 56

CC

44 - < 53

C

4

< 44

D

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 11

Nguồn: [42]

2.2.1.3. Về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện tại, ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể phát sinh, cụ thể:

Công tác phân tích, thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, phân tích chất lượng tín dụng phân loại khoản vay theo nguyên tắc như sau:

Bảng 2.8: Nguyên tắc phân loại khoản vay


Hạng

Tiêu chí

Hạng I (chất lượng cao

nhất)

- Những khoản vay có khả năng thanh khoản cao, điều kiện tài chính hoàn hảo, thu nhập ổn định trong quá khứ và có thể dự đoán trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế, quản lý mạnh, có xu hướng phát triển

thuận lợi.



- Các khoản vay hoàn hảo về hồ sơ cho vay, hoàn chỉnh về quyền lợi bảo đảm đối với tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản cao: bảo đảm đầy đủ bằng chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán chính phủ, giá trị

tiền mặt của bảo hiểm, v.v…

Hạng II (chất lượng tốt)

- Những khoản vay được mô tả ở hạng I. Tuy nhiên, một số đặc điểm không thật sự mạnh, ví dụ như thu nhập có tính chu kỳ hơn, và kém sẵn có nguồn vốn thay thế trong những giai đoạn suy thoái kinh tế.

- Tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản thấp hơn như bất động sản, cổ phiếu công ty mạnh.

- Tiềm năng thu nhập hiện tại và tương lai mạnh.

Hạng III (chất lượng chấp nhận được hay

đạt yêu cầu)

- Có khả năng thanh khoản tương đối và điều kiện tài chính hợp lý.

- Thu nhập có thể thất thường và khả năng thanh toán đầy đủ nhưng không đảm bảo trong mọi điều kiện.

- Khoản vay được đảm bảo bằng các khoản phải thu và hàng lưu kho mà việc chuyển đổi thành tiền mặt là khó khăn và không chắc chắn.

- Những nguồn vốn thay thế thường hay bị hạn chế.

Hạng IV (chất lượng dưới mức trung bình

cần theo dõi)

- Khả năng thanh khoản thấp, thu nhập thất thường hoặc lỗ.

- Nguồn trả nợ không rõ ràng, và tài sản thế chấp là nguồn trả nợ duy nhất

- Thông tin trong hồ sơ tín dụng không đầy đủ để đưa bất kỳ một kết luận nào về chất lượng.

- Không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ

không đúng kỳ hạn.

Hạng V

(các khoản vay

- Tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán và lưu chuyển


chất lượng thấp)

tiền mặt không đủ để hỗ trợ mức vốn vay.

- Các nguồn trả nợ không được xác định rõ ràng. Nếu không có sự giám sát thường xuyên chặt chẽ, khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Trả nợ không đúng kỳ hạn, nếu không có sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Phải có thêm tài sản bảo đảm và khả năng tổn thất là rõ ràng

- Trả nợ không đúng kỳ hạn, có thể phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, ….

Hạng VI (các khoản vay

khó đòi)

- Trả nợ không đúng kỳ hạn nợ

- Nguồn trả nợ chỉ còn tài sản đảm bảo (nếu có)

- Có thể phải sử dụng đến các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, giãn nợ, v.v... đặc biệt có thể cả khoanh nợ, xử lý rủi ro.

- Nợ quá hạn dưới 360 ngày

- Phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.

Hạng VII (các khoản vay

tồn đọng).

- Nợ khoanh, nợ xóa chưa có nguồn, nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Không còn khả năng trả nợ.

- Còn tài sản bảo đảm nh-ng không còn đối tượng để thu.

- Không còn tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu.

- Không còn tài sản đảm bảo, con nợ vẫn còn tồn tại đang hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài, không còn khả



năng trả nợ.

- Phải sử dụng tới các biện pháp để thu hồi nợ.

Nguồn: [42]

Đồng thời, các cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay: mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn.

Công tác thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC).

Thông tin phòng ngừa Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cung cấp bao gồm: tình hình thị trường sản phẩm, dự báo sự biến động của giá cả, thị phần; những lĩnh vực đang có sự biến động lớn (thuận lợi, khó khăn); ảnh hưởng của thời tiết; xu thế giải thể, sáp nhập.

Yêu cầu cung cấp các thông tin đột xuất về khách hàng vay: độ tin cậy của những báo cáo tài chính, lĩnh vực đầu tư, uy tín của khách hàng: qua làm việc trực tiếp, các luồng thông tin khác nhau, trong đó có sự hỗ trợ của Thông tin phòng ngừa rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC).

Thường xuyên nắm bắt thông tin và xử lý thông tin trực tiếp về khách hàng vay và những thông tin liên quan.

Về sử dụng tài sản bảo đảm

Để tránh rủi ro, giá trị tài sản định kì ít nhất là 06 tháng phải được đánh giá lại 01 lần và ngay sau khi có sự biến động lớn về giá trị tài sản/giá trị tài


sản bị giảm do tài sản hao mòn, lạc hậu (giảm giá trên 10% so với lúc nhận thế chấp, cầm cố) trên thị trường.

Trên cơ sở đánh giá lại tài sản bảo đảm, các đơn vị cho vay trực tiếp yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hoặc giảm giá trị dư nợ tương ứng cho phù hợp và lập hợp đồng bảo đảm bổ sung theo quy định.

Về công tác xếp hạng tín dụng khách hàng

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được Ngân hàng cho vay ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn trong bảng sau:

Bảng 2.9: Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay

Loại

Cấp tín dụng

Giám sát sau khi cho vay

AAA

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay

(có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối

quan hệ với khách hàng.

AA

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho

vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối

quan hệ với khách hàng.

A

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay

tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin.

BBB

Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc

Kiểm tra khách hàng định

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí