tư nhân tham gia nắm cổ phần chi phối tại công ty quốc doanh nếu công ty quốc doanh làm ăn không hiệu quả.
Thị trường viễn thông di động của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trưởng mạnh mẽ với số thuê bao di động tăng lên từ hơn 10 triệu thuê bao năm 2000 lên hơn 60 triệu thuê bao năm 2009 [49].
Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh tay không nắm cổ phần chi phối tại Công ty viễn thông quốc doanh lớn mà để tư nhân nắm chi phối là một bước đi, một sự cải cách mang tính đột phá trong ngành viễn thông. Sự thay đổi này đã làm cho ngành viễn thông cạnh tranh hơn, hoạt động hiệu quả hơn và sức cạnh tranh không ngừng được nâng cao.
+ Kinh nghiệm cổ phần hóa ngành viễn thông các nước:
Nhiều nước trên thế giới đã rất mạnh bạo và thành công trong việc tăng tư nhân hóa ngành viễn thông để nâng cao sức cạnh tranh bằng việc bán bớt cổ phần cho tư nhân và nước ngoài:
Bảng 2.2. Các cuộc cổ phần hóa ở Châu Á trong những năm 1990
Nước | Công ty | % bán | Doanh số (Triệu USD) | Tài chính | Người mua | |
1999 | Ấn Độ | VSNL | 10,0 | 104 | Niêm Yết | Trong nước/Nước ngoài |
1997 | Ấn Độ | MTLN | 8,5 | 359 | Niêm Yết | Đa dạng |
1997 | Ấn Độ | VSLN | 448 | Niêm Yết | Nhà đầu tư nước ngoài | |
1997 | Trung Quốc | China Telecom HK | 25,0 | 3.933 | Bán cho ngân hàng Mỹ | Đa dạng |
1997 | Kazakhstan | Kazakh Telecom | 40,0 | 370 | Bán riêng | Nhà đầu tư nước ngoài |
1997 | Nga | Svyazinvest | 25,0 | 1.875 | Bán riêng | Nhà đầu tư trong nước |
1997 | Srilanka | Srilanka Telecom | 35,0 | 225 | Đấu thầu | Nhà đầu tư nước ngoài |
1991 | Thổ Nhĩ Kỳ | Turk Kablo | 38,0 | 11 | Bán trực tiếp | Nhà đầu tư nước ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Liên Quan Đến Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
- Vận Dụng Vào Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Xác Định Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
- Bảng Thị Phần Và Số Thuê Bao Điện Thoại Cố Định/các Doanh Nghiệp
- Số Thuê Bao Internet Băng Rộng Cố Định Việt Nam 2006 - 2011
- Tiêu Chí Phản Ánh Tiềm Năng Của Ngành Viễn Thông (Ict-Oi)
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: VNCI – Nghiên cứu về cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam 2005
2.2.5.2. Bài học rút ra cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt nam
+ Giảm dần sự kiểm soát, can thiệp của nhà nước vào ngành viễn thông thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước làm chủ sở hữu.
Đây là bài học đặc biệt quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam theo con đường các nước đã trải qua. Chừng nào nhà nước còn bao cấp, can thiệp quá sâu và dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh sẽ tạo ra sự cồng kềnh, kém hiệu quả, kém linh hoạt của các doanh nghiệp quốc doanh, thủ tiêu động lực phát triển và làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông cũng như của ngành viễn thông.
+ Thúc đẩy, kêu gọi và mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành viễn thông trong nước.
Trong điều kiện Việt Nam còn là nước nghèo, thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn kém phát triển, Việt Nam là nước đi sau vì vậy con đường ngắn nhất, nhanh nhất là tranh thủ xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thúc đẩy tăng cường ngoại giao với các nước làm cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược vào ngành viễn thông trong nước.
Việc kêu gọi, mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành viễn thông trong nước dưới hình thức liên doanh, liên hết, hợp tác đầu tư sẽ giải quyết được bài toán vừa thiếu vốn, vừa thiếu công nghệ và trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay.
Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam đang thực sự rất yếu và cần thu hút nhà đầu tư tầm cỡ lớn nước ngoài vào đầu tư xây dựng hạ tầng mạng viễn thông trong đó trọng tâm là băng thông rộng. Đây là lĩnh vực đầu tư không chỉ đòi hỏi vốn lớn mà trình độ công nghệ phải hết sức hiện đại.
+ Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông cần hướng vào điều tiết thị trường theo hướng tự do hóa và tư nhân hóa.
Nhà nước can thiệp và điều tiết ngành viễn thông thông qua việc ban hành các chính sách định hướng và kiểm soát hoạt động của các công ty viễn thông và điều tiết hoạt động cung cầu, giá cả, chất lượng của thị trường viễn thông ví dụ như nhà nước ban hành Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, luật viễn thông, nghị định, thông tư hướng dẫn
...Bài học của các nước đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ nên dừng ở việc điều tiết cho thị trường trở nên tự do hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty viễn thông, nhà nước hạn chế và không nên can thiệp thô bạo vào thị trường để bảo vệ đặc quyền cho các doanh nghiệp quốc doanh.
Chính sách phát triển ngành viễn thông cần hướng vào việc tạo nên một sân chơi, luật chơi tự do, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành, thu hút các thành phần tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành viễn thông để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tổng kết chương 2
Chương hai của Luận án đã tập trung nghiên cứu và hệ thống hoá các lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp ngành. Trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành nói chung luận án vận dụng trực tiếp vào ngành viễn thông trong đó làm rõ năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông. Luận án đã nêu rõ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm, vai trò về cạnh tranh viễn thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Luận án đã đưa ra hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông. Đây là các chỉ tiêu, nhân tố rất quan trọng làm cơ sở tiền đề để áp dụng vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành viễn thông ở chương 3.
Chương 2 đã trả lời được hai trong 4 câu hỏi của luận án là: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông? Và đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông bằng những tiêu chí nào?
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
3.1. Quá trình ra đời và cạnh tranh trong ngành viễn thông Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ năm 1986, ngành viễn thông có quá trình ra đời và cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ theo thời gian.
Giai đoạn độc quyền về viễn thông (Từ 1996 về trước)
Năm 1976 Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông Tin và Truyền Thông) đã chính thức tham gia hai tổ chức quốc tế lớn là: Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Ngày 2/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 390/CP xác định: “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế-kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”.
Năm 1989 thành lập Tổng Công ty điện tử thiết bị thông tin nay là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.
Năm 1993 thành lập mạng di động đầu tiên của Việt nam Mobifone thuộc Công ty thông tin di động VMS Mobifone, Mobifone là mạng di động đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường với đầu số 090 đã thực sự tạo bước ngoặt về cạnh tranh cho thị trường viễn thông di động sau này.
Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh (1996 – 2006)
Năm 1995, Ngành viễn thông Việt Nam khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn với mạng di động Sfone.
Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chính phủ.
Năm 1996 thành lập mạng di động Vinaphone cung cấp các dịch vụ viễn thông là đối thủ cạnh tranh với Mobifone trên thị trường.
Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Năm 2004 Viettel chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường. Sự ra đời của Viettel đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ với Vinaphone cả về giá cước và chất lượng dịch vụ.
Giai đoạn bước vào hội nhập với thế giới (từ 2006 đến nay)
Đây là giai đoạn ngành viễn thông có bước thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời thêm các hãng viễn thông mới tham gia thị trường như Gtel (mạng di động Beeline), EVN Telecom, HT Mobile (sau đổi thành Vietnamobile).
Hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng được xây dựng và hoàn thiện hơn theo quy định của WTO như luật cạnh tranh, luật viễn thông, quy hoạch và chiến lược phát triển ngành viễn thông Việt Nam.
Đây là giai đoạn chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ thuê bao và doanh thu ngành viễn thông đặc biệt là viễn thông di động. Bước sang năm 2010 dịch vụ di động đã bão hòa về thuê bao với tỷ lệ 127 thuê bao/100 dân, năm 2011 là 144 thuê bao/100 dân [9]
Có một sự kiện rất đáng chú ý là năm 2008 Tập đoàn VNPT chính thức tách Bưu chính ra khỏi viễn thông thành lập Tổng Công ty Bưu chính VN Post.
Ngành viễn thông Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng từ dịch vụ đàm thoại cố định sang đa dạng các loại dịch vụ với sự bùng nổ của viễn thông, internet, băng thông rộng, nội dung số. Ngành viễn thông chuyển từ kinh doanh độc quyền từ một vài doanh nghiệp sang kinh doanh cạnh tranh nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Cùng với đó là bộ máy quản lý hành chính của nhà nước cũng ngày càng được đổi mới để theo kịp với yêu cầu thực tiễn (chuyển tử Tổng Cục Bưu điện thành Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
Ngành viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ những năm qua, ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên về cấu trúc cạnh tranh hiện nay thì các doanh nghiệp viễn thông nhà nước vẫn đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần thị trường cả về thuê bao, doanh thu và hạ tầng mạng lưới. Sự cạnh tranh ngành viễn thông về bản chất vẫn chỉ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông của nhà nước với nhau, khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia vào cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông còn quá yếu, không cạnh tranh được với doanh nghiệp viễn thông nhà nước.
3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
3.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
3.2.1.1. Tiêu chí về thuê bao ngành viễn thông
a. Thuê bao điện thoại cố định
* Sự phát triển thuê bao cố định ngành viễn thông Việt Nam:
Thời gian qua, ngành viễn thông chứng kiến dịch vụ điện thoại cố định tăng trưởng thiếu ổn định và đang bước vào thời kỳ suy giảm:
+ Số thuê bao điện thoại cố định:
Thuê bao
Thuê bao điện thoại cố định của ngành viễn thông đã có thời gian tăng nhanh chóng sau đó lại chững lại và tụt giảm. Số thuê bao điện thoại cố định biến động không ổn định, tăng liên tục trong giai đoạn 2006 - 2009 mỗi năm tăng trung bình 3 triệu thuê bao, từ hơn 8,5 triệu thuê bao/2006 lên hơn 17,4 triệu thuê bao/2009, bước vào năm 2010 giảm hơn 3 triệu thuê bao còn hơn 14,3 triệu thuê bao, đến năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn hơn 10 triệu thuê bao.
Thuê bao cố định | ||
20,000,000 | ||
18,000,000 | 17,427,365 | |
16,000,000 | ||
14,000,000 | 14,767,629 14,374,438 | |
12,000,000 | 11,165,617 | |
10,000,000 | 10,174,849 | |
8,000,000 | 8,567,520 | |
6,000,000 | ||
4,000,000 | ||
2,000,000 | ||
0 | ||
12/2006 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011 | ||
Năm |
Biểu đồ 3.1. Thuê bao điện thoại cố định giai đoạn 2006 - 2011
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Qua số liệu cho thấy số thuê bao điện thoại cố định sau một thời gian tăng trưởng liên tục bình quân khoảng 3 triệu thuê bao/năm từ 2006 – 2009, bước sang năm 2010, bình quân 3 năm 2010 – 2011, mỗi năm giảm hơn 3 triệu thuê bao. Thuê bao điện thoại cố định hiện đang bước vào giai đoạn bị chững lại và sụt giảm, nhiều khách hàng đã không còn sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nữa, việc phát triển thuê bao cố định là rất khó khăn do sự bùng nổ của dịch vụ điện thoại di động với nhiều tiện ích sử dụng hiện đại, giá cả dịch vụ di động ngày càng giảm.
+ Số thuê bao điện thoại cố định/100 dân:
Tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định/100 dân thay đổi không ổn định có có xu hướng giảm. Tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân tăng liên tục từ 10,16%/2006 lên 13,11%/2007, 17,3%/2008 và cao nhất 20,12%/2009 và giảm xuống còn 16,45%/2010 và 11,52%/2011. Trung bình giai đoạn 2006 - 2011 tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân đạt 14,75%.
Biều đồ 3.2. Biểu đồ tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân giai đoạn 2006-2011
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Mặc dù tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định/100 dân giảm dần từ năm 2009 sang năm 2011 nhưng đây là một sự tiến bộ rất lớn của ngành viễn thông trong việc đưa điện thoại và thông tin liên lạc đến với người dân.
Tỷ lệ %
+ Số hộ gia đình có thuê bao điện thoại cố định/100 hộ gia đình:
Tỷ lệ% TBCĐ/100 hộ gia đình | ||||||
70.00 | ||||||
60.00 | 61.35 | |||||
50.00 | 51.40 | |||||
45.80 | ||||||
40.00 | 37.77 | |||||
30.00 | 28.50 | 29.80 | ||||
20.00 | ||||||
10.00 | ||||||
0.00 | ||||||
12/2006 | 12/2007 | 12/2008 | 12/2009 | 12/2010 | 12/2011 | |
Năm |
Biều đồ 3.3. Biểu đồ tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân giai đoạn 2006-2011
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Từ năm 2006 đến 2011 tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định/100 hộ gia đình biến động không ổn định và có xu hướng giảm. Tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định/100 hộ gia đình tăng liên tục giai đoạn 2006 - 2008, sau đó giảm liên tục giai đoạn 2008 - 2011. Cụ thể tăng từ 28,50%/2006 lên 51,40%/2007 và 61,35%/2008, sau đó giảm xuống còn 45,80%/2009; 37,77%/2010 và còn 29,80%/2011 .
Sở dĩ tỷ lệ số hộ gia đình có thuê bao điện thoại cố định/100 dân cao hơn tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định/100 dân bởi vì số lượng hộ gia đình luôn nhỏ hơn số dân, một hộ gia đình có thể có 3, 5, 7,... người dân.
Qua số liệu số thuê bao cố định, tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân, tỷ lệ thuê bao cố định/100 hộ gia đình cho thấy dịch vụ viễn thông cố định đang trong giai đoạn khó khăn về phát triển thuê bao mới, nhiều thuê bao cũ rời khỏi mạng, nhiều cá nhân và hộ gia đình không còn sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mà chuyển sang sử dụng dịch vụ di động.
Cá c nướ c phá t triê- n
Cá c nướ c đang phá t triê- n
Thế giớ i
Viê/ t Nam
Thuê bao điê n thoa i cô đi nh/100 dân Viê t Nam va thê giơ i
50
45
46.5
44.8
44.4
45.1
44.4
43.6
40
35
30
25
20
19.2
18.8
18.5
17.13
20.12
18.3
17.8
16.45
17.3
15
13
10.16
13.11
12.8
12.4
12
10
11.652
5
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
# lê
%
* So sánh điện thoại cố định của Việt Nam so với thế giới:
Ty
Biểu đồ 3.4. Thuê bao điện thoại cố định/100 dân Việt Nam so với thế giới
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông và ITU
Tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của các nước phát triển, đang phát triển, bình quân chung thế giới và Việt Nam đều có xu hướng giảm dần. Xu hướng giảm dần tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của các nước đang phát triển và thế giới mang tính giảm ổn định. Tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009 tăng nhanh liên tục, tuy nhiên bước vào giai đoạn 2009 - 2011 lại sụt giảm nhanh chóng được biểu hiện trên biểu đồ hình chữ “V” ngược.
So sánh sự phát triển thuê bao cố định/100 dân cho thấy tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của Việt Nam có khoảng cách thấp quá xa so với các nước phát triển (bình quân chung tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của các nước phát triển gấp 4 lần Việt Nam).
So với thế giới thì tỷ lệ thuê bao cố định/100 dân của Việt Nam cũng thấp hơn. Năm 2011 thế giới là 17,3 thuê bao/100 dân thì Việt Nam là 11,52 thuê bao/100 dân.