Kinh Nghiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam


Với những nỗ lực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trong những năm qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đạt được nhiều cải thiện trong năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của mình. Cụ thể: trong năm 2014, Viettinbank liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm. Trên cơ sở an toàn vốn của Vietinbank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp vững chắc của Vietinbank trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Việt Nam, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu – Capital Intelligence (CI) tiếp tục khẳng định vị thế của Vietinbank khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính (Financial Strength Rating – FSR) của Vietinbank ở mức “BB - ”. Moody‟s đồng thời nâng triển vọng tín nhiệm của Vietinbank từ B2 lên B1. Bên cạnh đó, Fitch Ratings đã công bố nâng triển vọng tín nhieemjcuar Vietinbank từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của tổ chức này và nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ chính phủ (SRF) của Vietinbank từ B lên B+.

1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng là một trong số các Ngân hàng thương mại có uy tín trên thị trường. Không chỉ có uy tín mà công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng này cũng đã được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền Tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên không chỉ riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam mà cả hầu hết các đơn vị khác vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Năng lực tài chính: luôn được duy trì lành mạnh, đảm bảo hoạt động hiệu quả. Các chỉ tiêu về nợ xấu luôn được kiểm soát đảm bảo dưới 3% kể từ năm 2010 tới nay.


Bảng 1.2: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Chỉ tiêu

Đvt

2011

2012

2013

2014

Tổng tài sản

Tỷ đồng

366.722

414.488

468.994

576.989

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

28.639

41.547

42.386

43.351

Lợi nhuận thuần

sau thuế

Tỷ đồng

4.197

4.397

4.358

4.592

NIM

%

3,41

2,93

2,55

2,35

ROE

%

17,08

12,61

10,33

10,76

ROA

%

1,25

1,13

0,99

0,88

Tỷ lệ dư nợ cho vay/

huy động vốn

%

86,68

79,34

80,50

75,92

Tỷ lệ nợ xấu

%

2,03

2,40

2,73

2,31

Hệ số an toàn vốn

(CAR)

%

11,14

14,63

13,13

11,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 9

Nguồn: www.vietcombank.com.vn[70]

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng: mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng vẫn theo mô hình truyền thống nhưng đã được khá chặt chẽ. Trong đó, để hỗ trợ cho hội đồng quản trị và công tác quản trị rủi ro có ủy ban quản trị rủi ro và ủy ban chiến lược. Đồng thời cũng có hội đồng quản lý tín dụng trung ương và hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) hộ trợ cho Tổng giám đốc cùng ban điều hành. Phía dưới xây dựng khối quản lý rủi ro được tổ chức khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế.


Hệ thống thông tin quản lý: để nâng cao năng lực quản trị, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ công tác quản trị và điều hành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tích cực triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) và một số phân hệ quan trọng khác như TF, LOS,… Ngoài ra, ngân hàng cũng đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống kế toán quản trị, triển khai thực hiện các dự án ALM, FTP, MPA (quản trị tài sản nợ có, chuyển giá vốn và phân tích lợi nhuận đa chiều).

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng: xu hướng tất yếu cho các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh áp dụng hiệp ước vốn Basel II nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình. Để làm được điều đó, ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách về quản trị rủi ro như mô hình xác suất vỡ nợ (PD), mô hình tổn thất khi vỡ nợ (LGD).

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng thương mại. Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực có môi trường cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại Việt Nam học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Trong đó, để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại cần nắm các bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách hợp lý, rõ ràng và khoa học. Trong đó, việc quy định quy trình tín dụng rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn đối với các bộ phận có liên quan là nhân


tố quan trọng. Đồng thời, xây dựng quy trình tín dụng phải tránh chồng chéo, tạo được sự độc lập khách quan giữa các cấp thẩm quyền phán xét.

Thứ hai: xây dựng và áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng chuyên môn hóa quản lý theo chiều dọc thay vì chiều ngang, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.

Thứ ba: áp dụng một cách triệt để nội dung, các quy định của hiệp ước Basel và các quy định có liên quan của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, sự áp dụng, tuân thủ cũng phải phù hợp với thực tế của ngân hàng và của nền kinh tế.

Thứ tư: tiếp cận các phương pháp đo lường, lượng hóa, chấm điểm khách hàng hiện đại, phù hợp.

Thứ năm: tăng cường công tác giám sát tín dụng, giám sát rủi ro tín dụng thông qua việc quy định rõ ràng về chế độ báo cáo rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng.

Thứ sáu: tổ chức đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực có đạo đức, có trình độ chuyên môn vào các vị trí phù hợp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục tiêu khái quát những lý luận cơ bản, nền tảng có liên quan tới vấn đề nghiên cứu “Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng”. Thông qua việc nghiên cứu một cách khoa học và chi tiết các nội dung liên quan tới rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Trong chương 1, luận án đã trình bày và phân tích rõ các vấn đề sau:

- Rủi ro tín dụng và các vấn đề liên quan như việc phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng;

- Quản trị rủi ro tín dụng và các vấn đề có liên quan như các yêu cầu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt luận án đã phân tích khá chi tiết nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng nói chung;

- Trên cơ sở đó, luận án thực hiện nghiên cứu các nội dung về năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Luận án đã lồng ghép quan điểm của tác giả về năng lực quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những kiến thức nghiên cứu được từ các tài liệu trong và ngoài nước cũng như hiểu biết của tác giả trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Đồng thời tác giả cũng đi sâu nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

- Để nghiên cứu và có thể ứng dụng đề tài vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng, tác giả tìm hiểu về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nước để có cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về vấn đề nghiên cứu.

Như vậy, trong chương 1 luận án đã trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng để nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ở chương kế tiếp.


Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM


2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

a. Về khách hàng

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp.

b. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống tới hiện đại, tiên tiến. Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có thể chia thành 2 nhóm là sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp.

Các sản phẩm dịch vụ hiện nay của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam bao gồm: dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ tín dụng doanh nghiệp; dịch vụ tài khoản và tiền gửi; dịch vụ bao thanh toán; dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu; thanh toán trong nước; dịch vụ Séc; dịch vụ thanh toán quốc tế; thanh toán biên


mậu; kinh doanh ngoại tệ; các dịch vụ khác như: dịch vụ thẻ, dịch vụ SMS banking,…

c. Mạng lưới

Tính tới thời điểm 31/12/2014, với khoảng hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước cùng với Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia có thể nói Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam được coi là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô hàng đầu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như Kinh doanh vàng, cung cấp dịch vụ, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động cho thuê tài chính, hoạt động thương mại và đầu từ. Đặc biệt, để đáp ứng các yêu cầu trong việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, Ngâng hàng NNo&PTNT Việt Nam còn thành lập một công ty chuyên quản lý nợ và khai thác tài sản – công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank – một mắt xích quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, mang tính độc lập tương đối và không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của chính ngân hàng này.

Thêm vào đó, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới. Những nỗ lực của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã giúp cho ngân hàng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thông qua những con số ấn tượng sau: Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặc biệt là Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên


mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

2.1.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

Về kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với tất cả các Ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Việt Nam nói riêng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để các ngân hàng tiếp tục mở rộng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác như huy động vốn, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ,... Dưới đây là bảng mô tả kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2014.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam Giai đoạn 2010-2014 (Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng tài sản

534.987

562.245

617.212

697.036

788.508

Vốn chủ sở hữu

21.806

21.878

26.440

26.565

28.515

Lợi nhuận trước thuế

2.217

4.853

2.882

2.456

2.976

Lợi nhuận sau thuế

1.221

3.541

1.811

1.651

2.379

ROA (%)

0,23

0,63

0,29

0,24

0,30

ROE (%)

5,6

16,19

6,85

6,21

8,34

Nguồn: [38] Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn từ 2011 tới 2014 thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã có sự thay đổi khá lớn về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, về tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng 54.967 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 9,78%. Cho tới năm 2013, tổng tài sản tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023