Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Một Số Địa Phương Trong Nước Và Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới

lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có của địa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình họ….

Rõ ràng, DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường. Vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

* Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương:

Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất. Những nguồn tài nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phương. Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương. Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn hơn so với khi trước người dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống.

Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng.

DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hoá người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với du khách, giao lưu, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể thao…

Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội nó có thể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa.

* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ:

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST được chuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương… chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.

Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để được sống trong môi trường trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có những nhu cầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm... điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm...

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 4

Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem được tìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống. Ở nhiều địa phương từ khi phát triển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chẳng hạn như ở SaPa nhờ có du lịch sinh thái phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì chính DL cũng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương ví như nghề hướng dẫn viên du lịch. Ngoài hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ Hà Nội và một số người Kinh ở địa phương, còn có một bộ phận các hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lao Cai, hơn nữa khi khách đến thăm quan khu vực này thì một số nghề truyền thống đã phát triển trở lại,

nếu trước đây người ta chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu của gia đình họ thì nay việc này đã phát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ du khách đó cũng là những lợi thế để thu hút du khách đến SaPa. Ở các điểm DLST khác nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm thủ công của người dân tộc như túi, mũ, đai lưng, áo, khèn, vòng tay, vòng cổ hoặc các sản phẩm rừng như: cây thuốc chữa bệnh, phong lan… Ở SaPa người H’mông đen tự trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm và may vá cho mình, còn người Dao mua lại vải để thêu thùa. Những hoa văn đầy màu sắc trên các sản phẩm của họ làm hấp dẫn du khách nhất là du khách nước ngoài. Điều này giúp gìn giữ nghề truyền thống cũng đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho cả người H’mông đen và người Dao.

Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cư dân địa phương nó làm cho người dân địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hoá với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao.

* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá. Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống. Việc thực hiện chuyến du lịch con người dường như được tiếp thêm sức mạnh để sống hài hoà hơn với thế giới và làm việc có hiệu quả hơn. Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Các điệu múa xoè của các cô gái Thái vùng Tây Bắc, các điệu hát then, hát đối, các lễ hội cổ truyền của các dân tộc, các địa phương luôn được du khách quan tâm vì thế các đơn vị làm du lịch sẽ phải hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hoá tìm cách khôi phục

và phát triển nó để phục vụ du khách coi đó là một lợi thế của một điểm DLST để thu hút du khách.

Trong chiến lược phát triển DLST người ta luôn đặt vấn để bảo tồn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là vì:

- Văn hóa địa phương mang màu sắc riêng và tồn tại cùng với các hệ sinh thái của môi trường thiên nhiên xung quanh.

- Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của khách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên.

- DLST chỉ ra cách làm kinh doanh du lịch mà không xâm hại tới văn hóa địa phương.

1.4. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1. Một số địa phương trong nước

* Tiền Giang:

Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu.

Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú. Một số nơi được khai thác cho hoạt động du lịch, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc sông Tiền và các di tích lịch sử xếp hạng đã thật sự cuốn hút du khách. Tài nguyên du lịch sinh thái Tiền Giang nổi lên với những tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười, khu rừng tràm với nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng… đó vừa là nhân tố cân bằng sinh thái, vừa là nguồn tài nguyên DLST. Khu vực Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiều loại thuỷ, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thuỷ lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xen với môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người, thảm thực vật phong phú. Ngoài ra còn có hàng trăm loại đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khai phá là đối tượng tham quan nghiên cứu của khách du lịch. Tài nguyên nhân văn của Tiền giang cũng khá phong phú với 11 di tích được

Nhà nước xếp hạng, 17 lễ hội lớn nhỏ hàng năm của tỉnh, các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương, các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn khách du lịch.

Với tài nguyên đa dạng và phong phú, Tiền Giang tổ chức được nhiều loại hình du lịch sinh thái: thăm quan miệt vườn, di tích lịch sử văn hoá, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hoá truyền thống, hội nghị hội thảo chuyên đề, và thâm nhập tìm hiểu đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Tiền Giang. Các chương trình du lịch được gắn liền với những sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: DLST - văn hoá - tham quan - nghiên cứu chuyên đề - du lịch thể thao và nghỉ dưỡng. Đó không chỉ là những nỗ lực nhằm khai thác các yếu tố sẵn có để thu hút khách mà còn là trách nhiệm giữ gìn, giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc cho du khách.

Có thể nói, Tiền Giang là điểm DLST chính của khu vực hạ lưu sông Cửu Long và là một trong hai tour du lịch lý tưởng của Việt Nam.

Tốc độ gia tăng khách du lịch và thu nhập du lịch Tiền Giang tương đối cao, tốc độ tăng trưởng khách bình quân trong 5 năm gần đây là 13,85% trong đó khách quốc tế tăng trưởng khoảng 20%. Năm 2000 chỉ đón có 250.250 lượt khách thì đến năm 2005 là

877.000 lượt khách. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 15,53% trong giai đoạn 2000-2005, dự kiến tăng 17% trong giai đoạn 2005-2010, chiếm 16% tổng GDP khu vực thương mại - dịch vụ của tỉnh.

Để DLST Tiền Giang phát triển và đạt được những kết quả trên thì ngành du lịch đã thực hiện các biện pháp:

- Xã hội hoá hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch và nhân dân (điển hình tại khu du lịch Thới sơn) hoạt động này mang lại nhiều lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương, đồng thời khai thác hợp lý các sản phẩm du lịch tại địa phương. Mô hình này được khái quát trong mối quan hệ giữa công ty Du lịch - các điểm tham quan vệ tinh - đội chèo đò, đò máy du lịch - các đội ca nhạc tài tử- các hộ bán hàng - tổ an ninh trật tự.

- Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, phát triển tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh du lịch.

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch chính thức, đa dạng hoá về các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái trong dài hạn.

- Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư và khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

* Thừa Thiên - Huế:

Sự giàu có cả về tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên của Thừa Thiên - Huế là tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch chữa bệnh, du lịch giải trí, du lịch nghiên cứu.

Các tài nguyên DLST chủ yếu của Thừa Thiên - Huế bao gồm:

- Tài nguyên du lịch biển với các bãi biển nổi tiếng như: Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là bãi biển Lăng Cô. Với tài nguyên sẵn có này, các sản phẩm dịch vụ về du lịch như: thể thao bãi biển, lặn biển để ngắm sinh vật biển hoặc bắt tôm hùm…

- Tài nguyên đầm phá: phá Tam Giang, đầm Sam, đầm chuồn, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai. Nguồn tài nguyên này tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái: du lịch thể thao trên mặt nước, khám phá cuộc sống trên đầm phá, du lịch thăm quan kết hợp nghiên cứu khoa học.

- Tài nguyên du lịch sông - hồ - suối: Thừa Thiên - Huế được xem là tỉnh có nhiều phong cảnh đẹp tự nhiên với nhiều sông, hồ, suối, thác rất độc đáo như: sông Hương, sông Bồ, sông Ê-Lâu, sông Truồi trong đó sông Hương là con sông quan trọng nhất; Hệ thống hồ có: hồ Thuỷ Tiên, hồ Truồi, hồ Tịnh Tâm,…; Có nhiều suối đẹp, thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch dã ngoại cuối tuần, du lịch sinh thái như: suối Voi, suối Tiên, thác Nhị Hồ (Phú Lộc), suối A-Đôn (Hương trà), thác ba tầng A-Lưới, thác Mơ (Nam Đông)…

- Hệ thống đồi núi của Thừa Thiên - Huế có giá trị đối với phát triển du lịch sinh thái: Hải Vân - Bạch Mã, đồi Thiên An. đồi Vọng Cảnh, núi Linh Thái, núi Ngự Bình.

- Tài nguyên suối nước khoáng nóng: suối nước nóng Mỹ An, suối nước khoáng Thanh Tân.

- Đặc biệt là vườn rau xanh nội thành và hệ thống nhà vườn của Huế mang nét độc đáo cho phát triển du lịch sinh thái.

DLST ở Thừa Thiên - Huế được phát triển với nhiều loại hình đa dạng: thăm quan nhà vườn Huế, đi thuyền trên sông nghe hò Huế, nghiên cứu rừng nguyên sinh kết hợp với tắm suối khoáng chữa bệnh, thăm quan các làng nghề kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa và nghiên cứu văn hoá địa phương, du lịch biển…

Ở Thừa Thiên - Huế DLST chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây nhưng sự phát triển của loại hình này đã mang lại một số tác động tích cực: làm tăng thời gian lưu trú của khách; tăng thu ngân sách bù đắp chi phí cho công tác bảo tồn vườn quốc gia; tham gia giải quyết những vấn đề việc làm cho người lao động; góp phần làm tăng doanh thu trong ngành du lich và tăng thu nhập của dân cư địa phương, vùng lân cận nơi có tài nguyên du lịch; bước đầu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hệ sinh thái cho cho khách du lịch và cư dân địa phương.

Tuy nhiên, quy mô DLST còn nhỏ bé, tỷ trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương chưa đáng kể. Những cố gắng ban đầu của ngành du lịch địa phương trong việc phát triển loại hình du lịch này mới chỉ dừng lại ở những bước tạo tiền đề cơ bản như: khảo sát, đánh giá tiềm năng và giá trị tài nguyên du lịch sinh thái, đầu tư cơ sở hạ tầng…góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững sau này. Đánh giá một các khách quan thì quá trình triển khai còn quá chậm, chưa có sự phối hợp đồng bộ với các ngành và cơ quan hữu quan khác, do đó tiềm năng DLST chưa được khai thác hiệu quả. Còn nhiều vấn đề đặt ra, những khó khăn thách thức mà ngành du lịch Thừa Thiên - Huế phải giải quyết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

* Quảng Bình:

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi, rừng, đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú. ở Quảng Bình, tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợi trong đó nổi lên là: vườn quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 2002. Tại khu bảo tồn này có hệ thống hang động kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộng lớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: thăm quan, khám phá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên,… Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông với cát trắng, nước biển xanh trong, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm. Có nhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen. Có suối nước khoáng nóng …với nhiệt độ lên đến 1050C có lỗ phun lại nằm sát rừng thông rất thuận lợi cho du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - Đồng Hới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổ sung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉ ngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao… đã hoàn thành việc đầu tư giai đoạn I và đã đi vào khai thác đó là một địa điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, Quảng Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý Hòa…

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực của mình để phát triển DLST. Du lịch đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ…

Để có được những kết quả bước đầu mà du lịch sinh thái Quảng Bình có được trong thời gian qua thì một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương và người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của du lịch và DLST, từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển. Bên cạnh đó có sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành các địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái. Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch không còn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu nhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô giá cho cả hiện tại và tương lai.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí