Vận Dụng Vào Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông Việt Nam


làm chủ, sử dụng các lợi thế, các nguồn lực của chủ thể hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn so với thời kỳ trước, so với các đối thủ cạnh tranh.

- Các cấp độ năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu theo nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau như cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ sản phẩm:

+ Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm: Một sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp trên thị trường có năng lực cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm hay dịch vụ khác sẽ được khách hàng đón nhận, tiêu dùng nhiều hơn. Sự thừa nhận của người mua, người tiêu dùng đối với việc có bỏ tiền mua hàng hóa và dịch vụ đó hay không, mua nhiều hay ít, mua thường xuyên hay chỉ một vài lần là những biểu hiện cho thấy hàng hóa và dịch vụ đó có năng lực cạnh tranh tốt hay không tốt, cao hay thấp, mạnh hay yếu.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được thể hiện thông qua đánh giá, phản ứng của thị trường về việc tiêu thụ sản phẩm, sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm đó và những tiện ích cả về vật chất và tinh thần mà sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đó mang lại cho cả người sản xuất và cả người tiêu dùng.

+ Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp/Công ty: Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp được coi là tốt hơn doanh nghiệp khác nếu xét về mặt tổng thể doanh nghiệp đạt các kết quả kinh doanh tài chính (như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, doanh số bán hàng…) hay các kết quả phi tài chính ( văn hóa doanh nghiệp, sự gắn bó đoàn kết, hình ảnh doanh nghiệp đối với xã hội, vị thế, thương hiệu) cao hơn doanh nghiệp khác và có thể nói là cao hơn mức trung bình chung của các doanh nghiệp khác.

Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực khác nhau song đều có một điểm chung là cung cấp sản phẩm là hàng hóa hay dịch vụ, nếu không có những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ có năng lực cạnh tranh tốt hơn sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của đối thủ thì doanh nghiệp đó cũng khó mà có được năng lực cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác.

+ Năng lực cạnh tranh cấp ngành: Năng lực cạnh tranh của một ngành được thể hiện ra bên ngoài qua các chỉ số như: Tổng doanh thu, sự thâm nhập phát triển ngành, tốc độ tăng trưởng và phát triển, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngành đó cung cấp cho xã hội… là những chỉ số quan trọng quyết định đến sự hấp dẫn việc dòng tiền trong thị trường sẽ chảy về ngành đó nhiều hay ít, có nghĩa là ngành đó có hấp dẫn đầu tư hay không, có năng lực cạnh tranh cao hay thấp, tốt hay không tốt.

Nếu không có nhiều các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì ngành sẽ khó có thể có năng lực cạnh tranh tốt. Nếu không có những sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt, không có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì ngành sẽ không có năng lực cạnh tranh cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


+ Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Ở cấp độ quốc gia thì năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng sản xuất sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, có khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân của quốc gia đó.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 5

Trong thời đại ngày nay các quốc gia đang đối mặt với sức ép rất lớn về năng lực cạnh tranh do quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa đã thiết lập nên luật chơi chung mà các quốc gia phải tuân thủ, luật chơi này là yêu cầu chung về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, quy cách mẫu mã sản phẩm và xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, các rào cản do đó làm cho các quốc gia trở nên cạnh tranh nhau gay gắt hơn để tìm kiếm chỗ đứng cho các sản phẩm, cho các doanh nghiệp và cho các ngành hàng của nước mình so với các nước khác trên sân chơi tầm quốc tế.

Một quốc gia sẽ không thể có năng lực cạnh tranh tốt nếu không có những sản phẩm, những doanh nghiệp và những ngành có năng lực cạnh tranh tốt.

- Năng lực cạnh tranh cấp ngành:

Từ tổng quan nghiên cứu luận án rút ra quan điểm về năng lực cạnh tranh cấp ngành là năng lực của ngành trong việc cung cấp ra sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo ra và duy trì sự tăng trưởng, hiệu suất cao trên thị trường trong nước hay quốc tế.

2.2. Vận dụng vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam

2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.

- Định nghĩa viễn thông: Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác (Theo Luật Viễn thông số 41/2009/QH12). Sản phẩm dịch vụ viễn thông trong luận án này được hiểu là: viễn thông cố định, viễn thông di động và Internet.

- Ngành viễn thông Việt Nam:

Theo hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ năm 2007 được Thủ tướng Chính Phủ ban hành theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 thì ngành cấp 1 gồm 21 ngành, ngành cấp 2 gồm 88 ngành, ngành cấp 3 gồm 242 ngành, ngành

cấp 4 gồm 437 ngành, ngành cấp 5 gồm 642 ngành.

Ngành viễn thông là ngành cấp 2 (có mã ngành là 61) thuộc ngành cấp 1 là ngành Thông tin và Truyền thông (có mã ngành là J)

Theo phân ngành thì ngành viễn thông gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và các dịch vụ liên quan như truyền giọng nói, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, ký tự. Hệ thống truyền dẫn thực hiện các hoạt động trên có thể sử dụng công nghệ đơn hoặc kết


hợp nhiều công nghệ. Hoạt động trong ngành viễn thông gồm: Hoạt động viễn thông có dây, viễn thông không dây, hoạt động viễn thông vệ tinh, viễn thông internet.

Trong khuôn khổ luận án này thì ngành viễn thông Việt Nam được hiểu là tập hợp các doanh nghiệp, hãng, công ty Việt Nam hoặc liên doanh, hợp tác với nước ngoài hoạt động sản xuất và cung cấp ra sản phẩm dịch vụ viễn thông như viễn thông cố định, viễn thông di động và internet, băng rộng trên thị trường trong nước hay nước ngoài.

- Cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam: được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông trong ngành viễn thông Việt Nam với nhau, ganh đua với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông trong ngành viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới cùng cung cấp, kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam hoặc quốc tế. Cuộc ganh đua này được thực hiện bằng nhiều biện pháp, thủ thuật, cách thức, nghệ thuật, chiến lược khác nhau nhằm giành được những cơ hội, thị trường, khách hàng và những điều kiện thuận lợi hơn.

- Năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam: Được hiểu là năng lực thay đổi cấu trúc, cơ cấu trong nội bộ ngành viễn thông nhằm tạo lập và duy trì tốt sự tăng trưởng của ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông,… do các doanh nghiệp trong ngành cung cấp ngày càng tốt hơn và cạnh tranh hơn theo cơ chế thị trường nhằm tạo cho ngành viễn thông Việt Nam có sự hấp dẫn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

Năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam được đặt trong xu thế của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đòi hỏi ngành viễn thông phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững thị trường trong nước, đảm bảo sự tăng trưởng tốt và hướng ra thị trường cạnh tranh nước ngoài.

Ngành viễn thông chỉ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nếu như trong nội bộ ngành có sự cạnh tranh tích cực dựa trên nền tảng môi trường pháp lý, môi trường chính sách vĩ mô minh bạch, công bằng, hạ tầng mạng lưới tốt với đủ nguồn lực cần thiết và các doanh nghiệp trong ngành nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

Do đặc thù hiện nay và cam kết của Việt Nam gia nhập WTO có quy định đối với dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng thì ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì cho phép đối tác nước ngoài được tham gia liên doanh với doanh nghiệp trong nước nhưng không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài muốn vào Việt Nam thì phải liên doanh với các doanh nghiệp đã được cấp phép.

Đối với đầu tư ra nước ngoài, thì hiện nay trong dịch vụ cố định, di động, internet thì mới chỉ có 1 doanh nghiệp trong ngành là Viettel đầu tư ra nước ngoài do vậy khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành viễn thông luận án chủ yếu tập trung vào


nghiên cứu cấu trúc cạnh tranh bên trong nội bộ ngành viễn thông để đề xuất ra các giải pháp nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững, chất lượng dịch vụ ngày càng được đảm bảo tốt hơn, môi trường kinh doanh ngành viễn thông thông thoáng hơn, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành được nâng cao.

Đứng trên góc độ tổng thể chung của ngành viễn thông, luận án tập trung vào việc đối chiếu so sánh ngành viễn thông Việt Nam so với các nước khác đặc biệt là các nước trong khu vực gần Việt Nam để thấy được hiện trạng và sự hấp dẫn của ngành viễn thông Việt Nam trong việc thu hút được dòng chảy của vốn, công nghệ và nhân lực cả bên trong và bên ngoài Việt Nam cho ngành viễn thông.

2.2.2. Đặc điểm, các loại hình dịch vụ viễn thông và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam

2.2.2.1. Đặc điểm cơ bản của ngành viễn thông.

+ Một ngành mới ra đời và phát triển mạnh mẽ:

Từ xa xưa con người đã biết dùng các tín hiệu để nhận biết nhau như dùng cột khói báo tín hiệu… Năm 1876 Graham Bell nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên trên thế giới. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, điện tín và truyền số liệu, ngành viễn thông đã có bước phát triển mạnh mẽ vào những thập niên 90 của thế kỷ 20 với loại hình điện thoại cố định, điện thoại có dây chuyển sang điện thoại di động công nghệ cao 2G, 2.5G, 3G, truyền hình số, Internet băng thông rộng, Wimax, Wifi…Đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển bùng nổ của ngành viễn thông trên toàn thế giới không chỉ tại các quốc gia phát triển mà cả tại các nước đang phát triển cũng có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

+ Vốn đầu tư lớn, hạ tầng phức tạp và mạng lưới rộng lớn:

Một trong những đặc điểm khác biệt quan trọng của ngành viễn thông so với các ngành khác là vốn đầu tư ban đầu rất lớn, với hạ tầng mạng lưới phức tạp, quy mô mạng lưới phủ sóng rộng lớn. Để có thể cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, viễn thông di động, internet nhà mạng phải xây dựng trước hệ thống hạ tầng gồm các trạm thu phát sóng BTS rất tốn kém để duy trì hoạt động cho các thuê bao kích hoạt theo vùng phủ, địa lý. Các nhà mạng phải đầu tư đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường truyền cáp quang, đường truyền internet, đầu tư các hệ thống tổng đài, hệ thống kỹ thuật điện tử công nghệ cao lên tới hàng tỷ USD trong nhiều năm. Để đầu tư triển khai được hệ thống hạ tầng mạng gồm các trạm BTS, đường truyền cáp quang, đường truyền inetrnet…ngành viễn thông cần phải có số lượng các chuyên gia rất lớn với trình độ rất cao mới có thể triển khai thành công hạ tầng mạng. Rõ ràng ngành viễn thông là ngành có vốn đầu tư ban đầu lớn vào hạ tầng mạng phức tạp với thời gian thu hồi vốn lâu. Hãng viễn thông nào có được hạ tầng mạng lưới tốt, vùng phủ rộng sẽ


nắm lợi thế cạnh tranh về kết nối, về chất lượng dịch vụ và giá cả cung cấp. Trong ngành viễn thông, doanh nghiệp nào có hạ tầng mạng lưới lớn sẽ nắm quyền chi phối thị trường và quyết định phương thức cạnh tranh trong thị trường do các doanh nghiệp này quyết định đến giá, cước kết nối và chất lượng dịch vụ cung cấp.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ cao và phức tạp, thay đổi nhanh chóng.

Ngành viễn thông có thể coi là ngành tích hợp tổng hợp các loại công nghệ hiện đại nhất trên thế giới. Do xuất phát từ yếu tố cạnh tranh giữa các hãng viễn thông, giữa các nhà mạng trên toàn thế giới về chất lượng, giá thành dịch vụ, hình ảnh, âm thanh, nội dung số…ngày càng trở nên gay gắt, thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt đã thúc đẩy các hãng viễn thông không ngừng đầu tư, đổ tiền của vào cho việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới hơn so với các đối thủ để giành thị trường, giành khách hàng và trở thành những nhà tiên phong trên thị trường về sản phẩm dịch vụ. Chính cuộc đua về lợi nhuận và thị phần đã dẫn đến cuộc đua về ứng dụng khoa học công nghệ cao và phức tạp để tăng sức cạnh tranh giữa các hãng viễn thông. Điều này đã đưa đến ngành viễn thông có mức độ ứng dụng khoa học công nghệ rất cao, phức tạp với tộc độ thay đổi khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng.

Các phát minh về khoa học công nghệ trong lĩnh vực viễn thông có thể nói diễn ra theo tháng, tuần, theo ngày thậm chí theo giờ. Mặc dù là ngành mới ra đời song sự thay đổi công nghệ ứng dụng ngành viễn thông diễn ra chóng mặt từ điện thoại cố định có dây sang điện thoại cố định không dây, từ di động công nghệ 2G sang 2.5G, 3G đang tiến tới 4G, từ internet cáp quang có dây sang internet băng thông rộng, chất lượng cao không dây dùng Wifi, Wimax, sự cải tiến liên tục trong công nghệ CDMA và GSM giữa các nhà mạng, công nghệ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến MVNO. Chính sự thay đổi về công nghệ diễn ra quá nhanh, chi phí đầu tư mạng viễn thông lớn đã dẫn đến cuộc chay đua trong ngành viễn thông là cuộc chay đua về tài chính, công nghệ và nhân lực chất lượng cao, hãng viễn thông nào có công nghệ tiên tiến nhất, với tiềm lực tài chính hùng mạnh và đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ là hãng đi tiên phong và giành ưu thế lớn cạnh tranh trên thị trường.

+ Chu kỳ sống của sản phẩm ngắn.

Theo quy luật thông thường chu kỳ sống của sản phẩm trải qua bốn giai đoạn, giai đoạn đầu là xuất hiện trên thị trường, thâm nhập thị trường, giai đoạn hai là tăng trưởng cao, giai đoạn ba là tiến tới đỉnh cao và bão hòa, giai đoạn bốn là suy thoái, khủng hoảng.

Với sản phẩm viễn thông cũng trải qua các giai đoạn theo quy luật trên tuy nhiên thời gian giữa các giai đoạn diễn ra ngắn hơn rất nhiều do sự thay đổi quá nhanh công nghệ ứng dụng trong ngành viễn thông. Có sản phẩm mới ra đời chưa kịp bước vào giai đoạn tăng trưởng cao thì sản phẩm khác lại ra đời thay thế ví dụ như các thế hệ iphone,


iphone 3G, 3GS vừa mới xuất hiện trên thị trường chưa được 1 năm thì thế hệ mới hơn đã ra đời với nhiều tính năng vượt trội của iphone 4, iphone 5.

Chu kỳ sống sản phẩm ngành viễn thông ngắn do sự thay đổi quá nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đặt ra bài toán khó khăn cho các hãng viễn thông làm sao vừa phải thu hồi vốn nhanh sản phẩm mới tung ra thị trường, lại vừa phải luôn chuẩn bị cải tiến, đưa ra sản phẩm mới để cạnh tranh với đối thủ.

+ Sản phẩm dịch vụ có tính kết nối đa chiều:

Ngành viễn thông là ngành có đặc thù là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cần phải kết nối chéo lẫn nhau. Ví dụ một khách hàng đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone, khách hàng gọi điện từ số máy của Vinaphone cho một thuê bao khác của Viettel, qua hệ thống kỹ thuật thu phát, số di động của Vinaphone sẽ được kết nối tới mạng Viettel, các nhà mạng sẽ chia sẻ và thu cước dịch vụ kết nối. Doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới kém, khách hàng ít, sẽ bị lệ thuộc vào việc thuê kênh, thuê cột trạm phát sóng, thuê kết nối từ các doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ đặc tính là sản phẩm của ngành viễn thông dựa trên nền tảng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật nên giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông vừa mang tính cạnh tranh và vừa mang tính hợp tác, liên kết.

2.2.2.2. Các loại hình sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngành viễn thông

Luận án tập trung nghiên cứu sâu ba loại hình sản phẩm dịch vụ chủ yếu, cơ bản và xương sống của ngành viễn thông là: viễn thông cố định, viễn thông di động và Internet.

Ngành viễn thông bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những phạm vi nghiên cứu khác nhau. Ví dụ nếu nghiên cứu ngành viễn thông dưới góc độ kỹ thuật công nghệ, hay sản xuất thiết bị đầu cuối… sẽ có các cách tiếp cận khác nhau. Luận án nghiên cứu ngành viễn thông dưới góc độ kinh tế, loại hình sản phẩm dịch vụ mà ngành viễn thông cung cấp ra thị trường.

+ Dịch vụ viễn thông di động: là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình hảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng di động.

+ Dịch vụ viễn thông cố định: là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình hảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết nối của mạng cố định.

+ Dịch vụ Internet: là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.

Cả ba dịch vụ viễn thông di động, cố định và internet đều giống nhau là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình hảnh hoặc các dạng khác của thông tin. Tuy nhiên cơ chế, cách thức thực hiện, đặc trưng, sự tiện ích, giá cả, sự thỏa mãn khách hàng giữa 3 loại hình dịch vụ di động, cố định và internet là khác nhau nên có kết quả kinh doanh và sự cạnh tranh mang đặc trưng khác nhau.


2.2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

+ Ngành viễn thông Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ của ngành viễn thông đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển viễn thông thuộc hàng nóng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói ngành viễn thông ngày càng đóng góp sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Ngành viễn thông ra đời với việc cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định đã thúc đẩy giao thương, giao dịch kinh doanh, góp phần rút ngắn thời gian ra quyết định, sự phát triển bùng nổ của internet đặc biệt là băng thông rộng đã thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin, truyền tải thông tin và hợp tác diễn ra nhanh chóng, sự hợp tác vượt biên giới, phạm vi địa lý, hạ tầng viễn thông của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện đã góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong đó đầu tư vào ngành viễn thông ngày càng tăng.

Sự phát triển của ngành viễn thông đã góp phần mở mang tri thức, nâng cao trình độ dân trí, phục vụ đắc lực cho công cuộc hiện đại hóa và đổi mới kinh tế đất nước.

+ Là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng để hiện đại hóa đất nước:

Ngành viễn thông cùng với công nghệ thông tin được Việt Nam xác định là nhân tố quan trọng, tạo nên khâu đột phá, then chốt để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngành viễn thông được coi là bàn đạp, phương tiện và công cụ để sớm đưa Việt nam trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông. Bước vào thế kỷ XXI, với sự phát triển vượt bậc và đến chóng mặt của khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động, tạo ra những phương thức sản xuất mới hết ít thời gian nhưng kết quả đạt được nhiều hơn.

Ngành viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động và internet phát triển nhanh chóng, từ là loại hàng hóa chỉ dành cho người giàu, trí thức, người thu nhập cao thành hàng hóa phổ biến cho mọi tầng lớp trong xã hội từ người giàu đến người nghèo, từ trí thức đến nông dân, từ thành thị đến nông thôn đều sử dụng rất đa dạng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt thị trường nông thôn rộng lớn đang được các hãng viễn thông chú trọng phát triển.

Dịch vụ di động, cố định và internet, hạ tầng mạng còn là đầu vào không thể thiếu được cho sản xuất kinh doanh của các ngành khác, sự phát triển của viễn thông góp phần gia tăng quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa các ngành khác. Ví dụ sự phát triển nhanh chóng của viễn thông là thúc đẩy và tạo ra cơ hội lớn cho ngành phát thanh truyền hình hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, đường truyền băng thông rộng để tạo ra nhiều dịch vụ truyền hình đa dạng phục vụ khách hàng tốt hơn như truyền hình kỹ thuật số, truyền hình internet, cầu truyền hình, hội nghị truyền hình…


Ngành viễn thông có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là công cụ, phương tiện và bàn đạp để sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin.

+ Viễn thông di động Việt Nam bước vào giai đoạn bắt đầu chớm bão hòa.

Năm 2010 lĩnh vực viễn thông di động Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn chớm bão hòa với tỷ lệ thuê bao di động đạt hơn 127 thuê bao/100 dân, có nghĩa là số thuê bao di động đã vượt tổng dân số. Một nước nghèo, chậm phát triển như Việt Nam thì đây là hiện tượng bất thường. Thị trường viễn thông chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các nhà cung cấp viễn thông, đến hết tháng 12/2011 có 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động, 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến MVNO và 80 doanh nghiệp cung cấp internet. Với một thị trường viễn thông tổng doanh thu đến hết 12/2011 đạt gần 7 tỷ USD với quá nhiều nhà cung cấp như vậy thì điều tất yếu dẫn đến sự phát triển quá nóng, quá ồ ạt, chạy theo khuyến mại để tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng thuê bao làm cho ngành viễn thông phát triển không bền vững, tăng trưởng bong bóng, tăng trưởng ảo.

Doanh thu bình quân/thuê bao viễn thông di động liên tục giảm xuống còn khoảng 4USD/thuê bao năm 2011. Doanh thu bình quân/thuê bao giảm trong điều kiện các doanh nghiệp vẫn phải tăng đầu tư, mở rộng mạng lưới, khuyến mại sẽ làm giảm lợi nhuận và tái đầu tư của các doanh nghiệp, có nghĩa là rất có thể các doanh nghiệp ngày càng rơi vào trạng thái hụt hơi khi gia tăng cạnh tranh với nhau ngay trên sân nhà, chưa kể tới việc cạnh tranh với các hãng viễn thông nước ngoài vào đầu tư, liên doanh tại thị trường viễn thông Việt Nam.

Mặc dù được đánh giá là nước có tốc độ phát triển viễn thông thuộc nhóm nóng nhất khu vực song thị trường viễn thông Việt Nam vẫn thuộc nhóm kém phát triển nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hết quý II/2011 xếp hạng thị trường viễn thông Việt Nam đạt 17/18 nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

+ Thu hút vốn đầu tư là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông:

Bản thân ngành viễn thông có tính đặc thù là cần vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay ngành viễn thông Việt Nam là thiếu vốn cho phát triển hạ tầng, công nghệ, các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn thống trị và chi phối thị trường viễn thông, do nguồn lực nhà nước có hạn, kinh tế đất nước khó khăn, ngành viễn thông để hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vậy vốn đầu tư lấy từ đâu? Không cách nào khác là vốn đầu tư phải được huy động từ nguồn xã hội hóa từ khu vực tư nhân và từ đầu tư nước ngoài. Muốn tư nhân và nước ngoài đầu tư tham gia vào ngành viễn thông thì không còn cách nào khác là ngành viễn thông cần phải cạnh tranh hơn, giảm

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí