2.2.2.3. Thực trạng về năng lực điều hành và giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc
Trong những năm vừa qua, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Các chính sách về tín dụng trước khi được trình lên Ban Tổng Giám đốc đã được phê duyệt qua nhiều cấp nhằm đảm bảo tính khả thi và phù hợp của các chính sách tín dụng.
Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc của NNo&PTNT Việt Nam đều là các lãnh đạo có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có nhiều năm kinh nghiệp làm việc, quản lý và điều hành trong lĩnh vực Ngân hàng. Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc ngân hàng cũng không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm gần đây, hàng loạt các chính sách, quy trình và sản phẩm mới ra đời. Mỗi chính sách, thủ tục đem lại thuận tiện và hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng rõ rệt và manh tính cải cách mạnh mẽ.
Hàng năm, cùng với sự thay đổi các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, Ngân hàng thường rất nhạy bén và có những văn bản được ban hành để khắc phục những hạn chế trong công tác tín dụng cũng như đáp ứng yêu cầu trong quản trị của nhà nước. Hàng năm, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc đều thực hiện tổ chức tổng kết chuyên đề xác định những ưu điểm, nhược điểm (thành tựu cũng như tồn tại) trong năm tài chính đã qua để xác định phương hướng và giải pháp thực thi trong năm kế tiếp nhằm không ngừng phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn vướng mắc trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, để không ngừng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng tận dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến phục vụ cho hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nền tảng là hệ thống IPCAS. Theo đó, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
2.2.2.4. Thực trạng về hệ thống thông tin quản lý
Từ những năm trước đây, ngân hàng đã thực hiện ứng dụng hệ thống công nghệ IPCAS cho phép việc cập nhật dữ liệu của ngân hàng trên toàn hệ thống tại các tỉnh thành trong cả nước và các chi nhánh nước ngoài. Theo đó, tại các chi nhánh nhân viên thực hiện nhập dữ liệu phát sinh hàng ngày trên hệ thống dưới sự giám sát của Phụ trách chi nhánh (Giám đốc chi nhánh) và chốt số liệu hàng ngày. Căn cứ vào số liệu đã được các chi nhánh cập nhật trên hệ thống IPCAS, hệ thống sẽ tự động tập hợp số liệu trong ngày của toàn hệ thống lập các Báo cáo Tài chính theo ngày và các báo cáo quản trị khác hàng ngày bao gồm các báo cáo tổng hợp, chi tiết và các báo cáo về phân tích số liệu được lập trình sẵn trên hệ thống.
Các số liệu được trích xuất hàng ngày, trong trường hợp cần thiết hệ thống có thể kết xuất được dữ liệu tại bất kỳ thời điểm nào nếu có nhu cầu. Căn cứ vào các số liệu đó, các chuyên viên phân tích sẽ thực hiện đánh giá nhằm nhận diện các rủi ro trọng yếu nói chung và các rủi ro tín dụng nói riêng thực hiện báo cáo cho các bộ phận có thẩm quyền đã được quy định rõ trong sổ tay tín dụng của ngân hàng.
Việc kiểm soát dữ liệu được thực hiện ở cả hai khía cạnh đó và kiểm soát dựa trên các tiêu thức lập trình sẵn trong hệ thống thông tin (được gọi là kiểm soát tự động) và kiểm soát thủ công được thực hiện bởi các cấp có thẩm quyền đã được quy định (được gọi là kiểm soát thủ công).
Đối với hoạt động kiểm soát tự động bởi hệ thống thông tin: khi thực hiện xây dựng hệ thống, các nhà lập trình phối hợp với chuyên gia tín dụng xây dựng các cảnh báo trong việc nhập dữ liệu một cách phù hợp, tránh trường hợp nhập sai dữ liệu. Khi có dấu hiệu dữ liệu bất thường, hệ thống sẽ thực hiện cảnh báo trong toàn hệ thống về các dấu hiệu bất thường đó.
2.2.2.5. Thực trạng về năng lực tài chính
a. Về vốn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trên nhiều phương diện. Trong đó, ngân hàng luôn nằm trong số những ngân hàng có tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất toàn hệ thống.
Cụ thể: Theo bảng 2.1 cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng đều qua các năm, tuy nhiên từ năm 2011 tới 2012 có sự tăng đột biến với lượng tăng khoảng 4.562 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 20,85%. Đây là một mức biến động lớn do sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng đều chịu ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên tới năm 2011, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi đồng thời với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động ngân hàng cũng không ngừng được củng cố và cải thiện.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và một số ngân hàng khác trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua như sau:
Bảng 2.12: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số ngân hàng (Đvt: %)
Agribank | VCB | BIDV | ACB | Techcombank | |
2007 | 7,2 | 9,2 | 6,67 | 16,19 | 14,3 |
2008 | 7,9 | 8,9 | 6,5 | 12,44 | 13,99 |
2009 | 4,86 | 7,64 | 7,5 | 9,97 | 9,6 |
2010 | 6,09 | 9 | 9,32 | 10,4 | 13,11 |
2011 | 8,01 | 10,15 | 11,1 | 10,45 | 11,4 |
2012 | 9,49 | 11,25 | 12,15 | 12,67 | 11,07 |
2013 | 9,65 | 13,13 | 10,2 | 14,7 | 14,03 |
2014 | 9,89 | 13,67 | 11,05 | 13,8 | 12,86 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Kết Quả Chấm Điểm Tín Dụng Và Xếp Hạng Khách Hàng Trong Việc Ra Quyết Định Cấp Tín Dụng Và Giám Sát Sau Khi Cho Vay
- Cơ Cấu Và Chất Lượng Tín Dụng Của Ngân Hàng Nno&ptnt Việt Nam Từ Năm 2011 – 2014 (Đvt: Tỷ Đồng)
- Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tín Dụng Tại Hội Sở
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 15
- Phân Tích Cơ Hội, Thách Thức, Điểm Mạnh, Điểm Yếu (Swot) Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Cho Giai Đoạn Từ 2007 Đến 2014
- Mục Tiêu Phát Triển Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: [67] Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng
NNo&PTNT Việt Nam trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên khi so sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
b. Các chỉ tiêu về qui mô và chất lượng tài sản
Qui mô về nguồn vốn và tài sản của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, cụ thể:
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô và chất lượng tài sản của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Dư nợ cho vay của toàn hệ thống (tỷ đồng) | 422.005 | 449.894 | 488.744 | 548.098 | 613.870 |
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) | 534.987 | 562.245 | 617.212 | 697.036 | 788.508 |
Tốc độ tăng trưởng | 4,05 | 5,1 | 9,78 | 12,93 | 13,12 |
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn (%) | 78,88 | 80,02 | 79,19 | 78,63 | 77,85 |
Nguồn: [37]
Qua bảng trên cũng cho thấy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn cũng biến động thương đối đều, trong khoảng từ 78% tới 80%.
Các chỉ tiêu về nợ xấu cũng đang được ngân hàng Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam kiểm soát ngày càng chặt chẽ, thể hiện qua sự giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này qua các năm, cụ thể:
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tỷ lệ nợ xấu | 6,94% | 6,04% | 5,62% | 4,70% | 4,35% |
Nguồn: [37]
Hiện nay, tỷ trọng cấp tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tập trung nhiều ở một số ngành kinh doanh như nông nghiệp nông thôn, xây dựng và phi sản xuất. Trong giai đoạn từ 2010 tới những năm 2014, tỷ lệ gia tăng tín dụng giữa các ngành có sự khác biệt nhưng có xu hướng chung là dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao bởi đây chính là lĩnh vực đặc thù của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, bởi nó còn phải thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước mà đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Bảng 2.15: Tỷ trọng cấp tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam theo ngành kinh doanh (Đvt: Tỷ đồng)
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |||||
Tỷ đồng | % | Tỷ đồng | % | Tỷ đồng | % | Tỷ đồng | % | |
Điện | 17.783 | 4 | 18.500 | 4 | 16.003 | 3 | 15.327 | 3 |
6.621 | 1 | 6.125 | 1 | 4.886 | 1 | 4.380 | 1 | |
Xây dựng | 47.907 | 11 | 49.885 | 10 | 49.869 | 9 | 51.268 | 9 |
BĐS | 16.464 | 4 | 15.204 | 3 | 10.541 | 2 | 9.105 | 2 |
NNoNT | 282.993 | 64 | 320.075 | 67 | 378.985 | 71 | 435.764 | 74 |
Khác | 71.707 | 16 | 70.663 | 15 | 70.317 | 13 | 73.644 | 12 |
Tổng | 443.475 | 100 | 480.452 | 100 | 530.601 | 100 | 589.488 | 100 |
Nguồn: [37]
Qua đó ta thấy, trong năm 2014 thì dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng mạnh với mức tăng 56.779 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm 14,98% và luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ vay trong khi hầu hết các ngành khác đều có xu hướng giảm hoặc gần như không biến động.
c. Khả năng sinh lời của ngân hàng, tổ chức tín dụng
Do đặc thù hoạt động của bản thân Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là một ngân hàng vừa thực thi các chính sách vĩ mô của nhà nước, vừa thực hiện các mục tiêu lợi nhuận của mình, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhằm hài hòa lợi ích của các bên liên quan cũng như hài hòa các nhiệm vụ của mình.
Trong những năm từ 2011 tới 2014 có những biến động về khả năng sinh lời của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, trong năm 2012 lợi nhuận giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu tăng khiến cho các tỷ suất này giảm mạnh tương ứng. Chiều hướng giảm này tiếp tục diễn biến tới năm 2013.
Qua bảng 2.1cho thấy năm 2011 với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khá cao với tỷ suất 16,19%. Tuy nhiên, kể từ 2012 trở đi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh và tới 2014 so với 2013 có sự tăng nhẹ
từ 6,21% lên 8,34% cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đang dần hồi phục cùng với sự hồi phục của nền kinh tế quốc dân.
d. Khả năng thanh toán của ngân hàng
Các chỉ tiêu phán ánh khả năng thanh toán của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn đạt được trạng thái ổn định trong suốt những năm từ 2010 tới 2014. Các chỉ tiêu, hệ số phản ánh khả năng thanh toán của ngân hàng được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.16: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam qua các năm
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát | 1,057 | 1,06 | 1,064 | 1,057 | 1,061 |
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn | 1,011 | 1,015 | 1,019 | 1,018 | 1,021 |
Hệ số khả năng thanh toán nhanh | 0,114 | 0,12 | 0,119 | 0,111 | 0,118 |
Nguồn: [37]
Qua bảng trên ta thấy, tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Đồng thời các hệ số khả năng thanh toán của ngân hàng cũng được duy trì ổn định qua các năm 2010 tới 2014.
2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.1. Những kết quả đạt được
Mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu hoạt động và thông lệ quốc tế
Trong đó, các vai trò, chức năng của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng, cụ thể trong sổ tay tín dụng của ngân hàng. Trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính (Trung tâm điều hành) cũng như tại các chi nhánh của Ngân hàng. Trên cơ sở đó, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của các phòng ban trong hệ thống nhưng không làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của hệ thống.
Các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng đã được ban hành theo đúng quy định của các văn bản nhà nước, ngày càng phù hợp với thông lệ hoạt động tín dụng quốc tế
Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được bộ sổ tay tín dụng và thường xuyên được cập nhật, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như các đáp ứng các yêu cầu, thông lệ hoạt động tín dụng quốc tế. Bộ sổ tay tín dụng này đã được triển khai rộng rãi trong toàn hệ thống ngân hàng.
Các cơ chế, chính sách khi ban hành hoặc điều chỉnh các cơ chế chính sách đều được xem xét tới sự phù hợp với từng cấp độ quản lý, bám sát định hướng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng như phải phù hợp với năng lực tài chính của Ngân hàng.
Kèm theo bộ sổ tay tín dụng là một loạt các quy định thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp như các quy định, hướng dẫn về việc đánh giá, xếp hạng khách hàng hay các quy định về việc phân cấp quyết định cấp tín dụng.
Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định rõ ràng, chặt chẽ
Phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như yêu cầu về quản trị rủi ro cho ngân hàng trong từng thời kì, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng của mình. Quy trình cấp tín dụng được xây dựng khá chặt chẽ cho từng nhóm đối tượng khách hàng, bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xem xét