Các Công Trình Liên Quan Đến Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông


- Vai trò của ngành viễn thông đối với phát triển kinh tế xã hội:

Tác phẩm “Vai trò của viễn thông trong phát triển kinh tế” của tác giả Mai Thế Nhượng, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Ngô Việt, Lê Đắc Quang, Nguyễn Hương Lan, Nhà xuất bản Bưu Điện, 2000 [25]. Tác phẩm đã đưa ra mối quan hệ giữa viễn thông và phát triển kinh tế, nghiên cứu liên kết viễn thông với chính sách phát triển kinh tế ở Mỹ, đưa ra bài học kinh nghiệm trong môi trường kinh doanh có ứng dụng công nghệ viễn thông. Tác phẩm dừng lại ở góc độ đánh giá vai trò của Viễn thông trong nền kinh tế, chứ chưa nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông.

- Các xu thế thay đổi của ngành viễn thông:

Tác phẩm “Các xu thế hiện tại của viễn thông thế giới” của tác giả Nguyễn Ngô Việt, Nhà Xuất bản Bưu Điện, 1999 [46]. Tác phẩm đã đánh giá tăng trưởng và thay đổi của xu hướng viễn thông thế giới, toàn cầu hoá và tập trung hoá, xu thế hội tụ công nghệ và hội tụ truyền thống, tự do hoá, tư nhân hoá, các vấn đề cơ bản của thị trường, về các công ty cạnh tranh. Tác phẩm đã nêu lên các xu thế vận động hiện tại của viễn thông thế giới. Tác phẩm chưa nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam.

Tác phẩm “Hội tụ IP - Cuộc cách mạng mới trong viễn thông” của tác giả Nguyễn Văn Minh (biên dịch), Nhà xuất bản Bưu điện 2001 [24]. Tác phẩm đã giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, các công nghệ liên quan đến hội tụ thoại và số liệu, thị trường viễn thông ở Mỹ, cách thức kinh doanh của các nhà khai thác thế hệ mới và những giải pháp của các nhà khai thác viễn thông truyền thông trước xu hướng hội tụ IP. Tác phẩm chủ yếu nghiên cứu từ góc độ công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông.

1.1.5. Các công trình liên quan đến bài học kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh ngành viễn thông

Li & Xu (2004) với công trình. “The impact of privatization and competition in the telecommunications sector around the world”. Journal of Law and Economics số 47 trang 395–430 [58] đã nêu lên sự tác động của tư nhân hóa và sự cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đối với sức cạnh tranh ngành viễn thông.

Chao – Chung Kang (2009) với công trình “Privatization and production efficiency in Taiwan’s telecommunications industry”, Telecommunications Policy số 33 trang 495–505 [56] đã phân tích đánh giá quá trình tư nhân hóa và tự do hóa thành công ngành viễn thông Đài Loan.

Becky P.Y. Loo (2004) Với công trình “Telecommunications reforms in China: towards an analytical Framework”, Telecommunications Policy số 28 trang 697–714 [60]. Công trình đã làm rõ quá trình đổi mới ngành viễn thông Trung Quốc thông qua việc đổi mới bộ máy điều hành cơ quan chính phủ về viễn thông có hiệu quả


hơn, chuyển đổi cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc theo hướng tư nhân hóa, giảm bớt cổ phần khu vực quốc doanh.

C’esar Mattos C& Paulo Coutinho (2005) với công trình The Brazilian model of telecommunications reform”. Telecommunications Policy, số 29 trang 449–466 [63]. Công trình đã làm rõ mô hình đổi mới ngành viễn thông của Brazil gắn với quá trình tự do hóa thị trường và cho phép tư nhân tham gia mạnh mẽ vào ngành viễn thông.

Abeysinghe & Paul (2005) với công trình “Privatization and technological capability development in the telecommunications sector: a case study of Sri Lanka Telecom”. Technology in Society số 27 trang 487–516 [47]. Công trình đã phân tích sự ảnh hưởng quan trọng của năng lực công nghệ và tư nhân hóa đối với ngành viễn thông. Ngành viễn thông muốn nâng cao sức cạnh tranh cần có năng lực công nghệ tốt và môi trường kinh doanh tự do và minh bạch.

Necmiddin Bagdadioglu & Murat Cetinkaya (2010) với công trình “Sequencing in telecommunications reform: A review of the Turkish case”. Telecommunications Policy số 34 trang 726–735 [49]. Công trình đã đưa ra bài học kinh nghiệm từ sự đổi mới ngành viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc đổi mới mạnh mẽ cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp viễn thông, cho phép tư nhân tham gia mua hơn 50% cổ phần tại các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh.

Qua nghiên cứu và tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan thiết thực đến năng lực cạnh tranh ngành, ngành viễn thông, có thể thấy hệ thống các nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào hình thành cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành, các xu hướng phát triển ngành viễn thông, bài học đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông các nước trên thế giới đã trải qua…Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam đặc biệt giai đoạn từ 2006 đến nay, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tác giả nhận thấy với mong muốn có những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện cả lý luận về năng lực cạnh tranh ngành cấp ngành và vận dụng vào phân tích năng lực cạnh ngành viễn thông Việt Nam chủ yếu giai đoạn 2006 tới nay để thấy rõ bức tranh về khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam hiện nay ra sao? Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, cho các doanh nghiệp viễn thông và các nhà nghiên cứu về ngành viễn thông thì đề tài nghiên cứu là rất cần thiết và có ý nghĩa. Luận án trong đó tập trung để giải quyết 4 câu hỏi chính là: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông? Có những tiêu chí nào phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông? Hiện trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của ngành viễn thông Việt Nam như thế nào? Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam?

Trả lời được 4 câu hỏi trên chính là điểm nhấn và là những điểm mới của luận án.


1.2. Mục tiêu luận án

Luận án trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông?

- Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông bằng tiêu chí nào?

- Hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam hiện nay?

- Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam?

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp từ số liệu ngành viễn thông để đo lường, đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.

Ngoài ra luận án sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu tình huống. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính là: Ngoài hai doanh nghiệp của VNPT ra đời đầu tiên là Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, còn có các doanh nghiệp khác: Công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom) nay đã thuộc về Viettel, Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội, Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Viễn thông Toàn cầu Gtel Mobile. Luận án sẽ sử dụng phương pháp phân tích tình huống để nghiên cứu: Ví dụ nghiên cứu tình huống của Viettel, đây là nhà mạng ra đời sau nhưng đã tạo ra sự phát triển đột biến và đưa đến những thay đổi lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam để nghiên cứu sự thay đổi và phát triển của các doanh nghiệp này trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành.

Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, các số liệu công bố về viễn thông của Bộ thông tin và truyền thông, các báo cáo hàng năm, hàng quý của các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức nước ngoài đánh giá sự phát triển ngành viễn thông của các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đông Dương và Việt Nam.

Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông được mô tả dưới hình 1.1 sau:

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan đến đề tài

Đối tượng nghiên cứu chính: Luận án nghiên cứu tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu là năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các công trình trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài.


Mục tiêu và kết quả cần đạt được: Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trong và ngoài nước và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.

Bước 2: Xác định cơ sở lý luận NLCT của ngành viễn thông.

Có ba nội dung chính cần nghiên cứu:

Thứ nhất: Lý luận về cạnh tranh, NLCT, NLCT cấp ngành và NLCT ngành viễn thông

Đối tượng: Luận án nghiên cứu quan điểm và rút ra tổng hợp về khái niệm cạnh tranh là gì? NLCT là gì? Phân loại NLCT, định nghĩa NLCT cấp ngành. Đặc biệt là định nghĩa về ngành, ngành viễn thông, năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, các học giả liên quan đến cạnh tranh và NLCT.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Làm rõ khái niệm quan trọng nhất của luận án là quan điểm định nghĩa về ngành viễn thông và năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.

+ Làm rõ cơ sở lý luận, các quan điểm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp ngành. Làm rõ quan niệm về ngành, ngành viễn thông, năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông là gì?

Thứ hai: Xác định các tiêu chí đánh giá NLCT ngành viễn thông

Đối tượng: Xây dựng các tiêu chí để phản ánh và đánh giá NLCT ngành viễn thông.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh các tiêu chí của ITU, MBI, các tổ chức, công trình khoa học của các học giả trên thế giới về đánh giá NLCT của ngành nói chung và NLCT ngành viễn thông.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Đưa ra các tiêu chí và các thước đo tiêu chí này để làm cơ sở đánh giá NLCT ngành viễn thông Việt Nam.

Thứ ba: Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT ngành viễn thông

Đối tượng: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT ngành viễn thông.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng mô hình kim cương mở rộng của Micheal Porter.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Đưa ra các nhân tố và cấu trúc bên trong các nhân tố để phân tích sự ảnh hưởng đến NLCT ngành viễn thông Việt Nam.


Hình 1.1. Khung nghiên cứu luận án


PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

KẾT QUẢ, MỤC TIÊU CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC



Tổng quan nghiên cứu NLCT ngành

viễn thông

- Kế thừa kết quả NC trong, ngoài nước về

NLCT ngành VT.

- Phân tích

- So sánh

- Tổng hợp


- Phân tích

Lý luận NLCT ngành, ngành viễn thông

Các tiêu chí phản ánh NLCT ngành VT

Các nhân tố ảnh hưởng NLCT ngành VT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 4

Chương 1




- Cạnh tranh


- Đưa ra các chỉ tiêu

Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng NLCT ngành VT

(6 nhân tố)

Thực trạng NLCT ngành

VT qua các chỉ tiêu

- Kết quả NLCT ngành

VTVN

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả NLCT ngành

viễn thông

- Ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT

ngành VT

Phương hướng và giải

pháp nâng cao NCLT ngành VT VN

- Phương hướng

- Giải pháp

Kiến nghị nâng cao NLCT ngành

VT VN

Đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, khuyên nghị với doanh nghiệp

trong ngành VT

- Phân tích, so sánh

- NC tình huống

- Quan sát

Vận dụng 6 nhân tố mô hình Kim cương mở rộng Porter

- Phân tích

- So sánh

- Tổng hợp

- Chọn lọc

Phân tích, so sánh, tổng hợp chỉ tiêu ITU, BMI, các tác giả thế giới

Mô hình Kim cương mở rộng của Porter

Chương 2


Chương 3


Chương 4


Bước 3: Đánh giá thực trạng NLCT ngành viễn thông Việt Nam.

Có hai nội dung chính cần nghiên cứu:

Thứ nhất: Bức tranh hiện trạng về NLCT ngành viễn thông Việt Nam hiện nay

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng NLCT ngành viễn thông giai đoạn từ 2007 – nay thông qua các tiêu chí được xây dựng từ bước 2.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh ngành viễn thông Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luận án phân tích sâu thêm các doanh nghiệp viễn thông trong ngành viễn thông thông qua nghiên cứu tình huống và quan sát các doanh nghiệp này để thấy rõ hơn cấu trúc bên trong của ngành viễn thông.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Thấy rõ được khả năng, năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam hiện nay?

Thứ hai: Nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT ngành viễn thông Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Tìm ra nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu hạn chế. Ảnh hưởng của 6 nhân tố đến NLCT ngành viễn thông Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình kim cương mở rộng của Porter để phân tích.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Thấy được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các nhân tố đến NLCT ngành viễn thông từ đó làm cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam tại bước 4 và 5.

Bước 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam.

Nội dung chính cần nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Những căn cứ cơ sở khoa học để đưa ra những định hướng và giải pháp để nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Đưa ra phương hướng và các nhóm giải pháp cụ thể khả thi để nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới.

Bước 5: Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới.

Nội dung chính cần nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc từ 4 bước trên để đưa ra những kiến nghị để xuất nâng cao NLCT ngành viễn thông Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và chọn lọc những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế hiện nay.

Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Kiến nghị và đề xuất mang tính khả thi đối với Nhà nước là cơ quan ban hành chính sách, điều tiết ngành viễn thông và các doanh nghiệp trong ngành viễn thông, đây là đối tượng chịu tác động của chính sách và thị trường viễn thông.


Tổng kết chương 1

Chương một đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến lĩnh vực năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh ngành viễn thông làm nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho đề tài nghiên cứu của luận án. Qua tổng quan và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam đặc biệt giai đoạn từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO đến nay. Chương một cũng đã làm rõ mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG

2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp ngành

- Khái niệm cạnh tranh:

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cụm từ “cạnh tranh” được sử dụng từ rất lâu và trở nên rất phổ biến cho đến ngày nay, có thể nói thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như kinh tế, văn hóa, thương mại, ngoại giao, quân sự, thể thao, y tế….Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ “cạnh tranh”. Qua tổng quan nghiên cứu trong chương một, tác giả đưa ra quan điểm về cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh, tìm mọi biện pháp, phương thức và các cách thức tiến hành với mục đích là giành được sự tồn tại, khẳng định được ưu thế, hơn hẳn đối thủ, với nhà cung cấp khác về lợi thế, kết quả, danh tiếng, lợi nhuận, địa vị hay những thứ khác mà các bên mong muốn đạt được.

Phân loại cạnh tranh đứng trên góc độ ngành:

Cạnh tranh giữa các ngành: Đây là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn, thu lợi nhuận nhiều hơn và kết quả của sự cạnh tranh giữa các ngành là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành cùng sản xuất hàng hoá dịch vụ tương tự nhau nhằm tiêu thụ sản phẩm dịch vụ tốt hơn để thu lợi nhuận cao hơn. Kết quả của sự cạnh tranh trong nội bộ ngành là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ luôn được các doanh nghiệp trong ngành cải tiến và nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong ngành với chi phí tối ưu hơn và tạo ra nhiều lợn nhuận cũng như giá trị hàng hoá, dịch vụ hơn.

Trong luận án sẽ tập trung nghiên cứu cạnh tranh trong nội bộ ngành viễn thông trong bối cảnh ngành viễn thông Việt Nam đang hội nhập vào thế giới và bị tác động bởi WTO.

- Khái niệm năng lực cạnh tranh:

Cũng giống như thuật ngữ “cạnh tranh”, hiện nay thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “Khả năng cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” về bản chất là một, được sử dụng rất nhiều, tên tiếng Anh là “Competitiveness”. Phần tổng quan nghiên cứu đã cho thấy nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh. Các điểm chung giữa các quan điểm được luận án rút ra là năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng của chủ thể trong việc kiểm soát,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022