ĐỒ THỊ TÊN ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 1.1. Phân bố đàn cừu trên thế giới năm 2011 6
Đồ thị 1.2. Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011 12
Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI bình quân tháng ở Thừa 68 Thiên Huế và Ninh Thuận (2007 - 2011)
Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ 71 trong mùa nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế
Đồ thị 3.3. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu 81
Đồ thị 3.4. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu 83
Đồ thị 3.5. Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu 84
Đồ thị 3.6. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu 86
Đồ thị 3.7. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu 88
Đồ thị 3.8. Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu 90
Đồ thị 3.9. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu 92
Đồ thị 3.10. Quan hệ bậc hai giữa độ ẩm với nhịp tim của cừu 93
Đồ thị 3.11. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừu 95
Đồ thị 3.12. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu 96
Đồ thị 3.13. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu 98
Đồ thị 3.14. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu 99
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu 105
Đồ thị 3.16. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu 108
TÊN HÌNH | TRANG | |
Hình 1. | Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cừu | 154 |
Hình 2. | Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản | 155 |
Hình 3. | Thí nghiệm tiêu hóa thức ăn | 156 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 1
- Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 2
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Nghề Chăn Nuôi Cừu
- Nghiên Cứu Về Sinh Lý, Sinh Trưởng, Sinh Sản Và Dinh Dưỡng Của Cừu Phan Rang
- Phương Trình Tính Các Loại Chỉ Số Nhiệt Và Môi Trường
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế giới; cung cấp một lượng lớn thịt và sữa - là nguồn protein động vật có chất lượng cao cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người; da và lông là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất đồ da, góp phần vào kim ngạch xuất khẩu (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004 Devendra, 2001; Ngategize, 1989). Ngoài ra, cừu còn cung cấp một khối lượng lớn phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, giun đất và góp phần cải tạo đất (Devendra, 2005). Cừu cũng có nhiều đóng góp vào đời sống văn hóa, xã hội của con người; là con vật hiến tế, được dùng cho các nghi lễ, phong tục đời sống của những người theo đạo Hồi (Ozung và CS., 2011; Acharya, 2009; Srikandakumar và CS., 2003).
Chăn nuôi cừu có nhiều ưu việt so với các ngành chăn nuôi khác là cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái. Ngành chăn nuôi cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo, ổn định kinh tế và xã hội (Otchere, 2009; Hassan và CS., 2008). Phát triển chăn nuôi cừu là định hướng hợp lý, là cuộc cách mạng thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Binh và Lin, 2005; Devendra, 2005).
Cừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm đã thích nghi và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận - vùng nam Trung bộ, nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh. Mặc dù khối lượng của cừu không lớn lắm, nhưng ít bệnh tật và sinh trưởng tốt (Đoàn Đức Vũ và
CS., 2006). Chăn nuôi cừu là sinh kế và mang lại nhiều lợi nhuận cho những gia đình chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận, chiếm khoảng 32% nguồn thu nhập trong chăn nuôi nông hộ (Nguyễn Phú Son và CS., 2012). Tuy nhiên, cừu không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước như các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống.
Con cừu cũng như nhiều loại vật nuôi khác chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đến trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản (Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003). Chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity Index) biểu thị sự tương tác giữa nhiệt độ và ẩm độ không khí, có thể sử dụng để đánh giá stress nhiệt của cừu (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008).
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm; trong đó, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); sinh trưởng (Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS., 2007; Singh và CS., 2006…); sinh sản (Gül, 2012; Saab và CS., 2011; Finocchiaro và CS., 2005; Maurya và CS., 2005…) và thu nhận thức ăn (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Kamalzadeh, 2005; Goetsch và Johnson, 1999...). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố.
Ở nước ta, ngoài Ninh Thuận và một số tỉnh đã có chăn nuôi cừu là Bình Thuận (3,3 ngàn con), Bến Tre (2,5 ngàn con), Khánh Hòa (2,1 ngàn con)..; cừu được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy số lượng còn ít song bước đầu cho thấy khả năng thích ứng của chúng (Cục chăn nuôi, 2009). Ở Ba Vì, với nhiệt độ trung bình là 250C, ẩm độ không khí là 84% và
lượng mưa 1.800 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 29,09 - 29,32kg, cừu cái 181 ngày tuổi đã xuất hiện động dục; các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu) bình thường (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Trong khi ở Tây Nguyên, với nhiệt độ không khí trung bình là 240C, ẩm độ không khí là 81% và lượng mưa 2.000 - 2.500 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 46,11kg, cừu cái động dục ở 191,6 ngày tuổi; các chỉ tiêu sinh lý ổn định (Trần Quang Hân,
2007a,b).
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa hàng năm lớn (trung bình 3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều, tập trung vào tháng 9 - 12 (300 - 800 mm/tháng); nhiệt độ không khí trung bình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (trung bình 87,3%) (Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiều loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánh giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước đi ban đầu rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và thu nhận thức ăn của chúng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức ăn thu nhận của cừu.
Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.
Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn cho cừu ở Thừa Thiên Huế.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinh trưởng và sinh sản.
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cả nước.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi cừu
Ngành chăn nuôi cừu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển xã hội. Thịt cừu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần protein và lipit lần lượt là 21,5 và 3,8% ở cừu Dorset (Pouliot và CS., 2009); 20,99 và 1,43% ở cừu Phan Rang (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Sữa cừu đã thay thế một phần sữa bò, với năng suất trung bình 190 kg/con/năm (dao động 95 - 255 kg/con/năm) góp phần vào nguồn sữa cung cấp cho người dân ở các nước trên thế giới (Ozung và CS., 2011; Hosri và Nehme, 2009).
Chăn nuôi cừu phát triển thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển, góp phần vào nguồn kim ngạch xuất khẩu (Devendra, 2005; Afzal và Naqvi, 2004). Cừu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp (da, lông) và nông nghiệp (phân, nước tiểu) (Devendra, 2001). Theo Savage và CS. (2008), lượng phân cừu thải ra là 447 - 608 g/con/ngày và lượng nước tiểu là 2.298 - 4.606 ml/con/ngày.
Ngành chăn nuôi cừu góp phần ổn định kinh tế, xã hội cho đất nước. Theo Hassan và CS. (2008), ngành chăn nuôi cừu chiếm khoảng 1/4 tỷ trọng chăn nuôi các nước vùng khô hạn và bán khô hạn ở Tây Á và Bắc Phi. Chăn nuôi cừu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt đối với người dân nghèo, những người không có đất sản xuất hoặc sinh sống ở những vùng đồi núi, đất xám bạc màu không có khả năng canh tác (Otchere, 2009; Devendra, 2005; Rafiq, 1995; Ngategize, 1989).
Cừu dễ nuôi, dễ quản lý, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, không cạnh tranh lương thực với con người, quay vòng vốn nhanh, dễ vận chuyển, chuồng trại đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với hệ thống trang trại nhỏ (Devendra, 2005; Mai và CS., 2005; Ngategize, 1989). Cừu là gia súc thích hợp với mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây lâu năm, cây ăn quả nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất (Devendra, 2000).
Vì vậy, chăn nuôi cừu phát triển nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước (Acharya, 2009; Cục chăn nuôi, 2007; Devendra, 2005).
1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới
1.1.2.1. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Tốc độ tăng trưởng đàn cừu
trên thế giới trong thời gian qua khá nhanh; theo số liệu của FAO (2012), tổng đàn cừu trên toàn thế giới năm 2011 là 1.043,7 triệu con, chiếm 26,3% số lượng đàn gia súc nhai lại;
Châu Đại dương 10%
Châu Mỹ 9%
Châu Phi 24%
Châu Âu 12%
Châu Á 45%
tỷ lệ tăng đàn hàng năm giai đoạn 2001 - 2011 trung bình là 1,03%.
Đồ thị 1.1. Phân bố đàn cừu trên thế giới năm 2011 (FAO, 2012)
Châu Á là châu lục phát triển mạnh về chăn nuôi cừu, với 463,6 triệu con, chiếm khoảng 45% số lượng cừu thế giới. Tiếp đến là châu Phi: 255,5 triệu con; châu Âu: 127,3 triệu con; châu Đại dương: 104,2 triệu con; số lượng cừu ít nhất là châu Mỹ: 93,1 triệu con (FAO, 2012).
Các nước có số lượng cừu lớn là Trung Quốc 138,8 triệu con (chiếm 13,3% tổng số cừu thế giới và 30% tổng số cừu châu Á); tiếp đến là Ấn Độ 74,5 triệu con; Úc 73,1 triệu con; Iran 49 triệu con và Nigeria 38 triệu con.