Chỉ Số Đánh Giá Nlct Điểm Đến Du Lịch Của Hội Đồng Du Lịch Và Lữ Hành Thế Giới (Wttc) Và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (Wef)

Có nền văn hóa nghệ thuật truyền thống thu hút khách du lịch

Dwyer & Kim (2003), Cooper (1998),

Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn phục vụ du khách

Dwyer & Kim (2003), Crouch & Ritchie (1999)

Có các phương tiện đi lại và phương tiện công cộng khác phục vụ cho du khách

Crouch & Ritchie (2003), Hassan (2000)

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch


Khả năng tiếp cận điểm đến dễ dàng (đường bộ, đường thủy, hàng không...)

Dwyer & Kim (2003), Hassan (2000)

Giao thông nội bộ điểm đến thuận tiện (bãi đậu xe, xe điện phục vụ nội bộ nhanh chóng)

Dwyer & Kim (2003), Hassan (2000)

Dễ tiếp nhận thông tin thông qua một hệ thống truyền thông công nghệ cao

Dwyer & Kim (2003), Crouch & Ritchie (2003)

Cơ sở chăm sóc y tế hiệu quả

Crouch & Ritchie (1999)

Hạ tầng điện, nước, ngân hàng, viễn thông đáp ứng tốt các điểm tham quan du lịch

Dwyer & Kim (2003), Hassan (2000), Crouch & Ritchie (1999)

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch


Tổ chức, khảo sát đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch

Craigwell (2007), Crouch & Ritchie (1999)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm CNTT vào trong quản lý nhân lực du lịch

Dwyer & Kim (2003), Craigwell (2007)

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch

Dwyer & Kim (2003), Craigwell (2007)

Quản lý nguồn nhân lực (Sử dụng nguồn nhân lực khác nhau theo yêu cầu)


Hassan (2000), Craigwell (2007)

Địa phương có nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ khách tham quan du lịch

Dwyer & Kim (2003), Craigwell (2007)

Quản lý điểm đến


Hiệu quả của các công ty du lịch / khách sạn;

Phẩm chất kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch địa phương


Crouch & Ritchie (1999), Armenski Tanja & cộng sự (2011)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 8

Nghiên cứu lựa chọn món ăn độc đáo phục vụ du khách, làm cho khách nhớ điểm tham quan

Armenski Tanja & cộng sự (2011), Mihalic (2000)


Nhân tố vệ sinh môi trường trong khu du lịch

Armenski Tanja & cộng sự (2011), Mihalic (2000)

Sự nhận biết của khu vực tư nhân về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững, cộng đồng bền vững

Armenski Tanja & cộng sự (2011); Steven Pike & Stephen J. Page (2014)

Năng lực cạnh tranh điểm đến


Phát huy nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến


Kozak (2001)

Có chính sách ưu đãi đầu tư, xây dựng thành khu vực du lịch năng động


Poon (1993)

Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về du lịch

Poon (1993), Crouch & Rtchie (2003)

Tăng cường công tác liên kết các điểm đến đạt hiệu quả.

Crouch & Ritchie (2003), Kozak (2001)

Nghiên cứu và ứng dụng phần mềm CNTT để phát triển du lịch


Craigwell (2007)

Đầu tư liên tục phát triển sản phẩm du lịch

Nguồn: Tóm lược từ các nghiên cứu trước đây


Hiện nay một số nhà nghiên cứu đã cố gắng đo lường NLCT điểm đến theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa tập trung nghiên cứu một cách toàn diện. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan các nhân tố trong mô hình trên từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau, các tài liệu liên quan về NLCT điểm đến, được phát triển bởi Dwyer & Kim (2003) và Ritchie & Crouch (2003) và nhiều tác giả khác. Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nghiên cứu nâng cao NLCT để đề xuất được các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của du lịch ở Bạc Liêu là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2.5 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NLCT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.5.1 Chỉ số đánh giá NLCT điểm đến du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) đã đưa ra 8 tiêu chí để đánh giá NLCT của 212 quốc gia vào năm 2004, bao gồm: 1) Chỉ số nhân lực du lịch, 2) Chỉ số cạnh tranh giá, 3) Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng, 4) Chỉ số môi trường, 5) Chỉ số về tiến bộ công nghệ, 6) Chỉ số về nguồn nhân lực, 7)

Chỉ số về tính mở và 8) Chỉ số về phát triển xã hội. Nhưng sau nhiều năm đưa vào thực hiện đánh giá NLCT của các điểm đến du lịch, thì các chỉ số đánh giá của WTTC có một số bất cập. Chính vì vậy WTTC và WEF đã xây dựng lại tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch để giúp cho ngành du lịch của các nước trên thế giới đánh giá các tiêu chí cụ thể hơn. Các bộ chỉ số này cụ thể:

(1) Pháp luật, chính sách du lịch gồm 5 chỉ số (Những quy định về pháp luật và chính sách; quy định môi trường; quy định về an toàn và an ninh; quy định về y tế và vệ sinh; lợi thế phát triển du lịch). (2) Hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch cụ thể là 5 chỉ số (Hệ thống hạ tầng giao thông đường hàng không; hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ; hệ thống hạ tầng du lịch; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; NLCT về giá cả). (3) Nguồn lực về tự nhiên, nguồn lực về văn hóa và nhân lực cụ thể là 3 chỉ số (Chỉ số về nguồn nhân lực, chỉ số nhận thức của quốc gia về lĩnh vực du lịch, chỉ số về nguồn lực tự nhiên và văn hóa).

Mục tiêu của chỉ số NLCT du lịch là để đo lường, đánh giá các nhân tố và chính sách tạo nên sức hấp dẫn để phát triển ngành du lịch ở các nước khác nhau, nhằm cải thiện NLCT của ngành, giúp kinh tế các quốc gia tăng trưởng và phát triển thịnh vượng.

Chúng ta thấy rằng các chỉ số này có nhiều lợi ích, giúp Chính phủ các quốc gia xem xét, tính toán tiềm năng và phát triển ngành du lịch của mỗi quốc gia; là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách tham gia vào phát triển du lịch tại điểm đến. Các chỉ số này đo lường nhiều vấn đề liên quan, giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du lịch trong nước và trên thế giới.

2.5.2 Chỉ số đánh giá NLCT du lịch của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra bộ chỉ số đánh giá NLCT du lịch vào tháng 4 năm 2013. Mục đích của OECD là đưa ra kết quả cụ thể nhóm các chỉ số có ích và có ý nghĩa cho các Chính phủ để đánh giá và đo lường NLCT du lịch của các quốc gia và hướng dẫn Chính phủ các nước lựa chọn chính sách phù hợp để phát triển du lịch.

Các nhóm chỉ số này được đo lường thông qua: hiệu quả và các tác động của du lịch; đánh giá một điểm đến du lịch có khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch mang tính cạnh tranh và đảm bảo chất lượng; đánh giá sự hấp dẫn của một điểm đến; nhận ra các cơ hội kinh tế và phối hợp với các chính sách.

Khung đo lường NLCT trong ngành du lịch được hợp thành 3 nhóm chỉ số, cụ thể như sau: nhóm chỉ số quan trọng nhất, nhóm chỉ số bổ sung và nhóm chỉ số phát triển trong tương lai.

Nhóm chỉ số quan trọng nhất: 1. Đóng góp của du lịch trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP); 2. Doanh thu của khách du lịch nội địa trên tổng lượng khách theo từng nguồn thị trường; 3. Số lượng khách nghỉ qua đêm ở tất cả các loại hình lưu trú; 4. Xuất khẩu dịch vụ du lịch; 5. Năng suất lao động trong ngành du lịch; 6. Sức mua và giá cả du lịch; 7. Điều kiện cấp thị thực nhập cảnh quốc gia; 8. Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; 9. Tài nguyên văn hóa và sáng tạo; 10. Sự hài lòng của du khách; 11. Kế hoạch hoạt động của du lịch quốc gia.

Nhóm chỉ số bổ sung: 1. Đa dạng hóa thị trường và thị trường có sự tăng trưởng; 2. Việc làm trong lĩnh vực du lịch theo độ tuổi, trình độ văn hóa;

3. Chỉ số giá tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch; 4. Khả năng liên kết với đường hàng không và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ; 5. Chỉ số cuộc sống tốt hơn.

Nhóm chỉ số phát triển trong tương lai:1. Ngân sách nhà nước phân bổ cho du lịch; 2. Tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; 3. Sử dụng du lịch trực tuyến và các loại hình dịch vụ sáng tạo khác; 4. Cung cấp các chuỗi cung ứng du lịch trên toàn thế giới.

Điều quan trọng nhất của OECD là đưa ra một hệ thống nhóm các chỉ số cho các Chính phủ để đánh giá và đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia trong ngành du lịch. Nhưng do hiện nay trong mô hình này thiếu một số nhân tố chủ yếu để đo lường NLCT trong ngành du lịch, chính vì vậy khó xác định được các nhân tố chính để đo lường. Bên cạnh đó, bộ chỉ số này có khá nhiều chỉ số đánh giá, cho nên khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số vào trong mô hình cho từng điểm đến du lịch.

2.5.3 Bộ tiêu chí đánh giá NLCT du lịch và lữ hành (TTCI).

Hiện nay ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới, đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Ngành du lịch đã tạo thêm việc làm cho người lao động, đóng vai trò tích cực trong công việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, và giúp quốc gia ngày càng phát triển.

Chỉ số NLCT du lịch và lữ hành năm 2015 (TTCI) đã được phát triển để đo lường nhiều vấn đề liên quan đến quy định và kinh doanh du lịch được xác định để nâng cao NLCT du lịch. Thông qua phân tích chi tiết từng tiêu chí, các

doanh nghiệp và chính phủ có thể giải quyết những thách thức đối với sự tăng trưởng của ngành. TTCI đã được hỗ trợ, cung cấp thông tin bởi 141 nền kinh tế trên thế giới, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Du lịch Thế giới & Hội đồng Du lịch (WTTC).

Mục tiêu là để đo lường tập hợp các nhân tố và đánh giá chính sách NLCT điểm đến du lịch, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và kết nối với toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch làm cho ngành du lịch phát triển tốt hơn. Nó dựa trên ba loại biến tạo điều kiện thúc đẩy tính cạnh tranh du lịch. Đây là danh mục được tóm tắt thành ba tiểu nhóm:

Chỉ số: (1) khung pháp lý; (2) môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng;

(3) con người, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa.

Khung đo lường này được thiết lập gồm các chỉ số sau: i) Quy tắc và quy định chính sách; ii) Môi trường bền vững; iii) An toàn và bảo mật; iv) Sức khỏe và vệ sinh; v) Ưu tiên phát triển du lịch; vi) Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không; vii) Cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất; viii) Cơ sở hạ tầng du lịch; ix) Cơ sở hạ tầng CNTT; x) Khả năng cạnh tranh về giá trong ngành du lịch; xi) Nhân lực; xii) Quan hệ với du lịch; xiii) Tài nguyên thiên nhiên; xiv) Tài nguyên văn hóa.

Bên cạnh những bộ tiêu chí nghiên cứu trên, luận án cũng tham khảo thêm bộ tiêu chí đánh giá NLCT ngành dịch vụ của M. Porter; NLCT điểm đến du lịch của Dwyer & Kim. NLCT của Crouch và Ritchie đã đánh giá hoạt động của điểm đến bằng 4 chỉ tiêu: i) Kết quả hoạt động kinh tế; ii) Tính bền vững; iii) Sự hài lòng của khách du lịch; iv) Hoạt động quản lý và sử dụng một số chỉ số để xác định khả năng cạnh tranh của điểm du lịch. Số liệu để đánh giá 4 chỉ số này sẽ được dựa trên dữ liệu thứ cấp và các dữ liệu điều tra. Khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu đánh giá khả năng cạnh tranh, chính là cần có một tập hợp dữ liệu chuẩn để có thể so sánh được giữa các nước. Việc tiến hành điều tra để thu thập một bộ dữ liệu hoàn chỉnh về vấn đề này là không thể thực hiện được với phạm vi của nghiên cứu này. Do đó, tác giả chỉ dựa vào những số liệu thứ cấp đã được sử dụng chủ yếu bởi các nghiên cứu quốc tế và các tổ chức phát triển khác. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, khả năng cạnh tranh có thể được xem xét ở ba cấp độ cạnh tranh khác nhau (cấp doanh nghiệp, cấp ngành, và cấp nền kinh tế quốc gia). Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập cạnh tranh ở cấp ngành điểm đến địa phương.

2.6 NGUỒN LỰC DU LỊCH

Theo Cooper & cộng sự (1998) những điểm đến có nguồn lực cốt lõi là khu thưởng lãm và các dịch vụ hỗ trợ. Những khu thưởng lãm có thể là tự nhiên, nhân tạo hoặc những sự kiện cuốn hút du khách đến với địa điểm đó. Mặt khác, các dịch vụ và điều kiện hỗ trợ như nơi ăn, nghỉ, thực phẩm, mua sắm, đi lại cũng rất quan trọng. Để làm hài lòng du khách trong trải nghiệm du lịch của họ, thì điều quan trọng là phải đảm bảo sự thống nhất chất lượng của mỗi thành phần và việc triển khai dịch vụ của những điểm đến này. Likewise & Laws (1995) đã nhóm những yếu tố của thành phần điểm đến du lịch thành hai loại. Những tài nguyên sơ cấp gồm có: khí hậu, sinh thái, văn hóa truyền thống, kiến trúc cổ và địa hình khu vực; tài nguyên thứ cấp là việc phát triển theo hướng du lịch đặc biệt: các khách sạn, phục vụ, vận chuyển, các hoạt động vui chơi giải trí. Cả hai yếu tố trên cần có ngay trước khi điểm đến đi vào hoạt động. Ông cũng xác định thành phần của du lịch bao gồm: 1) Môi trường điểm đến, địa hình, khí hậu, và thực vật; 2) Phương tiện giao thông dễ tiếp cận điểm đến; 3) Các nguồn tài nguyên hữu hình, hoạt động vui chơi giải trí trong vùng, và di sản văn hóa, v.v..

Deng, King & Bauer (2002) xác nhận có 3 thành phần chính đóng góp vào việc thu hút du khách của những điểm đến tự nhiên: 1) nguồn lực du lịch, bao gồm các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; 2) điều kiện thuận lợi cho du khách như cơ sở hạ tầng, thuận lợi về giáo dục và giải trí; dễ tiếp cận điểm đến, liên quan đến việc di chuyển bên trong và bên ngoài địa điểm đó; 3) hoạt động của cộng đồng địa phương với những điểm đến hấp dẫn. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần dịch vụ cốt lõi của ngành du lịch nằm ở (1) tài nguyên du lịch, (2) cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho du khách và dễ tiếp cận điểm đến du lịch và (3) sản phẩm du lịch. Như vậy chúng ta có 3 thành phần của điểm đến du lịch như sau:

2.6.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được xem là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, được ngành du lịch khai thác phục vụ cho mục đích khám phá của du khách và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển thành một khu du lịch, điểm du lịch tuyến du lịch, đô thị du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia. Số lượng, chất lượng tài nguyên và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó. Theo quy định Luật Du lịch 2017: Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên

và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các nhân tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các nhân tố tự nhiên khác. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử, khả năng lao động sáng tạo của con người và cùng với các thành phần của điểm đến du lịch. Những tài nguyên này kết hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật, tạo nên sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách ở thời điểm hiện tại hay tương lai.

Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều cảnh quan đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Tài nguyên du lịch tạo thành sản phẩm du lịch thường dễ khai thác, có thời gian khai thác khác nhau và có thể sử dụng được nhiều lần. Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch thì cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Bạc Liêu có điều kiện địa lý tự nhiên, cảnh quang thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá có giá trị, có bờ biển dài 56 km, có nhiều công trình kiến trúc và nhiều lễ hội đặc sắc đã tạo cho Bạc Liêu có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Mặc dù ngành du lịch Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, nhưng với tiềm năng du lịch hết sức phong phú, độc đáo, nên đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan Bạc Liêu, góp phần đáng kể cho nền kinh tế địa phương.

Bạc Liêu có nguồn tài nguyên du lịch đưa vào khai thác phát triển du lịch, như là du lịch sinh thái vườn nhãn, vườn chim, vườn cây ăn trái, trang trại, hệ sinh thái nông nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống: rèn đúc, dệt chiếu, dệt vải, làm bánh, các món ăn đặc sản gắn liền với cuộc sống cộng đồng, với các hoạt động nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm, cắm trại, câu cá, ...

Bên cạnh đó, Bạc Liêu có thế mạnh về tài nguyên thuỷ sản, với sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản đạt 240.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng khai thác của 5 địa phương, thuộc bán đảo Cà Mau. Đây là thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ khác như ẩm thực, các mặt hàng lưu niệm.

Ngoài ra, Bạc Liêu có vị trí địa lý thuận lợi, gần Côn Đảo, địa điểm giáp ranh Cà Mau và sẽ là điểm đến du lịch cuối tuần cho du khách trong khu vực.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023