Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 2


MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM‌


Du lịch bền vững (Substainable Tourism) là du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai (Tổ chức du lịch thế giới WTO)


Du lịch đại chúng (Mass Tourism) là hiện tượng xẩy ra khi một điểm đến phát triển quá nóng, số lượng khách đông thậm chí vượt quá sức chứa của điểm đến. Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá hủy nhanh chóng các môi trường nhạy cảm, làm thay đổi văn hóa và các nguồn lợi mà chúng phụ thuộc vào.


Du lịch sinh thái cộng đồng (Ecotourism) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. DLSTCĐ chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững, nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Hình 1.1: Doanh thu, lượt khách du lịch tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2014 1

Hình 1.2: Số lượng và tỉ trọng khách quốc tế đến Lào Cai trong giai đoạn 2006 - 2014 2

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai - 2

Hình 2.1: Khung phân tích NLCT địa phương 5

Hình 2.2: Bản đồ tỉnh Lào Cai 6

Hình 2.3: Cơ cấu chi ngân sách Lào Cai từ 2010-2013 11

Hình 2.4: Thu chi ngân sách địa phương tại Lào Cai từ 2010-2013 12

Hình 2.5: Chỉ số PCI của Lào Cai 13

Hình 2.6: Chỉ số thành phần PCI của Lào Cai 14

Hình 2.7: Hiện trạng và xu hướng phát triển các cụm ngành Lào Cai 14

Hình 2.8: Thương số vị trí các ngành của Lào Cai 15

Hình 3.1: Mô hình kim cương 19

Hình 3.2: Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2013 23

Hình 3.3: Mục đích chuyến đi của khách đến Sapa 30

Hình 3.4: Dịch vụ du lịch khách đã sử dụng ở Sapa 30

Hình 3.5: Sở thích của du khách 31

Hình 3.6: Nguồn thông tin của du khách 33

Hình 3.7: Mô hình kim cương cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai 38

Hình 3.8: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai 40


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU‌


Bảng 2.1: Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách tỉnh Lào Cai 2010-1013 12

Bảng 2.2: Đánh giá các nhân tố quyết định NLCT tỉnh Lào Cai 17

Bảng 3.1: Tình hình thu hút đầu tư du lịch tại Lào Cai 25

Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú ở Lào Cai từ năm 2006 -2013 34


DANH MỤC CÁC HỘP‌

Hộp 1: Trình độ thuyết minh viên 24

Hộp 2: Dự án quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai 26

Hộp 3: Cạnh tranh giữa các công ty du lịch 28

Hộp 4: Làm du lịch không chuyên nghiệp 35

DANH MỤC PHỤ LỤC‌

Phụ lục 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 của một số địa phương miền núi phía bắc 48

Phụ lục 2: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 49

Phụ lục 3: Điều tra khách du lịch tại Sapa (điểm du lịch chính của Lào Cai) do Dự án EU thực hiện vào năm 2014 50

Phụ lục 4: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 53

Phụ lục 5: Hệ thống các điểm du lịch trên địa bản tỉnh Lào Cai 54

Phụ lục 6: Một số thông tin liên quan về du lịch Lào Cai (Chi nhánh Ngân hàng, Công ty lữ hành, Khách sạn, Hãng xe taxi) 57


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI‌‌

1.1 Bối cảnh nghiên cứu‌


Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, có nguồn tài nguyên thiên nhiên thắng cảnh phong phú và nền văn hóa đa dạng rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Chính vì vậy, định hướng phát triển của Lào Cai là “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn“2 của tỉnh. Du lịch Lào Cai có tốc độ tăng trưởng tốt. Trong giai đoạn 2006 - 2014, lượng khách du lịch bình quân hàng năm tăng 12% và doanh thu

hàng năm tăng gần 35%. Du lịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai.

Hình 1.1: Doanh thu, lượt khách du lịch tỉnh Lào Cai từ năm 2006 - 2014


3500000

1600000,0

0

3000000

1400000,0

1260890,0

2500000

1200000,0

968970,9048610,0

888395,0

1000000,0

2000000

Tổng số khách (lượt người)

1500000

632000,0

667000,7000451,0

800000,0


600000,0

1000000

400000,0

Doanh thu từ du lịch (triệu đồng)

500000

200000,0

0

,0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1470000,

560000,0


Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai.


2 Thủ tướng Chính phủ (2008).


Tuy nhiên, trong khi tổng lượng khách và lượng khách nội địa đến Lào Cai có sự tăng trưởng đều qua các năm thì lượng khách quốc tế là đối tượng khách có khả năng chi trả cao đang chững lại, nếu so về tỉ trọng khách quốc tế trên tổng lượng khách thì tỉ trọng này có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây (hình 1.2).

Hình 1.2: Số lượng và tỉ trọng khách quốc tế đến Lào Cai trong giai đoạn 2006 - 2014


70%

600,0

60%

500,0

50%

400,0

Khách quốc tế (nghìn lượt người)

40%

300,0

30%


20%

200,0

Tỉ trọng khách quốc tế

10%

100,0

0%

,0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai.


Xu hướng du lịch đại chúng tăng lên tuy mang lại nguồn thu lớn tức thời cho tỉnh nhưng có nhiều nguy cơ như môi trường bị ảnh hưởng, cơ sở hạ tầng du lịch mới tác động xấu đến cảnh quan, đời sống cư dân bị xáo trộn và mất đi những nét văn hóa đặc sắc, chất lượng dịch vụ không đảm bảo… sẽ khiến du khách không quay lại đồng thời mất đi nguồn khách có khả năng chi trả cao. Chính vì vậy, Lào Cai cần xác định định hướng phát triển du lịch của tỉnh: tiếp tục phát triển du lịch đại chúng đồng thời có các giải pháp thu hút nguồn khách doanh thu cao với việc nâng cao công tác quản lý hướng tới du lịch bền vững hay hạn chế lượng du khách để đảm bảo các giá trị lâu dài? Đánh giá lại tiềm năng du lịch để khai thác tối đa thế mạnh của tỉnh, lựa chọn hướng đi đúng cho ngành “mũi nhọn” kinh tế sẽ tạo động lực giúp Lào Cai phát triển bền vững. Nâng cao NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của khách du lịch, gia tăng giá trị mang lại cho nền kinh tế.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu‌


Đề tài tập trung phân tích NLCT của cụm ngành du lịch Lào Cai thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến NLCT nền tảng của tỉnh Lào Cai và NLCT của cụm ngành du lịch. Từ các phân tích này, đề tài đánh giá, xác định thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển và đề xuất một số chính sách nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao NLCT của cụm ngành du lịch.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: NLCT của cụm ngành du lịch Lào Cai hiện nay như thế nào?


Câu hỏi 2: Nhà nước cần có chính sách gì để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai?


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌


Đối tượng nghiên cứu: Bài viết tập trung nghiên cứu các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương cũng như các tác nhân có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Lào Cai.

Phạm vi nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu các tác nhân có liên quan ảnh hưởng đến ngành du lịch trong phạm vi tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay (một số nội dung cập nhật dữ liệu đến năm 2013).

1.5 Phương pháp nghiên cứu‌


Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter. Thông tin, số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai, Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai, các tài liệu liên quan do các sở, ban ngành cung cấp và sách báo, tạp chí. Đề tài sử dụng Kết quả điều tra phỏng vấn khách du lịch tại Sapa của dự án EU thực hiện trong 2 giai đoạn tháng 3-4/2014 và tháng 7-8/2014, được thu thập tại các điểm tham quan chính ở Sapa như Núi Hàm Rồng, Bản Cát Cát, Chợ phiên Sapa, Nhà thờ đá, các khách sạn: Green Bamboo, Sapa Holiday, Châu Long, Ga Lào Cai… để phân tích các điều kiện về cầu của khách du lịch.

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ (đại diện công ty lữ hành) về những khó khăn và cơ hội phát triển của du lịch Lào Cai, tính

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí