độc quyền doanh nghiệp viễn thông nhà nước và chính sách nhà nước thông thoáng hơn cho khu vực tư nhân và nước ngoài tham gia vào đầu tư ngành viễn thông tức là cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.
2.2.3. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông
Năng lực cạnh tranh của quốc gia, ngành hay doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với từng cấp độ cạnh tranh cũng khác nhau. Từ tổng quan nghiên cứu, Luận án sử dụng cách tiếp cận “Mô hình kim cương” của Michael E. Porter làm cơ sở khoa học cho việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông. Mô hình kim cương đã đưa ra những công cụ, yếu tố để phân tích những yếu tố tác động năng lực cạnh của cấp quốc gia, cấp ngành và cấp sản phẩm.
Mô hình kim cương đã được nhiều học giả trên thế giới dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành trong đó có ngành viễn thông. Điển hình tác giả Mohammad Hosein Rezazadeh Merizi và Mohammad Pakneiat đã dùng mô hình kim cương để phân tích đánh giá sức cạnh tranh ngành viễn thông Iran đăng trên tạp trí Journal of Technology Management & Innovation, năm 2008, Volume 3, issue 3, page 78-90.
Mô hình Kim cương được Porter đưa ra trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh quốc gia (1990) và sau đó được hiệu chỉnh và bổ sung với mô hình sau:
Sự ngẫu
nhiên
Chiến lược, cấu trúc và cạnh
tranh trong nước của Công ty
Điều kiện yếu
tố sản xuất
Điều kiện
cầu
Các ngành công nghiệp có
liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ
Chính
phủ
Hình 2.1. Mô hình viên kim cương mở rộng
Nguồn: Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội
Các thành phần chính cấu tạo nên mô hình áp dụng vào phân tích năng lực cạnh tranh của ngành:
- Điều kiện yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất gồm những yếu tố chính sau nguồn nhân lực như số lượng, trình độ, kỹ năng lao động; tài sản vật chất như đất, nước, khoáng sản, nguyên liệu; Nguồn vốn là tổng số và chi phí của vốn có thể sử dụng để tài trợ cho ngành; Khoa học công nghệ áp dụng; Cơ sở hạ tầng như hạ tầng giao thông, hạ tầng liên lạc… Số lượng và chất lượng các yếu tố sản xuất được sử dụng khác nhau và tùy từng ngành mà có ảnh hưởng ít hay nhiều tới năng lực cạnh tranh của ngành.
- Điều kiện cầu: Điều kiện cầu gồm sự xuất hiện sớm của cầu nội địa, quy mô cầu nội địa, tốc độ tăng trưởng cầu, tình trạng bão hòa cầu sớm hay muộn, sự di chuyển của khách hàng hoặc khách hàng đa quốc gia, cầu nước ngoài đối với sản phẩm nội địa là những yếu tố của điều kiện cầu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành. Những ngành mà có cầu nội địa lớn thì ngành đó có nhiều cơ hội, lợi thế để nâng cao sức cạnh tranh trong nước và làm cơ sở để vươn ra thị trường quốc tế.
- Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của Công ty: Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của các công ty trong nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh. Thông qua cách thức quản lý công ty và cách thức xây dựng chiến lược, lựa chọn để cạnh tranh sẽ tác động đến thị trường. Sự thành lập doanh nghiệp mới, số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các biện pháp, mục tiêu của các công ty trong ngành sẽ quyết định đến cường độ cạnh tranh và mức độ quyết liệt về cạnh tranh trong ngành.
- Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ: Năng lực cạnh tranh của ngành cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành bổ trợ. Đây là các ngành có liên quan trực tiếp đến cung cấp nguyên nhiên liệu, đầu vào sản xuất cho ngành và liên quan đến việc cung ứng, phân phối đầu ra sản phẩm của ngành. Các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian sản xuất, sản lượng cung ứng, phân phối và lợi nhuận của ngành. Ngành nào có ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành có liên quan phát triển thì ngành đó sẽ có lợi thế về khả năng cạnh tranh tốt hơn.
- Chính phủ: Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trong đối với năng lực cạnh tranh của ngành. Chính phủ có thể đặt ra những tiêu chuẩn, yêu cầu đối với việc định hướng phát triển ngành, sản phẩm, cấp phép hoặc hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào ngành. Chính phủ có thể là khách hàng, là đối tượng tiêu thụ sản phẩm của ngành. Vai trò của chính phủ thể hiện trong việc chính phủ có thể tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến tất cả 4 nhân tố trên thông qua hệ thống điều tiết các chính sách, các quy định và chế tài của mình đối với ngành.
- Sự ngẫu nhiên: Theo Porter trong mỗi ngành ngoài nhân tố có thể biết định được thì còn nhiều nhân tố không thể đoán định được một cách rõ ràng chúng là những sự kiện ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành và quốc gia như: Sự ra đời của những phát minh thuần túy, chiến tranh, những quyết định của chính phủ nước ngoài, sự bùng nổ nhu cầu trong khu vực và trên thế giới, sự gián đoạn về chi phí đầu vào như khủng hoảng dầu lửa. Đây là những yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.
* Sự cải tiến và phát triển tiếp của Mô hình kim cương:
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội, sự giao thương hợp tác giữa các quốc gia, các ngành phát triển mạnh mẽ đã tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngành, quốc gia. Vì vậy Dunning (1993) trong tác phẩm “Internationalizing Porter’s diamond” đăng trên tạp chí Management International review, số đặc biệt (special issue), volume 33(2), paper 8 – 15. Dunning đã đưa thêm yếu tố đầu tư nước ngoài vào mô hình kim cương của Porter, rõ ràng trong điều kiện hội nhập toàn cầu các nền kinh tế trên thế giới và cạnh tranh diễn ra không chỉ trong nước và trên phạm vi quốc tế thì việc cải tiến bổ sung nhân tố đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI vào mô hình là hoàn toàn hợp lý, làm cho mô hình kim cương của Porter thêm hoàn thiện hơn.
Như vậy mô hình kim cương cải tiến được áp dụng trong luận án này sẽ là:
Đầu tư
nước ngoài
Chiến lược, cấu trúc và cạnh
tranh trong nước của Công ty
Điều kiện yếu
tố sản xuất
Điều kiện
cầu
Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành
công nghiệp hỗ trợ
Chính
phủ
Hình 2.2. Mô hình viên kim cương áp dụng luận án
Vận dụng mô hình trên vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông gồm:
* Nhân tố điều kiện yếu tố sản xuất ngành viễn thông Việt Nam:
+ Nguồn nhân lực trong ngành viễn thông gồm: Quy mô và cấu trúc dân số, chất lượng nguồn nhân lực. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cho ngành viễn thông.
+ Nguồn vốn: Đây là nhân tố phản ánh mức độ đầu tư về tài chính, vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng và công nghệ ngành viễn thông.
+ Trình độ công nghệ viễn thông: gồm có loại hình công nghệ đang ứng dụng trong ngành viễn thông, mức độ ứng dụng và sự cải tiến công nghệ để cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với một ngành sử dụng công nghệ cao như ngành viễn thông.
* Cơ sở hạ tầng ngành viễn thông: gồm hạ tầng mạng lưới, trạm phát sóng BTS, dùng chung hạ tầng viễn thông.
* Điều kiện cầu thị trường: gồm có thu nhập quốc dân và môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, quy mô dân số và mức sống dân cư, hành vi người tiêu dùng và chi tiêu cho dịch vụ viễn thông.
* Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong ngành viễn thông: gồm số lượng và sự đa dạng của các doanh nghiệp trong ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp, biện pháp và phương thức cạnh tranh, giá dịch vụ viễn thông.
* Các ngành công nghiệp có liên quan và bổ trợ: gồm ngành cung cấp thiết bị viễn thông, ngành công nghiệp phần cứng, ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, ngành cung cấp thiết bị đầu cuối viễn thông.
* Vai trò Chính phủ: gồm các quy định về cấp phép kinh doanh viễn thông và tiêu chuẩn gia nhập ngành, quy định chính phủ về thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài ngành viễn thông, các quy định phát triển hạ tầng viễn thông, cơ chế chính sách của Chính phủ trong việc chuyển đổi phát triển ngành viễn thông từ độc quyền, sở hữu nhà nước chi phối sang tư nhân hóa và tự do hóa ngành viễn thông.
Chính Phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh viễn thông thông qua việc ban hành các chính sách điều tiết thị trường viễn thông, phân bổ nguồn lực cho ngành viễn thông. Để thể hiện rõ điều này, luận án vận dụng tiêu chí xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông TBER (Telecoms Business Environment Rankings) của tổ chức BMI (Business Monitor International), BMI là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các báo cáo đánh giá ngành kinh tế, các nền kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới.
TBER phản ánh sự hấp dẫn cũng như trình độ phát triển về môi trường kinh doanh của viễn thông, qua TBER các quốc gia sẽ thấy rõ vị trí của mình đang ở đâu trong bản đồ viễn thông thế giới.
Bảng xếp hạng này được cấu thành với các chỉ tiêu là thành tích đạt được gồm có 2 chỉ tiêu nhỏ là thành tích ngành và thành tích quốc gia. Chỉ tiêu rủi ro thị trường viễn thông gồm có rủi ro ngành và rủi ro quốc gia. Chỉ số điểm xếp hạng môi trường viễn thông và xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông.
* Đầu tư nước ngoài: Gồm đầu tư từ nước ngoài vào ngành viễn thông trong nước Việt Nam và đầu tư ngành viễn thông Việt Nam ra nước ngoài.
2.2.4. Xác định các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông
Từ tổng quan nghiên cứu, luận án đề xuất đưa ra các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông
Bảng 2.1. Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông
Tên tiêu chí | Chỉ tiêu | Ý nghĩa | Nguồn tham khảo vận dụng | Nguồn số liệu sử dụng | |
- Điện thoại cố định: Số thuê | Đây là tiêu chí phản | - Anderson & | Số liệu thống | ||
bao điện thoại cố định, Số thuê | ánh quy mô và vùng | Soha, 1999; | kê hàng năm | ||
bao điện thoại cố định/100 dân | phủ thị trường về | Lau, 2000. | của: | ||
Tiêu chí về thuê | . - Điện thoại di động: Số thuê bao điện thoại di động, Số thuê bao điện thoại di động/100 dân, | thuê bao của ngành viễn thông. Tiêu chí này cho biết số lượng, tỷ lệ người sử dụng thuê bao viễn thông theo quốc gia, | - Tracey, Vonderembse & Lim, 1999 - ITU | - Liên minh viễn thông toàn cầu ITU - Bộ Thông tin truyền | |
1 | bao | - Internet: Số lượng người sử | theo doanh nghiệp | thông MIC | |
ngành viễn thông | dụng internet, Tỷ lệ dân sử dụng internet. | cung cấp và theo vùng lãnh thổ | - Tổng cục thống kê | ||
Băng rộng: Số thuê bao băng | GSO | ||||
thông rộng và mật độ băng thông rộng/100 dân. | - Nguồn khác | ||||
* Ngoài ra còn có tiêu chí thuê | |||||
bao theo các doanh nghiệp | |||||
trong ngành. | |||||
- Tổng doanh thu và tốc độ | Đây là tiêu chí phản | - Anderson | Số liệu thống | ||
tăng doanh thu các năm. | ảnh kết quả kinh | &Sohal, | kê hàng năm | ||
2 | Tiêu chí về doanh thu ngành viễn thông | - Cơ cấu doanh thu các dịch vụ cố định, di động và các dịch vụ internet. - Doanh thu và thị phần doanh thu của các doanh nghiệp | doanh của ngành viễn thông, cấu trúc, tỷ lệ bên trong của từng loại hình dịch vụ trong ngành viễn thông trong tổng kết | 1999; - Li, 2000; - Lau, 2002; - Sharma & Fisher, 1997 | của: - Bộ Thông tin truyền thông MIC - Tổng cục |
trong ngành | quả kinh doanh | thống kê | |||
- Doanh thu bình quân trên 1 | ngành viễn thông. | GSO |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận Dụng Các Công Trình Nghiên Cứu Về Cạnh Tranh, Năng Lực Cạnh Tranh, Về Ngành Viễn Thông Của Các Học Giả, Tổ Chức Trên Thế Giới.
- Các Công Trình Liên Quan Đến Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
- Vận Dụng Vào Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Các Cuộc Cổ Phần Hóa Ở Châu Á Trong Những Năm 1990
- Bảng Thị Phần Và Số Thuê Bao Điện Thoại Cố Định/các Doanh Nghiệp
- Số Thuê Bao Internet Băng Rộng Cố Định Việt Nam 2006 - 2011
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
thuê bao (ARPU) | Qua tiêu chí này có thể thấy được xu thể thay đổi về cơ cấu doanh thu, tầm quan trọng của từng loại hình dịch vụ viễn thông | - Báo cáo các doanh nghiệp - Nguồn khác | |||
3 | Tiêu chí chất lượng dịch vụ cung cấp để thỏa mãn khách hàng | - Tỷ lệ kết nối thành công - Tỷ lệ thuê bao thực và thuê bao ảo trên tổng thuê bao - Chất lượng nội dung, hình ảnh dịch vụ viễn thông. | Tiêu chí này phản ảnh sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng dịch vụ. Tiêu chí này phản ánh rõ nét sự thay đổi của ngành viễn thông trong việc tao ra dịch vụ gia tăng mới cho khách hàng. | - Sharma & Fisher, 1997; - Tracey, Vonderembse & Lim, 1999 | Số liệu thống kê hàng năm của: - Bộ Thông tin truyền thông MIC - Tổng cục thống kê GSO - Báo cáo các doanh nghiệp |
- Nguồn khác | |||||
4 | Tiêu chí năng suất lao động ngành viễn thông | - Năng suất lao động của toàn ngành - Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành | Đây là tiêu chí phản ánh kết quả bình quân doanh thu trên một người trong ngành viễn thông. Tiêu chí này dùng để đánh giá kết quả kinh doanh của lao động trong ngành viễn thông cao hay thấp. | - Noble, 1997; - Ross, 2002; - Sharma & Fisher, 1997 | Số liệu thống kê hàng năm của: - Bộ Thông tin truyền thông MIC - Tổng cục thống kê GSO - Báo cáo các doanh nghiệp |
- Nguồn khác | |||||
- Chỉ số phát triển kết nối | Đây là tiêu chí phản | - Liên minh | Số liệu thống | ||
5 | Tiêu chí phản ánh tiềm năng ngành | - Chỉ số Kỹ năng, trình độ dân cư - Chỉ số mức độ hấp thụ | ánh tiềm năng của ngành viễn thông, sự tiến bộ của ngành viễn thông trong | viễn thông thế giới ITU | kê và báo cáo của ITU các năm |
viễn thông (ICT-OI) | - Chỉ số cường độ | tương lai được so với cac nước trong khu | |||
- Chỉ số tổng hợp ICT-OI | vực và thế giới. |
(Chi tiết công thức và cách tính các chỉ tiêu xem tại phụ lục 12)
2.2.5. Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông
2.2.5.1. Kinh nghiệm của các nước
+ Ngành viễn thông Đài Loan [56]
Giai đoạn từ trước năm 1996 dịch vụ viễn thông Đài Loan được cung cấp duy nhất bởi DGT ( Direct Genaral Telecommunication). Từ năm 1996 Bộ Giao thông và Truyền thông Đài Loan MOTC ( Ministry of Transportation and Communication) bắt đầu có
sự cải cách, thay đổi mạnh mẽ chuyển từ độc quyền sang tư nhân hóa thị trường viễn thông. Đầu tiên là tư nhân hóa hệ thống mạng điện thoại di động và dịch vụ dữ liệu viễn thông, truyền thông với sáu doanh nghiệp đã được cung cấp dịch vụ trên thị trường gồm: CHT, Taiwan Cellular Co., Far Eastern Telecommunication Co., KG Telecommunication Co., Mo Bi Tai Communication Co., và Trans Asia Telecommunication Inc. Tiếp đến tháng 7/2000 Đài Loan cho tư nhân hóa hệ thống mạng điện thoại cố định bao gồm dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế, dịch vụ giá trị gia tăng mạng viễn thông với sự tham gia của các công ty tư nhân. Quá trình tư nhân hóa ngành viễn thông Đài Loan đã tạo ra bước đột phát phát triển thị trường viễn thông trở nên năng động và nâng cao sức cạnh tranh. Trước giai đoạn tư nhân hóa, trước 1996 dưới sự độc quyền của DGT chỉ có 3 loại dịch vụ nghèo nàn cung cấp ra thị trường, sau khi tư nhân hóa có tới 21 dịch vụ mới viễn thông được cung cấp như: dịch vụ tin nhắn ngắn, thư âm thanh, internet di động,...đã được cung cấp bởi các công ty tư nhân, đến năm 2006 có đến 116 Công ty cung cấp dịch vụ trên. Số thuê bao di động tăng từ 4,73 triệu lên 24,25 triệu thuê bao năm 2007. Đến năm 2007 Đài Loan có 5 Công ty được cung cấp dịch vụ di động 3G, 6 Công ty được cung cấp dịch vụ di động 2G [56].
Quá trình tư nhân hóa của Đài Loan không phải là tư nhân hóa toàn bộ mà tư nhân hóa có lộ trình, tư nhân hóa từng phần, dần dần đã tạo cho thị trường viễn thông Đài Loan có bước tăng trưởng và cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều dịch vụ được cung cấp, nhiều nhà cung cấp trên thị trường tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp.
Như vậy chính sách tư nhân hóa từng bước của Đài Loan đã tạo nên sự cạnh tranh tích cực trong nội bộ ngành viễn thông Đài Loan, làm cho các công ty viễn thông cạnh tranh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
+ Ngành viễn thông Trung Quốc [60]
Từ cuối năm 2000 và đầu năm 2001 Trung Quốc với dân số hơn 1 tỷ người, nền kinh tế tăng trưởng cao, chính phủ Trung Quốc đã thay đổi mạnh mẽ tăng sức cạnh tranh ngành viễn thông với việc giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ đối với ngành viễn thông, tăng cường hiệu quả các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài để hiện đại hóa ngành viễn thông Trung Quốc.
Cùng với cam kết trong việc gia nhập WTO Trung Quốc đã mở của thị trường viễn thông: Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia 49 - 50% cổ phần sở hữu tại các công ty viễn thông Trung quốc trong 2 - 6 năm Trung Quốc gia nhập WTO. Từ tháng 9/2000 cho phép đầu tư nước ngoài lên đến 49% cổ phần trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản. Trước khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chính sách để mở cửa thị trường viễn thông như cho phép tư nhân tham gia vào công ty viễn thông nhà nước, điển hình tháng 12/2000 Trung Quốc
đã cho phép thành lập Công ty viễn thông chuyên cung cấp băng thông rộng Shanghai Symphony đây là kết quả của sự kết hợp giữa AT&T của Mỹ với China Telecom và Công ty Shanghai Municipal với tổng mức đầu tư 25 triệu USD và AT&T nắm giữ 25% cổ phần của Công ty [52]
Quá trình đổi mới và cải cách ngành viễn thông của Trung Quốc gắn liền với quá trình đàm phán và thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường viễn thông khi Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO và Trung Quốc đã làm, đã thực hiện rất tốt điều đó, quá trình tự do hóa và cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực viễn thông vốn chỉ thuộc sở hữu nhà nước đã thúc đẩy ngành viễn thông Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ hơn và ngành viễn thông Trung Quốc đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mìnhvới quy mô thị trường hơn 1,4 tỷ người này.
+ Ngành viễn thông Brazil [63]
Brazil là một trong những quốc gia cải cách và đổi mới ngành viễn thông sớm nhất và điển hình ở Nam Mỹ. Năm 1998, chính phủ Brazil đã tiến hành tái cơ cấu và tư nhân hóa các công ty viễn thông quốc doanh thông qua việc giảm bớt nắm giữ cổ phần nhà nước và tăng cổ phần tư nhân trong công ty viễn thông quốc doanh, đã đánh dấu Brazil bước vào thời kỳ cải cách mạnh mẽ và đổi mới ngành viễn thông đã đưa ngành viễn thông Brazil có sức cạnh tranh tốt.
Tháng 7/1998 Brazil ban hành luật viễn thông, bộ luật này đã thay đổi ngành viễn thông bằng việc đầu tiên là cho phép các Công ty nhà nước được nhượng quyền hợp đồng, xã hội hóa thu hút đầu tư vào ngành viễn thông trước khi thực hiện tư nhân hóa, sau đó là thúc đẩy mở cửa cho phép các công ty tư nhân mua cổ phần tại các công ty viễn thông quốc doanh để đa dạng hóa tỷ lệ và hình thức sở hữu.
Mục đích của tư nhân hóa ngành viễn thông là để làm nâng cao sức cạnh tranh, cải thiện dịch vụ cung cấp và tăng doanh thu để bù đắp lại thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Brazil. Sự mạnh tay và quyết liệt về mặt chính sách xã hội hóa đầu tư và tư do hơn về canh tranh với sự tham gia của khu vực tư nhân đã tạo nên luồng gió mới cho ngành viễn thông, làm nâng cao hơn năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Brazil.
+ Ngành viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ [49]
Ngành viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu được tư nhân hóa và tự do hóa từ thập niên 90 với việc thiết lập sự chia sẻ và tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, ngoài Turk Telecom còn có hai nhà cung cấp viễn thông dùng công nghệ GSM là Turkcell và Telsim.
Năm 2003 Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tư nhân hóa các công ty viễn thông điển hình là việc bán 55% cổ phần quốc doanh Turk Telecom cho Công ty tư nhân Oger telecom. Sự kiện trên là bằng chứng cho thấy Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra sự đột phá, cho