DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARPU: Average Revenue Per Unit (doanh thu bình quân 1 thuê bao). BCC: Business Cooperation Contract (Hợp đồng hợp tác kinh doanh). BOT: Build – Operate – Transfer (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao). BTA: Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song phương).
CDMA: Code Division Multiple Access.
CEO: Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành). CNTT – TT: Công nghệ thông tin – Truyền thông.
DV: dịch vụ.
GTGT: Giá trị gia tăng.
GPRS: General Packet Radio Service.
GSM: Global System for Mobile Communications. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam - 1
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chủ Đề Đề Tài
- Những Điểm Thống Nhất Về Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Các Công Ty Viễn Thông
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Năng Lực Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Các Công Ty Viễn Thông
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
IMD: Management Development Institute (Viện Phát triển quản lý).
ICT: Information and Iommunications Technology (Công nghệ thông tin và Truyền thông).
IP: Internet Protocol (Giao thức qua mạng).
MMS: Multimedia Message Service (Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện). MSC: Mobile Switch Center (Trung tâm chuyển mạch di động).
MVNO: Mobile Virtual Network Operator (Nhà khai thác mạng di động ảo).
OECD: Organization of Economic and Cooperation Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).
SLD: Một tập đoàn chuyên về điện tử viễn thông có trụ sở chính tại Singapore của Hàn Quốc (Tập hợp chữ cái đầu của 3 tập đoàn: SK Telecom, LG và Dong Ah).
SMS: Short Message Service (Dịch vụ nhắn tin ngắn). TB: thuê bao.
TTDĐ: Thông tin di động.
USSD: Unstructured Supplementary Service Data. VIP: Very Important Person.
VMA: Vietnam Mobile Award (Giải thưởng di động Việt Nam). VN: Việt Nam.
VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam).
VPN: Virtual Private Network (Mạng riêng ảo).
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của các mạng di động Việt Nam giai đoạn 2005-2012 54
Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 – 2012 của Viettel Telecom ...78 Bảng 3.3 : Bảng đánh giá năng lực nội tại của Viettel 79
Bảng 3.4 :Sản lượng và doanh thu dịch vụ TTDĐ từ 2006-2012 của Vinaphone.83 Bảng 3.5 : Bảng đánh giá năng lực nội tại của VinaPhone 84
Bảng 3.6 : Số trạm phát sóng của MobiFone 87
Bảng 3.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 – 2012 của MobiFone 88
Bảng 3.8 : Bảng đánh giá năng lực nội tại của MobiFone 89
Bảng 3.9 : Thang đo lòng trung thành của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam 98
Bảng 3.10 : Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ chung 101
Bảng 3.11 : Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất Vinaphone, MobiFone và Viettel năm 2011 104
Bảng 3.12 : Đánh giá của khách hàng thuê bao trả sau về giá cước dịch vụ 106
Bảng 3.13 : Đánh giá của khách hàng thuê bao trả trước về giá cước dịch vụ ..109 Bảng 3.14 : Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ 112
Bảng 3.15 : Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ 115
Bảng 3.16 : Các gói dịch vụ của Viettel, Mobifone và Vinaphone đến 05/2012.....
...........................................................................................................117
Bảng 3.17 : Đánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của VinaPhone, MobiFone và Viettel 118
Bảng 3.18 : Đánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín của VinaPhone, MobiFone và Viettel trong cung ứng dịch vụ 120
Bảng 3.19 : Tỷ lệ bầu chọn giải thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất”123
Bảng 3.20 : Năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của MobiFone, VinaPhone và Viettel theo đánh giá của khách hàng 125
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter 10
Hình 1.2 : Sơ đồ kim cương của M. Porter 11
Hình 2.1 : Quy trình cung ứng dịch vụ thông tin di động 22
Hình 2.2 : Quy trình thực hiện liên lạc trên mạng thông tin di động 23
Hình 2.3 : Quy trình quản lý cung ứng dịch vụ thông tin di động 26
Hình 3.1 : Nguồn nhân lực của Viettel 58
Hình 3.2 : Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của nhân viên Viettel năm 2012 59
Hình 3.3 : Cơ cấu tổ chức của Viettel 77
Hình 3.4 : Cơ cấu tổ chức của VinaPhone 80
Hình 3.5 : Vùng phủ sóng của VinaPhone 82
Hình 3.6 : Cơ cấu tổ chức của MobiFone 85
Hình 3.7 : Vùng phủ sóng của MobiFone 86
Hình 3.8 : Mô hình SERVQUAL 96
Hình 3.9 : Mô hình sự trung thành của khách hàng dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam 97
Hình 3.10 : Mô hình xây dựng Bảng câu hỏi và tiến hành điều tra 99
Hình 3.11 : Số phản hồi hàng ngày của khách hàng được điều tra 101
Hình 3.12 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ 102
Hình 3.13 : Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của MobiFone 102
Hình 3.14 : Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của VinaPhone...103 Hình 3.15 : Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Viettel 103
Hình 3.16 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ 107
Hình 3.17 : Đánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của MobiFone..
...........................................................................................................107
Hình 3.18 :Đánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của VinaPhone..
...........................................................................................................108
Hình 3.19 : Đánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của Viettel .108 Hình 3.20 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng trả trước về giá cước dịch vụ ...
...........................................................................................................110
Hình 3.21 :Đánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của MobiFone110
Hình 3.22 : Đánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của VinaPhone ...
...........................................................................................................110
Hình 3.23 : Đánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của Viettel 111
Hình 3.24 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ 112
Hình 3.25 : Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của MobiFone 113
Hình 3.26 : Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của VinaPhone 114
Hình 3.27 : Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của Viettel 114
Hình 3.28 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ116 Hình 3.29 : Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa DV của MobiFone .116 Hình 3.30 : Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa DV của VinaPhone 116 Hình 3.31 : Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ của Viettel.117
Hình 3.32 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của các mạng 119
Hình 3.33 : Đánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của MobiFone 119
Hình 3.34 : Đánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của VinaPhone 119
Hình 3.35 : Đánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của Viettel 120
Hình 3.36 : Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín của VinaPhone, MobiFone và Viettel trong cung ứng dịch vụ 121
Hình 3.37 : Đánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín dịch vụ của MobiFone 121
Hình 3.38 : Đánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín dịch vụ của VinaPhone 122
Hình 3.39 : Đánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín DV của Viettel ....
...........................................................................................................122
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Trong điều kiện đó, năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu để bảo đảm tồn tại và phát triển của các sản phẩm, các công ty và của cả quốc gia.
Nếu như năng lực cạnh tranh của quốc gia thể hiện bằng năng lực tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinh tế quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới, thì năng lực cạnh tranh của công ty thể hiện khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần để thu lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của công ty có ảnh hưởng qua lại với năng lực cạnh tranh của quốc gia: năng lực cạnh tranh của quốc gia trong chừng mực nhất định phản ánh năng lực cạnh tranh của các công ty trong nền kinh tế ấy; năng lực cạnh tranh của công ty chịu sự chi phối bởi năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy, nên hầu hết các quốc gia đều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, các công ty.
Viễn thông là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước. Thực hiện phương châm đi tắt, đón đầu, tiến thẳng vào kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng của viễn thông Việt Nam trong những năm qua luôn đạt ở mức trên dưới 30% mỗi năm, riêng dịch vụ thông tin di động tăng trên 60%/năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá vào loại cao nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong xu thế chung hội nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang tiến hành đổi mới các chính sách theo hướng tự do hoá nền kinh tế. Thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động lớn theo hướng tự do, mở cửa hơn. Theo lộ trình hội nhập sẽ có nhiều công ty cung ứng dịch vụ thông tin di động nữa ra đời thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều nhà khai thác viễn thông nước ngoài tham gia vào thị trường thông tin di động Việt Nam bằng nhiều cách gia nhập thị trường khác nhau.
Ngày 11/3/2010, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố việc Tập đoàn ST Telemedia mua 10% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global) [25]. ST Telemedia là công ty chuyên đầu tư về lĩnh vực truyền thông di động và các dịch vụ IP toàn cầu có trụ sở chính tại Singapore.
Hãng dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, ngày 10/8/2011, cũng đã bỏ hơn 1,4 tỷ Yên tương đương 370 tỷ đồng mua lại khoảng 25%
cổ phần của Công ty cổ phần Truyền thông VMG của Việt Nam [26], nhằm mở rộng thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Nếu như trước đây, thông tin di động là một thị trường được bảo hộ với các công ty hoạt động độc quyền dưới sự bảo hộ của Nhà nước, thì nay việc mở cửa thị trường theo yêu cầu của hội nhập đã đặt ngành viễn thông Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Sự tồn tại trong thời gian dài theo kiểu một mình một chợ của Vinaphone và MobiFone đã thực sự khép lại sau sự gia nhập thị trường của hàng loạt các công ty viễn thông mới và đặc biệt ấn tượng nhất là sự ra đời của mạng di động Viettel, được coi là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất Việt Nam, chiếm trên 60% tổng doanh thu của Tập đoàn Viettel.
Chưa bao giờ thị trường thông tin di động lại phát triển mạnh mẽ như vài năm trở lại đây. Trong sự phát triển đó cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone, HT Mobile...ngày càng trở nên khốc liệt. Mỗi nhà cung cấp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh để giành giật cũng như bảo vệ thị phần của mình.
Trong điều kiện và môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam phải không ngừng đổi mới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị trường nhằm giữ vững thị phần và cạnh tranh với không chỉ các công ty trong nước mà còn với các công ty nước ngoài sẽ tham gia cung ứng dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam trong tương lai gần.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ thông tin di động, sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của một số công ty viễn thông Việt Nam, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của việc cung ứng dịch vụ giữa các công ty này với nhau và tìm ra những vấn đề cần giải quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, luận án phải trả lời cho các câu hỏi sau:
- Thế nào là năng lực cạnh tranh? Năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ thông tin di động là gì?
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ thông tin di động là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến các tiêu chí này?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông Việt Nam trong cung ứng dịch vụ thông tin di động là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông. Cụ thể, luận án nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong cung ứng dịch vụ thông tin di động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Tác giả tập trung nghiên cứu các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di động cho thị trường trong nước. Thị trường thông tin di động Việt Nam hiện nay chủ yếu là do các công ty viễn thông thuộc sở hữu Nhà nước khai thác. Đã có một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia thị trường nhưng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của những doanh nghiệp này còn yếu. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2012, tổng thị phần của 3 công ty MobiFone, VinaPhone và Viettel trên thị trường cung ứng dịch vụ thông tin di động là xấp xỉ 90% [20] (gần như toàn bộ thị trường). Vì vậy, tác giả tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam này, có xem xét ở mức độ nhất định với các công ty khác, nhằm chuẩn bị tư thế đương đầu với những đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai. Trong luận án, tác giả xác định rõ những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của 3 công ty (trong phân tích thực trạng và trong đề xuất giải pháp, kiến nghị). Thời gian nghiên cứu thực trạng trong khoảng từ năm 2005 đến 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.