Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Của Các Địa Phương Và Bài Học Rút Ra Cho Thị Xã

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của các địa phương và bài học rút ra cho thị xã Buôn Hồ

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng được đánh giá là thành phố thực hiện tốt nhất cả nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, có đến 92% người dân thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chấp hành.

Một số nội dung thực hiện của thành phố Đà Nẵng được đánh giá cao:

Một là, việc kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất làm cơ sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được các hộ gia đình tham gia. Mức độ công khai hóa rất cao của chính quyền thành phố. Quá trình giải tỏa, chỉnh trang đô thị diễn ra tương đối suôn sẻ, rất ít những vụ khiếu kiện căng thẳng và hầu như không có điểm nóng. Nhiều người dân tự nguyện hiến đất cho UBND thành phố để mở đường nên các công trình đã tiết kiệm khoảng từ 25 - 40% kinh phí đầu tư. Lãnh đạo thành phố quan tâm đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trước khi triển khai dự án, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, vận động người dân trong vùng dự án. Nếu có từ 80% hộ dân trong diện giải tỏa thống nhất thực hiện dự án theo chủ trương thì dự án sẽ được triển khai. Người dân hiểu rằng hiến một phần đất đai cho Nhà nước họ sẽ thu lợi sau khi đường sá được mở mang do giá trị nhà, đất của họ sẽ tăng lên. Chủ trương, chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đô thị và xây dựng hạ tầng của Đà Nẵng thể hiện sự nhất quán, kiên quyết, thống nhất trong các cấp, ngành và tập trung vào một đầu mối. Chủ động xử lý những vấn đề phát sinh trong cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng quỹ đất đai để tạo ra giá trị, điều hòa các lợi ích, đảm bảo quyền lợi của người dân.Việc làm trên của thành phố đã đồng thời đạt được 2 mục tiêu:

- Khai thác quỹ đất hai bên đường có thể bù đắp chi phí cho dự án gồm cả tiền làm đường lẫn tiền bồi thường, không còn tình trạng 80% chi phí dự án dành cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Bảo đảm tính công bằng trong thu hồi đất của người có đất bị thu hồi và người có đất chưa đến ranh giới thu hồi đất khi mở rộng giao thông.

Hai là, sớm ban hành cụ thể đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại

đất, từng vị trí đất, từng loại tài sản có trên đất tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát của người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ba là, trong công tác giải phóng mặt bằng, ngoài các chính sách chung do Nhà nước quy định, thành phố có những vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Bốn là, ở mỗi dự án thành phố đều thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Nếu là dự án lớn liên quan đến nhiều quận, huyện thì do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, các chủ tịch quận, huyện làm phó. Với các dự án vừa và nhỏ liên quan đến nhiều quận, huyện thì ranh giới dự án thuộc địa phương nào sẽ do địa phương đó làm Chủ tịch Hội đồng. Nếu dự án nằm gọn trong địa bàn một quận, huyện thì do Chủ tịch quận, huyện đó đảm nhiệm, các Chủ tịch các xã, phường liên quan làm thành viên. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến đền bù giải toả, bố trí tái định cư đều có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án.

Năm là, là địa phương đầu tiên trong cả nước có lịch tiếp dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố theo định kỳ hàng tháng. Các buổi tiếp và trả lời chất vấn công dân được truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi, tham gia ý kiến. Điều này, thể hiện rõ sự quan tâm và chịu trách nhiệm của người đứng đầu thành phố.

Sáu lá, Đà Nẵng áp dụng phương thức tiếp cận riêng về đất đai và giá trị đất được sử dụng như nguồn thu chính cho ngân sách địa phương. Cơ chế tạo vốn từ khai thác quỹ đất của Thành phố được thực hiện trong những năm qua đã đem lại hiệu quả, khai thác tốt nội lực và tạo nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thành phố đã mở rộng, xây mới hàng loạt các khu dân cư và khu đô thị mới, nhiều khu công nghiệp tập trung... tạo những điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đến Đà Nẵng.

Bảy là, Đà Nẵng đã thành công trong việc tăng nguồn thu từ đất bằng cách thu hồi đất rộng hơn mức cần thiết của các dự án hạ tầng và sau đó cho đấu giá phần đất đai rộng hơn để sử dụng vào mục đích dịch vụ và thương mại. Trong việc tính toán bồi thường về đất, Đà Nẵng cũng là địa phương tính toán

cụ thể giá trị phần đất bị thu hồi, phần đất còn lại ven đường với giá trị tăng thêm do con đường đó mang lại.

Tám là, cơ chế chuyển dịch đất đai tại Đà Nẵng cũng là cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc trên nguyên tắc đạt được sự đồng thuận giữa lãnh đạo Thành phố và người dân. Trong nhiều trường hợp, người dân không đồng thuận với quyết định của lãnh đạo Thành phố về đất đai, trực tiếp Chủ tịch UBND Thành phố đã đối thoại trực tiếp với dân để tìm kiếm sự đồng thuận. Đây là địa phương đầu tiên có lịch tiếp dân định kỳ hàng tháng của Chủ tịch UBND Thành phố, góp phần giảm thiểu các khiếu nại vượt cấp ở địa phương.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của các địa phương ở tỉnh Lâm Đồng

Các năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Lâm Đồng diễn ra khá nhanh, kinh tế ngày càng phát triển. Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển khu công nghiệp, khu du lịch, hệ thống giao thông của tỉnh đã đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, hạ tầng đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Để có mặt bằng thực hiện các dự án trên, những năm qua các huyện và thành phố ở Lâm Đồng đã thực hiện thu hồi hàng nghìn ha đất nông nghiệp và đất ở, do đó gây không ít khó khăn cho một bộ phận không nhỏ người dân khi bị mất đi nguồn tư liệu sản xuất và nguồn thu nhập ổn định của gia đình. Trong quá trình thực hiện GPMB, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng nhiều người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây cản trở cho công tác GPMB làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để khắc phục tình trạng trên, một trong số những giải pháp mà tỉnh Lâm Đồng áp dụng đó là bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi thường, GPMB nhằm góp phần đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Đối với những dự án mang tính trọng điểm, cấp bách, các ngành chức năng đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế đặc thù đảm bảo quyền lợi của các bên nhưng vẫn đúng pháp luật; tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, công khai phương án GPMB; kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn, định kỳ 6 tháng/lần; tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện

chính sách đối với từng dự án, từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đã mang lại hiệu quả tốt.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Buôn Hồ

Từ những phân tích quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và kinh nghiệm của một số tỉnh tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho thị xã Buôn Hồ như sau:

Thứ nhất, chính quyền địa phương, chủ thể thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phải biết cách cụ thể hóa chính sách chung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Ví dụ, cùng trong một nước nhưng Đà Nẵng và tỉnh Lâm Đồng đã có cách làm khác nhau nhưng đều thành công do biết cách cụ thể hóa chính sách chung.

Thứ hai, để thành công, chính quyền phải có năng lực tổ chức thực hiện, nhất là quyết tâm tháo gỡ khó khăn một cách hợp lý và khéo léo. Chính quyền Đà Nẵng đã quyết tâm vào cuộc thông qua các cuộc gặp mặt của lãnh đạo chính quyền và cưỡng chế cần thiết như một biện pháp răn đe kịp thời.

Thứ ba, kế hoạch, chương trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được hoạch định cụ thể, chi tiết, khoa học, hợp lý, công tâm và phải được công khai hóa để người bị thu hồi đất nhận thức đúng thực chất vấn đề, tự nguyện hợp tác thực hiện. Thành phố Đà Nẵng là nơi thành công nhờ làm theo cách này.

Thứ tư, điều hòa lợi ích hợp lý giữa các chủ thể liên quan đến thu hồi đất để giảm bức xúc xã hội và giải phóng mặt bằng nhanh, chủ động sử dụng đất đã thu hồi.

Thứ năm, trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục là chính. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm hoặc chống đối cần thiết phải dùng biện pháp hành chính.

Tổng kết chương 1

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cần phải có sự hướng dẫn điều tiết và kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh, chỉ đạo đi đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra.

Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, ban hành các chính sách đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta nói chung cũng như thị xã Buôn Hồ nói riêng hiện nay và việc tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động này là thực sự cần thiết.

Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra nội dung của quản lý nhà nước và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Việc nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở chương 1 tạo cơ sở lý luận vững chắc để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở những chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK


2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

* Yếu tố tự nhiên

Thị xã Buôn Hồ được thành lập vào ngày 23 12 2008 theo Nghị định số 07 NĐ 1

Thị xã Buôn Hồ được thành lập vào ngày 23/12/2008 theo Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ, là đô thị trung tâm có vai trò là trung tâm kinh tế,

chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk 40 km về phía Đông Bắc, chạy dọc theo Quốc lộ 14.

Phía Đông giáp huyện Krông Năng, EaKar; Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar; Phía Nam giáp huyện Krông Pắk; Phía Bắc giáp huyện Krông Búk.

Bên cạnh đó, thị xã Buôn Hồ còn có các tuyến quốc lộ huyết mạch nối liền các tỉnh Gia Lai, Kon Tum với thành phố Buôn Ma Thuột. Hệ thống giao thông thuận lợi, đường ô tô đến hầu hết các trung tâm đông dân cư theo tuyến Quốc lộ 14, quốc lộ 29 và các tuyến đường liên xã, liên phường, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại.

Thị xã Buôn Hồ có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đạt Hiếu, An Lạc, An Bình, Thiện An, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và các xã: Ea Siên, Ea Drông, Ea Blang, Bình Thuận, Cư Bao. Trên địa bàn thị xã có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống như Ê Đê, GiaRai, Kinh, Tày…đã tạo nên một nền văn hóa phong tục đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thị xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm, nhiệt độ trung bình là 23,40C rất thuận lợi cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao, tiêu và cây lương thực như ngô lai, đậu tương và các loại cây ăn trái khác.

Hiện nay, Buôn Hồ đã là "tâm điểm" của vùng chuyên canh cây cà phê nổi tiếng, được trải rộng ra các huyện lân cận, bao gồm huyện Cư M'gar, Krông Năng, Ea H'Leo với diện tích gần 100.000 ha. Ðồng thời, đây cũng là vùng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tiêu biểu như: đèo Hà Lan, rừng thông Buôn Tring... nên rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Ở đó Buôn Hồ được coi như một "địa chỉ đỏ" có sức lan tỏa, ảnh hưởng rộng khắp toàn vùng. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định là đô thị kinh tế-sinh thái-văn hóa cấp vùng của tỉnh.

* Yếu tố kinh tế- xã hội

Thị xã Buôn Hồ được xem là trung tâm chuyên canh cây cà phê, với hương vị nổi tiếng ở Tây Nguyên, được trải rộng ra các huyện lân cận, bao gồm huyện Cư M'gar, Krông Năng, Ea H'Leo với diện tích gần 100.000 ha. Ðồng thời, đây cũng là vùng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tiêu biểu như: đèo Hà Lan, rừng thông Buôn Tring... nên rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Ở đó Buôn Hồ còn được coi như một “địa chỉ đỏ” có sức lan tỏa, ảnh hưởng rộng khắp toàn vùng. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định là đô thị kinh tế - sinh thái - văn hóa cấp vùng của tỉnh.

Sau gần 13 năm thành lập, đến nay bộ mặt kinh tế - xã hội của thị xã Buôn Hồ có những thay đổi rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,3% (so sánh với năm 2010). Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng với tốc độ tăng trưởng bình quân 17,2%/năm.

Đến nay, thị xã Buôn Hồ đã có 01 trung tâm thương mại mới được đầu tư xây dựng và đã đi vào hoạt động. Thị xã cũng đã có 12 chi nhánh ngân hàng, 01 quỹ tín dụng và nhiều dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải, bưu chính viễn thông, chăm sóc sức khỏe; dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp v.v... Riêng ngành nông nghiệp, có sự chuyển hướng tiếp cận ngày càng mạnh mẽ trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sản xuất theo hướng bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp - xây dựng cũng đã có sự cố gắng, bước đầu tận dụng tốt các tiềm năng; trong đó, tiểu thủ công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,93%/năm.

Thu ngân sách có nhiều cố gắng, hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao và nghị quyết thị xã đề ra; công tác chi ngân sách được thực hiện tốt theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

Kết cấu hạ tầng từ vùng trung tâm đến các thôn, buôn của thị xã ngày càng hoàn thiện; đến nay, 100% các đường chính của trung tâm thị xã và 80,7% các đường liên thôn, buôn, tổ dân phố đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tất các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023