Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển. So với mức bình quân chung của các nước đang phát triển thì Việt Nam năm 2011 vẫn thấp xấp xỉ gần bằng. Các nước đang phát triển đạt 11,6 thuê bao/100 dân thì Việt Nam là 11,52 thuê bao/100 dân.
Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ thuê bao/100 dân của Việt Nam còn ở mức thấp hơn so với các nước đang phát triển và thế giới. So với các nước phát triển thì Việt Nam còn ở mức quá thấp với khoảng cách quá lớn. Sự tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam những năm qua là nhanh nhưng so với thế giới thì còn thấp. So sánh với thế giới và đặc biệt là với các nước phát triển đã cho thấy rõ ràng rằng, dịch vụ viễn thông cố định của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và hoàn toàn có thể tăng nhanh thuê bao mới nếu các hãng viễn thông chú ý về nâng cao chất lượng dịch vụ, quan tâm đến dịch vụ khách hàng, giảm giá cước và đặc biệt là thị trường tại các vùng nông thôn rộng lớn.
* Số lượng và thị phần thuê bao dịch vụ điện thoại cố định của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành:
Trong cả 4 năm 2008 - 2011 thị phần thuê bao điện thoại cố định của VNPT luôn lớn nhất và chiếm tỷ lệ chi phối thị trường đạt 71,55%/2008 tương ứng với hơn 10,4 triệu thuê bao, 63,18%/2009 đạt hơn 11 triệu thuê bao và 72,94%/2010 đạt hơn 10,4 triệu thuê bao và 68%/2011 đạt gần 7 triệu thuê bao. Tỷ lệ % thị phần và số thuê bao cố định của VNPT năm 2011 đều giảm so với năm 2010 tương ứng từ 72,94% xuống 68% và 10,4 triệu thuê bao xuống còn 6,9 triệu.
Bảng 3.1. Bảng thị phần và số thuê bao điện thoại cố định/các doanh nghiệp
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |||||
Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | |
Viettel | 12.51% | 1,847,430 | 21.62% | 3,767,796 | 18.32% | 2,633,397 | 22.30% | 2,268,991 |
EVN Telecom | 14.93% | 2,204,807 | 14.32% | 2,495,599 | 7.43% | 1,068,021 | 7.89% | 802,796 |
SPT | 1.01% | 149,153 | 0.88% | 153,361 | 1.08% | 155,244 | 1.54% | 156,693 |
VTC | 0.12% | 17,249 | 0.05% | 5,087 | ||||
FPT Telecom | 0.10% | 14,374 | 0.21% | 21,367 | ||||
VNPT | 71.55% | 10,566,239 | 63.18% | 11,010,609 | 72.94% | 10,486,153 | 68.00% | 6,918,897 |
Tổng | 100% | 14,767,629 | 100% | 17,427,365 | 100% | 14,374,438 | 100% | 10,174,849 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận Dụng Vào Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Xác Định Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
- Các Cuộc Cổ Phần Hóa Ở Châu Á Trong Những Năm 1990
- Số Thuê Bao Internet Băng Rộng Cố Định Việt Nam 2006 - 2011
- Tiêu Chí Phản Ánh Tiềm Năng Của Ngành Viễn Thông (Ict-Oi)
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009, 2010, 2011, 2012 NXB Thông tin và Truyền thông và tính toán của tác giả
Chiếm thị phần thứ 2 thị trường là Viettel. Năm 2008 đạt hơn 1,8 triệu thuê bao/12,51%, năm 2009 đạt hơn 3,7 triệu thuê bao/21,62%, năm 2010 giảm xuống còn
2,63 triệu thuê bao/18.32%, năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 2,268 triệu thuê bao nhưng thị phần tương đối lại tăng lên 22,30%
Các nhà cung cấp còn lại là EVN Telecom, SPT, VTC, FPT Telecom chiếm thị phần nhỏ chưa đầy 10%.
22.30%
7.89%
68.00%
1.54%
0.05%
0.21%
Viettel
EVN Telecom SPT
VTC
FPT Telecom VNPT
Biều đồ 3.5. Tỷ lệ thị phần thuê bao cố định các doanh nghiệp 2011
Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Tính đến thời điểm 12/2011 thì VNPT, Viettel và EVN Telecom là 3 doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và chi phối thị trường hơn 98% thị phần. Ba doanh nghiệp SPT, VTC và FPT Telecom chia nhau gần 2% thị phần nhỏ bé còn lại. Trong 6 doanh nghiệp thì VNPT chiếm tỷ lệ lớn nhất và chi phối thị trường vì thế các chính sách cạnh tranh của VPNT về điện thoại cố định sẽ mang tính dẫn dắt thị trường vào cuộc chơi theo cách riêng của VNPT, tuy nhiên Viettel cũng là đối thủ có sự phát triển bứt phá.
Qua phân tích số liệu cho thấy: Đối với dịch vụ viễn thông cố định, các doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh và chi phối thị trường là các doanh nghiệp của nhà nước. Khu vực tư nhân với sự tham gia của FPT Telecom, SPT chiếm chưa đầy 2% thị phần, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 98% thị phần. Rõ ràng khu vực nhà nước đang chi phối, dẫn dắt và thống lĩnh thị trường điện thoại cố định ngành viễn thông Việt Nam. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại cố định bản chất là sự cạnh tranh nội bộ các doanh nghiệp của nhà nước với nhau. Điều này cho thấy rõ lĩnh vực điện thoại cố định, ngành viễn thông thông chưa có sự cạnh tranh thực sự theo cơ chế thị trường tự do.
b. Thuê bao điện thoại di động:
Thuê bao di động đã có sự tăng trưởng đột biến và mạnh mẽ thời gian qua:
* Sự tăng trưởng thuê bao di động ngành viễn thông Việt Nam:
+ Số thuê bao điện thoại di động qua các năm:
Không giống như thuê bao điện thoại cố định, thuê bao điện thoại di động tăng liên tục và bùng nổ giai đoạn 2006 - 2011. Năm 2006 đạt gần 19 triệu thuê bao tăng lên hơn
140,000,000
120,000,000
100,000,000
80,000,000
60,000,000
40,000,000
20,000,000
0
12/2006
12/2007
12/2008
12/2009
12/2010
12/2011
Năm
Thuê bao di động
127,318,045
111,570,201
98,223,980
74,872,310
45,024,048
18,892,480
Thuê bao
45 triệu/2007 lên 74,8 triệu/2008 lên hơn 98 triệu 2009, đạt hơn 111 triệu thuê bao/2010 và đạt hơn 127 triệu thuê bao/2011. Sau 6 năm số thuê bao di động năm 2011 gấp gần 6,7 lần năm 2006. Năm 2010 và 2011 số thuê bao di động đã vượt dân số Việt Nam 87 triệu người. Đây đúng là một kết quả kinh ngạc và bùng nổ về dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam.
Biểu đồ 3.6. Số thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2006 - 2011
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Việt Nam mặc dù là nước nghèo nhưng có sự tiến bộ rất nhanh trong phát triển dịch vụ viễn thông di động với số thuê bao tăng nhanh chóng mặt.
Tỷ lệ%
+ Số thuê bao điện thoại di động/100 dân:
Tỷ lệ % TBDĐ/100 dân | ||||||
160.00 | ||||||
140.00 | 144.19 | |||||
127.68 | ||||||
120.00 | 113.40 | |||||
100.00 | ||||||
80.00 | 86.85 | |||||
60.00 | 52.86 | |||||
40.00 | ||||||
20.00 | 22.41 | |||||
0.00 | ||||||
12/2006 | 12/2007 | 12/2008 | 12/2009 | 12/2010 | 12/2011 | |
Năm |
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động/100 dân
Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông
Không giống như điện thoại cố định, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động trên 100 dân tăng liên tục và tăng cao từ năm 2006 đến 2011. Năm 2006 đạt 22,41 tăng lên 52,86/2007 lên 86,85/2008 lên 113,40/2009 lên 127,68/2010 và đạt 144,19/2011. Điều đáng quan tâm ở đây là bước sang năm 2009 và 2010 tỷ lệ thuê bao điện thoại di động/100 dân đã vượt qua ngưỡng 100% có nghĩa là bình quân cứ 100 dân năm 2009
thì có hơn 113 thuê bao đi động, năm 2010 là 127,68 thuê bao di động và 2011 là 144,19 thuê bao. Đây là hiện tượng bất thường và phát triển quá nóng cho thấy ngành viễn thông bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa sau bùng nổ. Thị trường viễn thông di động trở nên bão hòa về thuê bao và cạnh tranh khốc liệt.
Sự tăng trưởng quá nóng của điện thoại di động đã dẫn đến sự bão hòa về thuê bao di động trong ngành viễn thông. Điều này có mặt tích cực là khi thị trường bão hòa về thuê bao thì buộc các doanh nghiệp viễn thông di động trong ngành phải tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá cước để giữ chân khách hàng cũ không rời bỏ khỏi mạng để sang dùng dịch vụ của nhà mạng khác. Mặt tiêu cực ở đây là sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường để phát triển khách hàng mới và tăng thuê bao.
* So sánh điện thoại di động của Việt Nam so với thế giới:
Từ năm 2006 - 2011 tỷ lệ thuê bao di động/100 dân của các nước phát triển, các nước đang phát triển và thế giới tăng liên tục và tăng nhanh ổn định.
Thuê bao điê n thoa i di đô ng/100 dân Viê t Nam va thê giơ i
160
140
144.19
127.68
120
122.3
114.5
108.3
1132.460
100
102
92.9
86.85
80
85.7
77.8
60
59.9
49.1
68.2
58.4
77.1
68.9
40
20
41.7
30.2
22.41
520.866
39.1
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
Cá c nướ c phá t triê- n
Thế giớ i
Cá c nướ c đang phá t triê- n
Viê/ t Nam
%
Giai đoạn 2007 - 2009, tỷ lệ thuê bao di động/100 dân của Việt Nam chỉ thấp hơn các nước phát triển nhưng luôn cao hơn hẳn các nước đang phát triển và mức bình quân chung của thế giới. Bước sang giai đoạn 2009 - 2011 tỷ lệ thuê bao di động/100 dân của Việt Nam đã tăng đột biến vọt lên và cao hơn hẳn các nước phát triển, đang phát triển và thế giới. Điều này thể hiện thị trường viễn thông di động của Việt Nam phát triển quá nóng và bước vào giai đoạn bão hòa về thuê bao, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nhà mạng.
Ty
# lê
Biểu đồ 3.8. Thuê bao điện thoại di động/100 dân Việt Nam so với thế giới
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông và ITU
Qua so sánh thuê bao viễn thông di động Việt Nam với thế giới cho thấy dịch vụ di động trong ngành viễn thông những năm qua tăng trưởng quá nóng và đã bão hòa về thuê bao, tỷ lệ thuê bao di động/100 dân vượt xa cả các nước phát triển. Đây chính là rào cản rất lớn đối sự tham gia của các hãng di động mới vào thị trường Việt Nam, bởi vì việc phát triển thuê bao đối với các hãng mới là đặc biệt khó khăn. Như vậy trong ngành viễn thông, các doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực viễn thông di động chỉ còn cách tốt nhất là đầu tư, mua lại cổ phẩn của các hãng di động đang hiện diện trên thị trường. Có thể dự đoán rằng thời gian tới, sự cạnh tranh trong viễn thông di động sẽ diễn ra theo xu thế mua bán sáp nhập giữa các hãng viễn thông hiện tại và sự tham gia vào quá trình mua bán của hãng viễn thông nước ngoài và khu vực tư nhân. Đây là xu thế quan trọng để ngành viễn thông Việt Nam được nâng cao sức cạnh tranh.
* Số lượng và thị phần thuê bao dịch vụ điện thoại di động của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành:
Liên tục trong 4 năm Viettel luôn là doanh nghiệp chiếm thị phần thuê bao điện thoại di động lớn nhất, năm 2008 và 2009 khoảng 34%, năm 2010 tăng lên là 36,72% tương ứng hơn 40 triệu thuê bao và năm 2011 là 40.45% với hơn 51 triệu thuê bao. Ba năm 2008 – 2010 Mobifone chiếm thị phần thứ hai nhưng đến 2011 thị vị trí thị phần của Mobifon bị sụt giảm xuống từ 29,11% xuống còn 17,90% và thị phần thứ hai thị trường thuộc về Vinaphone tăng lên từ 28,71% lên 30,07%.
Bảng 3.2. Thị phần và số thuê bao điện thoại di động các doanh nghiệp
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |||||
Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | Thị phần (%) | Số lượng thuê bao (TB) | |
Vinaphone | 28.30% | 21,188,864 | 27.19% | 26,707,100 | 28.71% | 32,031,805 | 30.07% | 38,284,536 |
VietNam Mobile | 4.11% | 4,037,006 | 3.18% | 3,547,932 | 8.04% | 10,236,371 | ||
EVN Telecom | 1.30% | 973,340 | 0.90% | 884,016 | 1.59% | 1,773,966 | 0.22% | 280,100 |
SPT (Sfone) | 6.50% | 4,866,700 | 4.67% | 4,587,060 | 0.53% | 591,322 | 0.10% | 127,318 |
Gtel | 2.16% | 2,121,638 | 0.17% | 189,669 | 3.22% | 4,099,641 | ||
Viettel | 34.90% | 26,130,436 | 33.82% | 33,219,350 | 36.72% | 40,968,578 | 40.45% | 51,500,149 |
Mobifone | 29.00% | 21,712,970 | 27.15% | 26,667,811 | 29.11% | 32,466,928 | 17.90% | 22,789,930 |
Tổng | 100% | 74,872,310 | 100% | 98,223,980 | 100% | 111,570,201 | 100.00% | 127,318,045 |
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009, 2010, 2011, 2012, NXB Thông tin và Truyền thông và tính toán của tác giả
17.90%
30.07%
40.45%
8.04%
0.22%
0.10%
3.22%
Vinaphone VietNam Mobile EVN Telecom SPT (Sfone) Gtel
Viettel
Mobifone
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ thị phần thuê bao điện thoại di động các doanh nghiệp 2011
Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2011, NXB Thông tin và Truyền thông
Ba doanh nghiệp chiếm tỷ lệ chi phối thị trường di động gần 90% là Vinaphone, Mobifone và Viettel đều là doanh nghiệp của nhà nước. Trong ba doanh nghiệp chi phối thị trường thì Viettel là doanh nghiệp ra đời sau nhưng từ 2008 đến nay luôn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất.
Bốn nhà mạng còn lại là Gtel, SPT, EVN Telecom và VietNam mobile (HT Telecom) chia nhau thị phần còn lại khoảng 10%. Trong 4 doanh nghiệp tốp sau này thì VietNam mobile ra sau song lại có sự phát triển bứt phát hơn cả. Đến hết 2011 VietNam Mobile chiếm thị phần 8,04%/hơn 10 triệu thuê bao.
Nhận xét: Qua số liệu về cơ cấu, thị phần của các doanh nghiệp viễn thông di động trong ngành viễn thông cho thấy ngành viễn thông Việt Nam hiện nay chưa thực sự có cạnh tranh theo thị trường. Bản chất sự cạnh tranh ở đây là sự cạnh tranh mang tính độc quyền giữa các doanh nghiệp viễn thông với nhau với cùng một chủ sở hữu là nhà nước. Muốn ngành viễn thông Việt Nam thật sự cạnh tranh thì không còn cách nào khác là nhà nước cần giảm bớt việc chi phối nắm các doanh nghiệp viễn thông, cho khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia vào mua, đầu tư các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
c. Internet
* Sự phát triển internet Việt Nam:
Có thể nói rằng dịch vụ internet có sự tăng trưởng nóng bỏng và có bước đột phá trong những năm qua. Việt Nam đạt rất nhiều tiến bộ trong việc phát triển internet, số người sử dụng internet và tỷ lệ người sử dụng internet/100 dân tăng liên tục 5 năm qua từ hơn 14,6 triệu người, với tỷ lệ sử dụng/100 dân từ hơn 17%/2006 lên hơn 26%/2009, hơn 31% năm 2010 và hơn 35%/2011 đạt hơn 30 triệu người. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận và phản ánh nỗ lực rất lớn trong việc phát triển và tiến tới phổ cập internet ở Việt Nam đặc biệt là đưa internet về nông thôn và trường học.
Bảng 3.3. Số người sử dụng internet Việt Nam 2006 - 2011
Số người sử dụng internet | Số người sử dụng internet/100 dân (%) | |
12/2006 | 14,683,783 | 17.67 |
12/2007 | 17,718,112 | 21.05 |
12/2008 | 20,834,401 | 24.40 |
12/2009 | 22,779,887 | 26.55 |
12/2010 | 26,784,035 | 30.65 |
12/2011 | 30,552,417 | 35.07 |
Nguồn: Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2012,
Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
Số người sử dụng internet tăng nhanh liên tục trong 6 năm từ hơn 14,6 triệu/2006 lên hơn 20,8 triệu/2008 và lên hơn 30 triệu người/2011. Sau 6 năm số người sử dụng internet năm 2011 gấp hơn hai lần 2006 (gấp 2,08 lần).
Qua các chỉ tiêu phát triển internet Việt Nam cho thấy internet Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng và theo xu hướng bùng nổ tại Việt Nam. Mặc dù là nước nghèo thu nhập bình quân đầu người đạt 1300USD/năm 2011 nhưng Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng về phát triển internet.
Ty# lê % sô ngươ i sư# du ng internet Viê t Nam va thê giơ i
80
70
70.2
66.8
60
59
61.2
62.5
53.4
50
40
Cá c nướ c
phá t triê- n
35.07
32.5
30
30.65
29.2
26.55
24.40
25.6
Cá c nướ c đang phá t
triê- n
Thế giớ i
23.2
24.4
20
2201..505
21
1177.5.67 17.5
14.7 Viê/ t Nam
10
11.9
9.3
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năm
Ty# lê %
* Internet Việt Nam so với thế giới:
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ % số người sử dụng internet Việt Nam so với thế giới
Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông và ITU
Trong 6 năm qua, tỷ lệ % số người sử dụng internet của các nước phát triển, các nước đang phát triển, bình quân chung của thế giới và Việt Nam đều tăng liên tục. Điều này cho thấy số người sử dụng internet trên toàn cầu tăng liên tục, internet đang là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh trên toàn cầu.
Tỷ lệ người dùng internet của Việt Nam cao hơn mức bình quân chung của thế giới nhưng cao hơn hẳn và có khoảng cách xa so với các nước đang phát triển. Năm 2011 tỷ lệ dân số sử dụng internet của Việt Nam đạt 35,07% thì các nước đang phát triển đạt 24,4% và thế giới đạt 32,5%. Tuy nhiên tỷ lệ người dùng internet của Việt Nam còn khoảng cách quá xa so với các nước phát triển. Năm 2011 tỷ lệ người dùng internet đạt 70,2% gấp đôi tỷ lệ người dùng internet của Việt Nam.
Vị trí của Việt Nam so với các nước trong khu vực được phản ánh rõ qua bảng dưới:
Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng internet của Việt so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (%)
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Myanmar | 0.18 | 0.22 | 0.22 | 0.22 | 0.25 | 0.98 |
Cambodia | 0.47 | 0.49 | 0.51 | 0.53 | 1.26 | 3.10 |
Lao P.D.R. | 1.17 | 1.64 | 3.55 | 6.00 | 7.00 | 9.00 |
Indonesia | 4.76 | 5.79 | 7.92 | 6.92 | 10.92 | 18.00 |
Thailand | 17.16 | 20.03 | 18.20 | 20.10 | 22.40 | 23.70 |
Philippines | 5.74 | 5.97 | 6.22 | 9.00 | 25.00 | 29.00 |
Viet Nam | 17.25 | 20.76 | 23.92 | 26.55 | 30.65 | 35.07 |
China | 10.52 | 16.00 | 22.60 | 28.90 | 34.30 | 38.30 |
Malaysia | 51.64 | 55.70 | 55.80 | 55.90 | 56.30 | 61.00 |
Japan Korea (Rep.) | 68.69 | 74.30 | 75.40 | 78.00 | 78.21 | 79.53 |
78.10 | 78.80 | 81.00 | 81.60 | 83.70 | 83.80 |
Nguồn: ITU và tính toán của tác giả
Tỷ lệ số người sử dụng internet của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực. Năm 2011 Việt Nam đạt 35,07% thì Myanmar 0,98%, Cambodia 3,10%, Lao 9,0%, Indonesia 18%, Thailand
23,7%, Philipines 29%.
So với các nước phát triển trong khu vực thì Việt Nam có khoảng cách tụt hậu khá xa về phát triển internet như Nhật Bản đạt 79,53% và Hàn Quốc đạt 83,80%.