Kết Luận Rút Ra Từ Tổng Quan Nghiên Cứu Và Khe Hổng Cần Nghiên Cứu

Đồng thời, nơi đây còn mang nét hoang sơ, vì vậy đã thu hút sự khám phá, yêu thiên nhiên và thích trải nghiệm, tìm hiểu, của du khách là giới trẻ hiện nay, nhất là du khách thích đi “phượt”.

Trong thời gian gần đây, Bạc Liêu đã, đang trở thành điểm đến du lịch yêu thích của nhiều du khách. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu là cần thiết. Từ đó thu hút, huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đồng thời tổ chức tuyên truyền, tập huấn, đào tạo người dân ở địa phương cùng tham gia làm du lịch, sớm đưa ngành du lịch Bạc Liêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu mạnh.

2.6.2 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được coi là nhân tố quan trọng tạo nên NLCT của điểm đến du lịch (Crouch & Ritchie,1999; Hassan, 2000; Dwyer & Kim, 2003; Cracolici & Nijkamp, 2008; Barbosa & cộng sự, 2010; Amaya Molinar & cộng sự, 2017). Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống điện, nước, dịch vụ y tế, tài chính, ngân hàng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc của điểm đến du lịch. Kết cấu hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, sẽ mang lại một nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển. Đồng thời cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng tốt các nhu cầu đi lại, hội họp, ăn uống, nghỉ ngơi, và các nhu cầu khác trong thời gian du khách tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, sẽ làm cho du khách nhớ mãi đến điểm đến du lịch đó… Tóm lại, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách và tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Hiện nay Bạc Liêu đang thành lập tổng đài hotline hỗ trợ du khách về thông tin các khu, điểm, bản đồ, tour tuyến, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành du lịch cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng đang được tỉnh đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông chính đến các khu, điểm du lịch. Toàn tỉnh có gần 2.150 km đường giao thông. Điển hình như đường tránh Quốc lộ 1A đoạn từ Sóc Trăng đến Cà Mau tham quan Nhà Thờ Tắc Sậy, di tích lịch sử Đồng Nọc Nạn; đường Cao Văn Lầu đi Biển Bạc Liêu tham quan Vườn Nhãn, khu du lịch Nhà Mát, Phật Bà Nam Hải; đường hương lộ 6 đi xã Hưng Thành tham quan Phật Bà Đông Hải; đường đi xã Châu Thới thuộc địa bàn huyện Vĩnh Lợi tham quan Đền Thờ Bác Hồ; đường Nam Sông Hậu giao điểm với đường Võ Văn Kiệt tham quan Quảng trường Hùng Vương … Giao thông đường thủy giữa các tỉnh thông suốt với nhau; giao thông đường thủy trong huyện cũng được nạo vét, nâng cấp ngày

càng chất lượng và đẹp hơn. Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch. Toàn tỉnh hiện nay có 55 khách sạn đạt chuẩn từ một đến bốn sao và năm nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa và quốc tế. Các sản phẩm dịch vụ du lịch cũng từng bước được quan tâm, đầu tư và phát triển; các hạng mục vui chơi, nghỉ dưỡng hiện đang trong quá trình xây dựng; Khu du lịch Nhà Mát với quy hoạch tổng thể gồm các phân khu chức năng phục vụ các nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Do vậy, tỉnh Bạc Liêu cần đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ, quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ quan trọng, các tuyến giao thông nối liền khu, điểm du lịch; đầu tư xây dựng bến tàu du lịch, trạm dừng chân; cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách trong và ngoài tỉnh. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng và điều kiện sẵn có, cần thiết phải đầu tư xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ đồng bộ. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để điểm đến du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiện nay ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm đến các tuyến điểm du lịch; mở rộng, nâng cấp các con đường đến các khu di tích, danh thắng; có chính sách ưu đãi đặc thù thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn; quan tâm đầu tư nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái đạt chuẩn ba sao trở lên, là một trong những giải pháp để thu hút và giữ chân du khách.

2.6.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, dựa vào khai thác tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của du khách. Sản phẩm càng có sự khác biệt, thì càng thu hút khách tham quan. Các chương trình du lịch càng phong phú, độc đáo thì điểm đến du lịch đó càng có lợi thế và cạnh tranh tốt hơn so các điểm du lịch khác trên thị trường. Như vậy, điều quan trọng sản phẩm du lịch độc đáo của điểm đến là phải được xây dựng trên chính những giá trị cốt lõi tài nguyên du lịch của điểm đến đó. Tính độc đáo của sản phẩm du lịch là nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần phát triển vị thế, hình ảnh và nâng cao NLCT của điểm đến du lịch.

Trong kế hoạch phát triển tỉnh Bạc Liêu lần thứ XV xác định: “Phát triển ngành du lịch tỉnh nhà thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Mục tiêu này đang được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Minh chứng cho điều này là những kết quả đáng phấn khởi của ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu liên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

tục tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua. Chỉ tính năm 2019, Bạc Liêu đã đón được gần 2 triệu lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt doanh thu từ du lịch mang lại gần 2.000 tỷ đồng. Bạc Liêu là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều tiềm năng du lịch biển; phát huy sản vật vùng biển Bạc Liêu để tạo ra các món ẩm thực tươi, ngon, hấp dẫn du khách; với loại địa hình sông rạch có thể khai thác và phát triển được nhiều loại hình du lịch sông nước, miệt vườn. Bên cạnh các loại hình du lịch sông nước, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử; du lịch nông nghiệp trải nghiệm, du lịch khám phá và đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh trở thành thương hiệu riêng của du lịch Bạc Liêu.

2.7 KẾT LUẬN RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHE HỔNG CẦN NGHIÊN CỨU

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 9

2.7.1 Các kết luận cần được rút ra để làm nền tảng cho việc nghiên

cứu

Trong các nghiên cứu gần đây về du lịch, các nhà nghiên cứu đưa ra các

khái niệm và mô hình liên quan về cạnh tranh điểm đến du lịch. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, một số kết luận được rút ra cụ thể như sau:

- Nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu làm thế nào để cải thiện cạnh tranh điểm đến có hiệu quả. Cho nên, các kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố rất có ý nghĩa để luận án kế thừa và phát triển. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình về NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các khái niệm, mô hình khả năng cạnh tranh điểm đến theo hai nội dung chính: Xây dựng mô hình nghiên cứu theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và đo lường NLCT điểm đến du lịch.

- Trong nghiên cứu các khái niệm về NLCT điểm đến, các khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến có nhiều điểm khác nhau. Do có nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, có nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Cho nên, dù rằng có nhiều mô hình NLCT điểm đến du lịch được phát triển bởi những nhà khoa học có uy tín nhưng chưa có mô hình nào phù hợp với tất cả các điểm đến du lịch và không có bộ tiêu chí nào áp dụng được cho tất cả các điểm đến du lịch.

- Hầu hết các nghiên cứu du lịch được tiến hành bằng cách phỏng vấn các cư dân bản địa. Do đó mỗi vùng địa lý của mỗi nước người dân có thể có

nhận thức về cạnh tranh khác nhau. Dẫn đến, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch khác nhau.

2.7.2 Các khe hổng cần nghiên cứu

Qua nghiên cứu các công trình có liên quan, cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến và từ các kết luận được rút ra cho thấy còn một số khe hổng như sau:

- Bạc Liêu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đó là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, tài nguyên du lịch Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh, nhưng cho đến nay Bạc Liêu chưa có nghiên cứu nào khai thác các điểm đến du lịch làm nổi bật về tài nguyên du lịch Bạc Liêu, để tạo nên sự bức phá trong cạnh tranh các điểm đến du lịch ở ĐBSCL. Do đó còn khoảng trống trong nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

- Tác giả đã nghiên cứu các góc độ khác nhau về NLCT điểm đến, có những nghiên cứu về định tính, nhưng thiếu nghiên cứu về định lượng; có những nghiên cứu thu thập thông tin từ khách du lịch, nhưng thiếu ý kiến của các chuyên gia. Qua đó, tác giả nhận thấy còn lỗ hổng trong nghiên cứu, cần có nghiên cứu hỗn hợp cho cả nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời có sự đánh giá của khách du lịch và ý kiến của chuyên gia. Do đó, trong luận án này, tác giả đã thực hiện được nghiên cứu định tính, định lượng, khảo sát lấy ý kiến của khách du lịch và ý kiến của chuyên gia. Từ đó, xác định được những nhân tố có vai trò quan trọng thúc đẩy NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Trong quá trình lược khảo tài liệu, tác giả nhận thấy trong nghiên cứu định tính, chưa thấy các tác giả thảo luận các thang đo lường các biến quan sát. Các thang đo hầu hết được xây dựng dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó. Có vài nghiên cứu có lấy ý kiến của chuyên gia, nhưng cách làm còn đơn giản, chưa thảo luận sâu địa bàn nghiên cứu. Dẫn đến kết quả còn hạn chế trong kết luận nghiên cứu. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả thảo luận các thang đo lường các biến quan sát qua hai bước, được thảo luận nhóm một cách chặt chẽ, dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của nghiên cứu có sẵn, sau đó lấy ý kiến của các chuyên gia, để xây dựng các thang đo chuẩn xác, phù hợp với thị trường Việt Nam, trường hợp cho điểm đến du lịch Bạc Liêu. Điều này sẽ giải quyết được lỗ hổng trong các nghiên cứu trước đây.

2.8 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.8.1 Vị trí địa lí

Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của tổ quốc, phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Cách TP Hồ Chí Minh 280 km, TP Cần Thơ 110 km về phía Bắc và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam, từ Bạc Liêu có thể kết nối với các trung tâm văn hóa, kinh tế và du lịch của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ 1A); đường thủy (tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; tuyến Cần Thơ - Cà Mau) và cả đường biển (cảng Gành Hào, cảng Cái Cùng…)

Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa bình quân cả năm khoảng 1.867,8 mm, trong đó mùa mưa chiếm tới 90% tổng lượng. Nhiệt độ không khí trung bình 26,50C, cao nhất là 31,50C, thấp nhất là 22,50C. Số giờ nắng trong năm khoảng

2.300 giờ, lượng bức xạ bình quân 2.410 Kcal/cm2. Độ ẩm không khí trung bình 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa. Với nắng ấm quanh năm, Bạc Liêu có điều kiện thích hợp để thu hút khách du lịch từ các nước xứ lạnh.

Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới và cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long. Thủy văn ảnh hưởng trực tiếp đến Bạc Liêu là chế độ thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây. Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển có giá trị phòng hộ và môi trường lớn. Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn và cửa sông Bạc Liêu tạo ra những giá trị khá độc đáo về cảnh quan, môi trường có khả năng tạo thành các sản phẩm du lịch. Các loài động vật hoang dã của Bạc Liêu dần mất đi cùng với sự khai hoang phá triển kinh tế. Hiện nay, ngoại trừ các loài động vật biển, động vật hoang dã ở Bạc Liêu chủ yếu là các loài chim ở một số sân chim ở Bạc Liêu, Đông Hải, Giá Rai… Các sân chim này đều có giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học và hứa hẹn là những điểm đến hấp dẫn du khách.

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại (như cá có tới 661 loài) với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm, cá Hồng, cá Gộc, cá Sao, cá Thu, cá Chim, cá Đường… và nhiều loài hải sản khác có thể khai thác hàng hóa như mực, sò huyết... Bờ biển Bạc Liêu trải dài 56 km được tạo thành từ các bãi bồi tiến ra biển với đặc trưng là những vùng đất

ngập mặn có diện tích hàng nghìn ha. Mặc dù không có các bãi tắm biển và nước biển đục do phù sa, song các khu vực này có những đặc trưng sinh thái riêng biệt và có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều sản vật có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò… Với 3 cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, Bạc Liêu có thể phát triển mạnh các ngành vận tải và du lịch biển. Gành Hào có khả năng phát triển thành trung tâm kinh tế biển lớn của tỉnh cũng như của ven biển phía Đông Nam bộ (khu vực từ Mũi Dinh đến Cà Mau), cung cấp các dịch vụ cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Các cửa biển nối với mạng lưới đường bộ, trong đó Quốc lộ 1A và 2 tuyến Quốc lộ khác sẽ được xây dựng trong những năm tới.

Tóm lại, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực ĐBSCL, cách các tỉnh thành phố khác không xa, khí hậu ôn hòa với nắng ấm quanh năm, có điều kiện thích hợp để thu hút khách du lịch; cùng với khu vực biển Bạc Liêu có vị trí quan trọng đối với việc khai thác hợp lý tài nguyên biển, rất thuận lợi cho việc phát triển khu du lịch Nhà Mát, là trung tâm lớn nhất của tuyến du lịch ven biển ĐBSCL. Trong những năm qua du lịch Bạc Liêu đã trở thành ngành mũi nhọn và là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế -xã hội của tỉnh Bạc Liêu.

2.8.2 Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

- Giao thông đường bộ:

Hệ thống quốc lộ chạy qua tỉnh Bạc Liêu với tổng chiều dài 129 km, gồm 3 tuyến. Trong đó tuyến quốc lộ 1A là tuyến đường quan trọng nhất của Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp và tuyến Nam sông Hậu, mặt cắt trung bình 12 m.

Hệ thống đường tỉnh gồm 10 tuyến với tổng chiều dài khoảng 296 km, gồm 175 km đường kiên cố, trong đó có 25 km đường bê tông nhựa, 74 km đường tráng nhựa, 77 km đường đá cấp phối còn lại 121 km đường đất đang tiếp tục được triển khai nâng cấp. Hệ thống đường tỉnh hiện tại có mặt cắt nhỏ, chỉ từ 5,5 đến 6,5 m do đó chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Hệ thống đường huyện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 587 km, trong đó gồm có 220 km đường bê tông nhựa, 14 km đường láng nhựa còn lại 351 km là đường bê tông và đường đất. Các đường huyện có cấp hạng kỹ thuật là đường cấp V hoặc VI, chiều rộng mặt đường chỉ khoảng từ 2m đến 3,5m đủ cho 1 làn xe; cao độ mặt đường phần lớn thấp so với mực nước lũ nên thường bị ngập nước trong mùa mưa, vì vậy không khai thác ổn định được quanh năm; tải trọng các cầu trên các tuyến này không cao, thường chỉ khoảng

5 - 10T hoặc chỉ có bến đò nên chủ yếu dùng cho xe hai bánh và các xe tải nhỏ lưu thông.

Giao thông nông thôn đến nay có 45/50 xã có đường ô tô về trung tâm xã (chiếm 70%). Đã xây dựng đường giao thông nông thôn tới 472/472 cấp (đạt 100%) cho xe mô tô 2 bánh đi lại cả mùa mưa và mùa nắng.

Đường đô thị trong thành TP Bạc Liêu có 45 tuyến với tổng chiều dài khoảng 36 km. Các tuyến đường đô thị hầu hết được xây dựng kiên cố, kết cấu BT nhựa, chỉ còn hơn 0,5 km đường trải đá cấp phối.

Nhìn chung, giao thông đường bộ của Bạc Liêu tương đối phát triển, tuy nhiên nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như việc lấn chiếm lòng, lề đường ảnh hướng đến an toàn giao thông và mỹ quan; nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu phát triển giao thông lớn cũng ảnh hưởng không tốt đến việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh.

- Giao thông đường thủy:

Mạng lưới sông - kênh - rạch ở Bạc Liêu khá phát triển. Toàn tỉnh có 26 tuyến sông với chiều dài khoảng 469,30 km, bao gồm

Hệ thống các tuyến sông quốc gia có tổng chiều dài 112,5 km là các tuyến có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời có khả năng khai thác phát triển du lịch. Các tuyến quan trọng đối với Bạc Liêu và Vùng ĐBSCL là tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; Tuyến kênh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; Tuyến sông Gành Hào; Tuyến sông Cái Lớn.

Hệ thống các tuyến sông do tỉnh quản lý dài 356,8 km với 23 tuyến, trong đó có một số tuyến có khả năng khai thác phát triển du lịch như Tuyến Gành Hào - Hộ Phòng - Chủ Chí; Tuyến Cầu Sập - Ngan Dừa

Hệ thống bến cảng, bến tàu chính của Bạc Liêu bao gồm: bến tàu khách Hộ Phòng và 3 cửa sông lớn là cửa Gành Hào, cửa Cái Cùng và cửa Nhà Mát có khả năng xây dựng thương cảng và căn cứ hậu cần nghề cá, vận tải biển. Về tiềm năng phát triển, trong 3 cửa sông nêu trên, cửa Gành Hào và cửa Nhà Mát có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế biển kết hợp dịch vụ du lịch.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường thủy của Bạc Liêu chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Điều này vừa là điều kiện thuận lợi (lợi dụng được con nước lớn khi triều lên) song cũng là bất lợi (khi triều xuống kênh rạch cạn nước, ảnh hưởng đến giao thông). Hiện nay, nhiều tuyến kênh rạch của Bạc Liêu bị bồi lấp, thỉnh thoảng lòng sông cũng

được nạo vét, nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông đường thủy cũng như du lịch đường sông.

Hệ thống giao thông công cộng: Từ Bạc Liêu đã có xe khách đường dài đi các tỉnh trong ĐBSCL như Cà Mau, TP Hồ Chí Minh… và các tỉnh xa hơn như khu vực Tây nguyên, khu vực Miền trung (Đà Nẵng)… Hệ thống xe bus nội ô chưa phát triển trong TP Bạc Liêu; hệ thống xe bus từ thành phố Bạc Liêu đi các huyện đã phát triển. Tuy nhiên việc gắn kết các tuyến xe bus với các điểm du lịch chưa thực hiện được.

- Giao thông đường không: Bạc Liêu chưa có sân bay, tuy nhiên vị trí của Bạc Liêu rất gần với các sân bay trong khu vực như sân bay quốc tế Cần Thơ (cách TP Bạc Liêu khoảng 120 km về phía bắc) và sân bay Cà Mau (cách TP Bạc Liêu khoảng 70 km về phía nam). Đây là những điều kiện tương đối thuận lợi cho Bạc Liêu trong việc tiếp cận các thị trường khách quốc tế. Ngoài ra Bạc Liêu cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 300 km tạo điều kiện thuận lợi cho Bạc Liêu trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.

- Bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông phủ sóng khắp vùng, đảm bảo được nhu cầu trao đổi trong nước và ngoài nước với 1 bưu điện trung tâm, 6 bưu điện huyện và 126 bưu điện khu vực. Theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu, đến năm 2020 toàn tỉnh có 118 điểm phục vụ bưu chính.

- Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển và thường xuyên được đầu tư nâng cấp đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai và phục vụ sản xuất. Tuy nhiên do những khó khăn về kinh phí nên hệ thống thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Cấp điện: Hệ thống cung cấp điện đã được triển khai, đạt kết quả tốt, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế và dung lượng các trạm biến áp đã được tăng cường, đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2018, lưới điện quốc gia đã kéo tới 100% xã, phường. Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2018 của toàn tỉnh là 98%, trong đó nông thôn 96%. Trong thời gian qua, đã triển khai dự án “điện gió” ở Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu vừa cung cấp năng lượng sạch đồng thời là khu du lịch sinh thái, cảnh quan ven biển Đông.

- Cấp nước: Ở các khu vực đô thị, nước sinh hoạt phần lớn do nhà máy nước tập trung cung cấp với có công suất 2,7 triệu m3/năm. Ở vùng nông thôn, đến năm 2018, có 98,5% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023