Tổng Dư Nợ Của Toàn Hệ Thống Ngân Hàng Nno&ptnt Việt Nam (Đvt: Tỷ Đồng)


79.824 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 12,93%. Như vậy trong hai năm từ 2011 tới 2013, tổng tài sản của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã tăng thêm 134.791 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 23,97%, đây là một sự tăng khá lớn. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của đơn vị năm 2012 so với 2011 tăng

4.562 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 20,85%, đây là sự biến động rất lớn so với mức tăng của tổng tài sản (tăng 9,78%). Tuy nhiên cho tới năm 2013, vốn chủ sở hữu có sự tăng nhẹ so với năm 2012 với mức tăng 125 tỷ đồng tương ứng 0,47%.

Về cơ cấu thu nhập

Trong những năm gần đây, cơ cấu thu nhập của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam khá ổn định. Trong tổng thu nhập, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, từ báo cáo tài chính của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam từ năm 2010 tới năm 2013 cho thấy thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng chiếm lần lượt là: năm 2010 là 76,27%, năm 2011 là 84,8%, năm 2012 là 84,23% và tới năm 2013 giảm còn 80,67%.

Bên cạnh đó, thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng cũng có những sự biến động nhất định, cụ thể: thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2010 chiếm 6,62% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, tới năm 2011 giảm còn 4,78% nhưng có xu hướng tăng đều từ 2011 tới 2012, năm 2012 là 5,57% và năm 2013 là 7,01%.

Qua các phân tích trên ta thấy rằng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, do đó việc công tác quản trị rủi ro tín dụng cần được tập trung thực hiện một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp và thường xuyên hơn.

Tăng trưởng tín dụng

Trong những năm gần đây, dư nợ cho vay của toàn hệ thống liên tục tăng trưởng, cụ thể:


Tổng dư nợ của toàn hệ thống đến 31/12/2014 đạt 613.870 tỷ đồng, tăng 65.772 tỷ đồng (tăng 12%) so với 31/12/2013; Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt 548.098 tỷ đồng, tăng 59.354 tỷ đồng (tăng 12,14%) so với 31/12/2012.

Bảng 2.2: Tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam (Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Dư nợ cho vay của toàn hệ thống

449.894

488.744

548.098

613.870

Thu nhập từ lãi và các khoản thu

nhập tương tự

75.495

71.814

58.516

60.781

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 10

Nguồn: [38]

Qua bảng trên ta thấy, tuy dư nợ cho vay của toàn hệ thống với mức tăng khá ổn định trong khi đó, thu nhập từ vay và các khoản thu nhập tương tự từ 2010 tới 2011 có tăng, song từ 2011 tới 2013 lại có xu hướng giảm và giảm mạnh vào năm 2013 (giảm 13.298 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 18,52%). Nguyên nhân do trong những năm gần đây, lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm khá mạnh. Ngay sau những năm đó, tới năm 2014, tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống tăng mạnh với lượng tăng 65.772 tỷ đồng tương ứng mức tăng khoảng 12% trước đà giảm liên tục từ 2011 tới 2013 do trong năm 2014, nền nông nghiệp Việt Nam với sự gia nhập của nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn cùng với chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước dẫn tới nền nông nghiệp nước ta có sự phục hồi đáng kể.

Tình hình nợ xấu

Tổng nợ xấu của toàn hệ thống đến 31/12/2014 là 26.686 tỷ đồng tăng

1.027 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013. Tỷ lệ nợ xấu tại 31/12/2014 là 4,35%/tổng dư nợ, giảm 0,35% so với tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2013.


Nợ xấu phân theo loại tiền tệ

Tỷ lệ nợ xấu theo loại tiền tệ có sự khác biệt lớn giữa các loại tiền tệ bởi đặc thù về cho vay của Ngân hàng chủ yếu cho vay theo đồng nội tệ. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của loại tiền tệ được cho vay chủ yếu thường cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của những loại tiền tệ với tỷ lệ cho vay thấp, cụ thể:

Bảng 2.3: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ


Loại tiền tệ

2011

2012

2013

2014

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

VNĐ

22.946

83,6

23.390

84,2

22.388

87,3

23.017

86,3

Ngoại tệ

3.820

13,9

3.479

12,5

2.487

9,7

2.763

10,4

Vàng

680

2,5

906

3,3

784

3,1

906

3,4

Cộng

27.446

100,0

27.775

100,0

25.659

100,0

26.686

100,0

Nguồn: [37]


Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu phân theo loại tiền tệ thì tỷ lệ nợ xấu theo đồng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính tới năm 2014 là 23.017 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 86,3% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Bởi hiện nay, các hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu được vay bằng đồng nội tệ và việc cho vay bằng Vàng và ngoại tệ là rất hạn chế.

Nợ xấu của một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu


Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu



Ngành

2011

2012

2013

2014

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Nông

nghiệp

7.790

28,4

7.629

27,5

8.384

32,7

9.063

34,0

Điện

48

0,2

49

0,2

54

0,2

57

0,2


Xi măng

266

1,0

263

0,9

300

1,2

294

1,1

Xây

dựng

2.751

10,0

2.666

9,6

2.854

11,1

2.885

10,8

Bất động

sản

3.837

14,0

3.423

12,3

3.356

13,1

3.192

12,0

Khác

12.754

46,5

13.745

49,5

10.711

41,7

11.195

42,0

Cộng

27.446

100

27.775

100

25.659

100

26.686

100

Nguồn: [37]


Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực Nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng đều từ năm 2012 tới năm 2014. Do trong những năm gần đây, với định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và được sự định hướng của nhà nước trong hoạt động cho vay lĩnh vực nông nghiệp càng ngày càng gia tăng.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực điện khá thấp nhưng đang có xu hướng tăng đều từ 2011 tới 2014.

Bất động sản có tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm từ 2011 cho tới 2014 thể hiện đà dần phục hồi của thị trường Bất động sản dưới sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong những năm gần đây.

Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Giữa các thành phần kinh tế khác nhau, rủi ro tín dụng cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế


Thành phần kinh tế

2011

2012

2013

2014

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Hộ sản xuất và Cá

nhân


6.678


24,3


6.178


22,2


5.176


20,2


5.321


19,9

Doanh

nghiệp, tổ

20.768

75,7

21.597

77,8

20.483

79,8

21.365

80,1


chức









Cộng

27.446

100

27.775

100

25.659

100

26.686

100

Nguồn: [37] Qua bảng phân tích trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấy đối với các doanh nghiệp,

tổ chức tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ trên 75% và tới 2014 là trên 80%. Qua đó cho thấy, mức độ rủi ro trong cho vay của các doanh nghiệp, tổ chức là khá lớn.

Nợ xấu phân theo khu vực

Mỗi khu vực tập trung những nguồn vốn nhất định, ở những thành phố phát triển, nhu cầu vốn cao và nền kinh tế mạnh thường có tỷ trọng vay vốn lớn, tương ứng với quy mô tín dụng cho vay ở mỗi khu vực tương ứng có những tỷ lệ nợ xấu tương ứng. Cụ thể:

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo khu vực kinh tế


Khu vực

2011

2012

2013

2014

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Hà Nội

10.396

37,9

9.519

34,3

8.517

33,2

8.756

32,8

Hồ Chí

Minh

11.339

41,3

10.327

37,2

9.335

36,4

9.158

34,3

Khác

5.711

20,8

7.929

28,5

7.807

30,4

8.772

32,9

Cộng

27.446

100

27.775

100

25.659

100

26.686

100

Nguồn: [37] Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu phân theo khu vực ở Hà Nội và Hồ

Chí Minh là hai khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất và thậm chí là vượt xa so với trên 60 tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước. Tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu theo khu vực đang có sự gia tăng ở các địa phương khác và nợ xấu ở hai khu vực tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có xu hướng giảm dần. Tại năm 2011, tỷ lệ nợ xấy của Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm khoảng 80% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tuy nhiên, tới 2014 tỷ lệ này là khoảng 67% và tiếp tục có xu hướng


giảm. Một phần là do, trong những năm gần đây, việc cho vay của Ngân hàng không chỉ tập trung ở hai thành phố lớn trên mà đang có xu hướng phân tán ở các tỉnh thành lân cận, có nền nông nghiệp và nhu cầu vốn cho phát triển ngày càng gia tăng như Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh thành khác.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.2.1.1. Về nhận dạng và phân tích rủi ro

Hiện nay, tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đang xem xét, nhận diện các khoản vay có vấn đề theo các tiêu chí sau:

a. Các dấu hiệu từ phía khách hàng


Dấu hiệu từ báo cáo tài chính


Các dấu hiệu từ báo cáo tài chính mà Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam xem xét khi đánh giá về rủi ro tín dụng bao gồm: thời gian nhận được báo cáo tài chính có kịp thời không; tình hình doanh thu; khả năng thanh toán; những biến động lớn về cơ cấu kinh doanh; những biến động lớn về TSCĐ; tình hình trích lập dự phòng; thay đổi tài khoản ngân hàng; biến động về số lượng và bản chất của các khoản phải thu và phải trả; dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm; tình hình biến động hàng tồn kho;...

Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh

Các dấu hiệu xem xét về tình hình hoạt động kinh doanh bao gồm: thay đổi về phạm vi kinh doanh; khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ người bán; mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản


phẩm hoặc nguồn cung cấp; mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt; việc thay thế máy móc thiết bị lỗi thời; thực trạng hàng bị trả lại do chất lượng, phẩm cấp; kém hiệu quả trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị;

b. Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng

Các dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng bao gồm: số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm; công tác kế hoạch hóa tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc các nhu cầu về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản, không cụ thể rõ ràng; trông cậy nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn; thời hạn của đơn xin vay vốn theo mùa vụ thay đổi đáng kể; đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhưng thực tế lại khó có thể nhận thấy được; xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảo đảm; khó khăn khi thanh toán nợ ngân hàng khác, phải gia hạn nợ; thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phải điều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục.

c. Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp

Các dấu hiệu liên quan tới quản trị doanh nghiệp bao gồm: thái độ/thói quen cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp; thay đổi trong thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; tái diễn những vấn đề bất ổn nhưng lại quá tự tin là có thể giải quyết được; không có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo và quản lý tài chính yếu kém; các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thểhiện sự chắp vá; mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới; mong muốn với kinh doanh chứa đựng rủi ro quá mức; những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp ốm dài hạn; có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ hoặc chết; công nhân giảm đột biến; Nợ lương nhân viên/công nhân; Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm; điện thoại bị ngắt; Không trả lời điện thoại;


thay đổi liên tục nhân viên chuyên trách quan hệ với Ngân hàng; không tuân thủ luật pháp về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm; người vay gây khó khăn cho cán bộ quản lý khu vực trong việc kiểm tra và giám sát TSBĐ.

d. Dấu hiệu từ khoản vay

Các dấu hiệu từ khoản vay gồm có: hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ; giá trị thực của tài sản bảo đảm thấp; có dấu hiệu tranh chấp về tài sản bảo đảm của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; vốn được sử dụng ngoài khu vực thị trường thông thường của ngân hàng; chất lượng trao đổi thông tin với khách hàng kém; kế hoạch trả nợ không rõ ràng, nguồn trả nợ không hợp lý; nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn.

e. Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu có thể sử dụng hữu hiệu trong mục đích nhận diện rủi ro bao gồm: cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay; giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó đầu tư; tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng.

2.2.1.2. Về đo lường rủi ro tín dụng


Hiện tại, ở Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam mới áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng trong khâu đo lường rủi ro tín dụng. Cụ thể:

Đối tượng xếp hạng:

Đối tượng xếp hạng bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ nông dân, khách hàng hộ kinh doanh, khách hàng là các tổ chức định chế tài chính (như ngân hàng, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính …).

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí