Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chủ Đề Đề Tài


- Nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê và điều tra về lĩnh vực thông tin di động như doanh thu, số thuê bao, số trạm thu phát sóng, số đại lý phân phối dịch vụ, thị phần dịch vụ và tốc độ tăng trưởng thị phần.v.v… để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty được lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài đã điều tra phỏng vấn 972 khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động của các công ty và tham vấn ý kiến một số chuyên gia để nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của các công ty.

- Nghiên cứu định tính: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống nghiên cứu 3 nhà cung ứng dịch vụ VinaPhone, MobiFone và Viettel để nghiên cứu sự thay đổi và phát triển năng lực cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm/dịch vụ của các công ty này.

4.2. Nguồn số liệu

Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp.

- Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua điều tra phỏng vấn 972 khách hàng đang sử dụng dịch vụ của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel. Ngoài ra, tác giả còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý của các công ty và các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin di động.

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu và đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, các số liệu công bố về thông tin di động của Bộ Thông tin và Truyền thông, các báo cáo hàng năm, hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài đánh giá tốc độ phát triển ngành thông tin di động của các nước khu vực Châu Á, Đông Dương và Việt Nam, báo cáo hàng năm của 3 công ty nói trên và của VNPT.

4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS, lập bảng biểu để xử lý số liệu. Từ bảng số liệu phân tích, tác giả rút ra được những kết luận đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

- Làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty trong cung cấp dịch vụ thông tin di động; vận dụng các tiêu chí chung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ thông tin di động.

- Đánh giá sự biến đổi của môi trường ngành viễn thông, trong lĩnh vực thông tin di động từ độc quyền sang cạnh tranh.

- Đánh giá các mặt mạnh, yếu về năng lực cạnh tranh của ba công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam (VinaPhone,


MobiFone, Viettel) từ hai góc độ khác nhau: đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động và đánh giá năng lực nội tại của các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di động.

- Kết hợp giữa khung lý thuyết nghiên cứu với phân tích thực trạng, đánh giá cơ hội và thách thức đối với các công ty trong bối cảnh xóa bỏ độc quyền và mở cửa thị trường viễn thông, đưa ra phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam.

6. Kết cấu luận án

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chủ đề đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các Công ty viễn thông

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các Công ty viễn thông Việt Nam

Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các Công ty viễn thông Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỀ TÀI

1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài

Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm/dịch vụ nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay.

Micheal E. Porter, chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh, chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất.

Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn. Theo Thorne, các lý thuyết về năng lực cạnh tranh tập trung lại theo 3 cách tiếp cận sau: lý thuyết thương mại truyền thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin.

- Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh. Theo cách tiếp cận này, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh.

Lý thuyết này chưa chú trọng đúng mức về cầu hàng hóa, dịch vụ cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh. Theo Van Duren và các cộng sự (1991), cách tiếp cận này dẫn tới những sai lầm cố hữu do chưa chú trọng đúng mức đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, cách tiếp thị và những dịch vụ hậu mãi của công ty. Để khắc phục hạn chế của cách tiếp cận thương mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với mặt cầu hàng hóa, dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh công ty.

- Lý thuyết tổ chức công nghiệp gọi tắt là IO (Industrial Organization), được tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của công ty và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (StructureConduct Performance) hay mô hình Bain-Masson. Điểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu của ngành mà các công ty đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu của ngành quyết định hành vi (chiến lược kinh doanh) của công ty và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành [37]. Mô hình SCP─được củng cố bởi lý thuyết cạnh tranh nhóm (oligopoly theory)─rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và đánh


giá bản chất cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích kết quả kinh doanh của ngành (các công ty trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh khác nhau).

Cũng cần chú ý là đơn vị phân tích (unit of analysis) trong lý thuyết IO nguyên thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh kết quả kinh doanh của các công ty khác nhau trong cùng ngành. Những phát triển tiếp theo của IO đã chuyển đơn vị phân tích vừa là công ty vừa là ngành [37]. Porter là một trong người tiên phong trong ứng dụng lý thuyết IO trong xây dựng chiến lược, đặc biệt là mô hình năm lực cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Mô hình này được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành.

- Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin, còn gọi là cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition), tập trung vào sự khác biệt (differentiation) của sản phẩm và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh trong IO và mô hình cạnh tranh độc quyền trong kinh tế học Chamberlin đều chú trọng vào việc giải thích chiến lược (C) của công ty và kết quả kinh doanh (P) trong cạnh tranh. Tuy nhiên, như đã giới thiệu, mô hình IO bắt đầu bằng việc tập trung vào cơ cấu (S) của ngành và tiếp theo là hành vi/chiến lược (C) và kết quả (P). Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của công ty và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lược và kết quả kinh doanh mà công ty theo đuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của các công ty và đây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty. Hơn nữa, chiến lược của công ty làm thay đổi cơ cấu của ngành [32].

Cũng cần chú ý thêm là trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, công ty vẫn tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc xác định doanh thu biên tế (marginal revenue) bằng với chi phí biên tế (marginal cost) như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thành công trong khác biệt sẽ đem lại lợi nhuận vượt mức (excess profit). Vì vậy, chiến lược kinh doanh của công ty đóng vai trò quan trọng thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của công ty. Hai là, mô hình cạnh tranh trong kinh tế học IO và Chamberlin không đối kháng nhau mà chúng bổ sung lẫn nhau. Cơ cấu ngành ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tận dụng lợi thế khác biệt của công ty trong việc xác định chiến lược cạnh tranh. Kinh tế học IO cũng thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà công ty theo đuổi. Và, những lợi thế khác biệt này của công ty chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của công ty [35].

Mô hình cạnh tranh trong IO nói chung và của Porter nói riêng có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm. Ưu điểm cơ bản của cạnh tranh theo IO và mô hình năm lực cạnh tranh của Porter giúp chúng ta nắm bắt được cách thức công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xác định vị trí phù hợp của công ty dựa vào cơ cấu của


ngành mình đang kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ cấu ngành đó. Tuy nhiên, lý thuyết về IO và mô hình cạnh tranh của Porter nhìn các ngành ở trạng thái cân bằng, do vậy, lợi thế cạnh tranh đạt được mang tính bền vững [54].

Kinh tế học tổ chức IO phân tích cạnh tranh trong điều kiện cân bằng của thị trường sẽ rất hạn chế trong việc xem xét động cơ cũng như kết quả của các sáng chế, phát minh (innovation). Kinh tế học Schumpeter, dựa trên cơ sở của trường phái kinh tế học Áo (Austrian economics [41]), nhấn mạnh vào quá trình biến động của thị trường ở dạng động (action and market process─market dynamics). Công ty đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ vào khả năng khám phá (entrepreneurial discovery) và hành động cạnh tranh sáng tạo (innovative competitive action [45]).

Một điểm quan trọng nữa là cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò của tri thức và học hỏi trong thị trường cạnh tranh động (dynamic competitive markets). Tri thức liên tục thay đổi sẽ dẫn đến thị trường thay đổi và sự thay đổi này tạo ra bất cân bằng thị trường (disequilibrium). Điều này đem lại cơ hội mới về lợi nhuận cho công ty [54]. Với cách nhìn thị trường ở dạng động, tuy rằng đơn vị phân tích của kinh tế học Schumpeter là ngành và nền kinh tế [45], trường phái cạnh tranh này là một cơ sở cho lý thuyết về năng lực động của công ty.

Một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh theo 3 loại: nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình.

Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, công ty có năng lực cạnh tranh cao khi có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…

Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…).


Theo thống kê trong nghiên cứu của Momaya và các cộng sự (2005), hướng nghiên cứu coi năng lực cạnh tranh như quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất cho đến nay.

Như vậy, cho đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau.

Tuy nhiên, do ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nên bất chấp những bất đồng trong lý luận, một số nước như Mỹ, Anh và các tổ chức quốc tế, các cá nhân như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Phát triển quản lý (IMD), Công ty Standard & Poor’s, Công ty Moody’s, Micheal E. Porter… vẫn nghiên cứu và công bố các kết quả tính toán năng lực canh tranh ở các cấp độ: quốc gia, ngành, công ty và sản phẩm. Các kết quả này được rất nhiều quốc gia, công ty quan tâm và tham khảo. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó. Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh đua về sự phát triển, tốc độ và hiệu quả phát triển giữa các ngành trong một nền kinh tế. Hình thức cạnh tranh này sẽ dẫn tới sự thay đổi về mặt bằng giá của nền kinh tế đó. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh giữa các ngành khác nhau của các quốc gia khác nhau cũng dẫn đến mặt bằng giá khác nhau theo các thời kỳ căn cứ vào năng suất lao động của thời kỳ đó. Cạnh tranh giữa các công ty căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của công ty và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế [5]. Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm và dịch vụ thể hiện qua việc công ty đưa ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm/dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn thu hút khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm/dịch vụ của mình. Công ty sử dụng những yếu tố nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để cạnh tranh với sản phẩm/dịch vụ của công ty khác nhằm thu hút thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ và cạnh tranh công ty là hai hình thức cạnh tranh luôn gắn liền với nhau. Cạnh tranh sản phẩm là một bộ phận của cạnh tranh công ty, có mối liên hệ mật thiết với cạnh tranh công ty cũng như các cấp độ cạnh tranh khác. Các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu đó cũng đồng nghĩa với việc công ty mong muốn bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn đối thủ, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn đối thủ.


Cụ thể, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, nhà khoa học đầu tiên phải nói đến là Michael E. Porter. Porter đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.

Mô hình Porter’s Five Forces được công bố lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để công ty duy trì hay tăng lợi nhuận. Các công ty thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sáp nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không [49].


Hình 1 1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter Nguồn 49 Theo Michael 1


Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter

Nguồn: [49]

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: (1) Sức mạnh nhà cung cấp,

(2) Nguy cơ thay thế, (3) Các rào cản gia nhập, (4) Sức mạnh khách hàng, (5) Mức độ cạnh tranh.

Tiếp đó, năm 1985, Porter xuất bản cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance“. Trong cuốn sách này, Porter nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh và cách thức một công ty thực sự đạt được lợi thế hơn các đối


thủ. Ông chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm trong các hoạt động của mỗi công ty mà còn trong cách các hoạt động liên quan với nhau. Cuốn sách này cũng cung cấp lần đầu tiên những công cụ để có chiến lược phân đoạn một ngành công nghiệp và đánh giá một cách logic, chặt chẽ tính cạnh tranh của sự đa dạng hoá [50].

Không dừng lại ở đó, năm 1990, M. Porter công bố tác phẩm “Competitive Advantage of Nations”. Cuốn sách này được Porter nghiên cứu tại mười quốc gia hàng đầu về kinh tế. Cuốn sách đưa ra lý thuyết đầu tiên của cạnh tranh dựa trên nguyên nhân là năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ đã không còn là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Cuốn sách cũng giới thiệu mô hình "kim cương" - một cách để hiểu được vị thế cạnh tranh của một quốc gia (hoặc các địa điểm) trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay và là một phần không thể thiếu trong tư duy kinh doanh quốc tế. Trong cuốn sách này, Porter còn giới thiệu khái niệm "cụm", có thể hiểu là nhóm các công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp, các ngành liên quan, các tổ chức phát sinh tại các địa điểm cụ thể. Khái niệm này đã trở thành một cách thức mới cho các công ty và chính phủ suy nghĩ về nền kinh tế, đánh giá lợi thế cạnh tranh về vị trí và thiết lập các chính sách công.

Mô hình “Kim cương” đã nêu lên các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá, nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty trên thương trường quốc tế [51].

Mô hình Kim cương của Porter đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của công ty

Hình 1 2 Sơ đồ kim cương của M Porter Nguồn 51 2


Hình 1.2 : Sơ đồ kim cương của M. Porter

Nguồn: [51]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022