Cho Phép Các Tổ Chức Tài Chính Nước Ngoài Mua Cổ Phần Hạn Chế Trong Một Số Nhtm Nhà Nước



BĐS. Dư nợ cho vay cầm cố BĐS tăng từ 160 tỷ USD (năm 2001) lên 540 tỷ USD (năm 2004), và nhảy vọt lên 1.300 tỷ USD vào năm 2007. Cuối quý III/2008, hơn một nửa giá trị thị trường BĐS Mỹ là tiền đi vay với 1/3 là các khoản nợ khó đòi. Trước tình hình này, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ thông qua chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở, chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn và Chính phủ cũng thực hiện các gói cứu trợ lớn.

Một là, chính sách tiền tệ. Ngay khi khủng hoảng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Lãi suất cho vay liên ngân hàng đã giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% (từ 18/9/2007 - 30/4/2008). Sau đó, lãi suất vẫn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25% - mức lãi suất thấp gần bằng 0 hiếm thấy.

Hai là, nghiệp vụ thị trường mở. FED thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua lại trái phiếu Chính phủ Mỹ mà các ngân hàng của nước này đang nắm giữ. Tính đến ngày 31/03/2010, FED đã hoàn thành việc mua 1,25 nghìn tỷ USD nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những tháng tiếp theo. Chương trình mua lại MBS của chi nhánh được điều phối bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh New York dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thị trường mở Liên bang. Mục tiêu của chương trình này nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở đồng thời giúp phục hồi thị trường tài chính.

Ba là, chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn. Ngày 17/12/2007, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, FED đưa ra Chương trình Đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF), nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường tín dụng Mỹ. TAF cho phép các tổ chức nhận ký gửi đấu giá để được vay những khoản vay ngắn hạn đổi bằng tài sản ký quỹ. Những tổ chức này phải được thẩm định là có tình trạng tài chính lành mạnh. Các tổ chức tham gia đấu giá qua các ngân hàng của FED. Các khoản đấu giá bắt đầu ngày 17/12/2007, với mức lãi suất khởi điểm 4,17% và kết thúc ở 4,65%, FED đã nhận được các khoản ký quỹ trị giá 63 tỷ USD và cho vay 20 tỷ USD với 93 tổ chức khác nhau. Tính đến tháng 11/2008, đã có 300 tỷ USD được FED cho vay theo chương trình TAF.

Bốn là, tái cấu trúc ngân hàng. Bộ Tài chính Mỹ khuyến khích các ngân hàng tham gia một chương trình tái cấp vốn. Các ngân hàng có thể nhận được



tiền bằng cách đề nghị bán cổ phiếu ưu đãi cho Bộ Tài chính. Việc tái cấp vốn được thực hiện trên diện rộng với một số điều kiện như giới hạn lương, bồi thường cho ban lãnh đạo ngân hàng. Đây là một phần của Chương trình cứu trợ tài sản gặp rắc rối vào tháng 11/2008. Các ngân hàng tham gia Chương trình này là thành viên của Cơ quan FDIC và được FDIC bảo hiểm tạm thời trong Chương trình bảo hiểm tạm thời về khả năng thanh toán tiền mặt. Ngoài ra, FED đã cho vay tới 200 tỷ USD đối với những tài sản được xếp hạng tín nhiệm AAA...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Với những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, ngành ngân hàng Mỹ đã có những khởi sắc. Cụ thể, JP Morgan Chase & Co. - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đạt lợi nhuận trong quý II/2013 tăng 31%, lên 6,5 tỷ USD trên số doanh thu là 25,2 tỷ USD, cao hơn so với lợi nhuận 5 tỷ USD và doanh thu 22,2 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, Ngân hàng Wells Fargo công bố lợi nhuận quý II/2013 tăng 19,4%, lên 5,5 tỷ USD, so với 4,6 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012, nhờ chất lượng tín dụng được cải thiện trong thị trường nhà đất và hoạt động cho vay cao hơn. Tuy nhiên, công cuộc xử lý các ngân hàng yếu kém của Mỹ cũng có mặt hạn chế. Hạn chế lớn nhất trong quyết định của Chính phủ Mỹ là để cho ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Điều này đã gây hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng vì ngân hàng nào cũng nghĩ rằng mình sẽ là nạn nhân tiếp theo. Đồng thời, Lehman Brothers sụp đổ đã dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt.

+ Tại Hàn quốc: Bán đấu giá nợ xấu cho ngân hàng nước ngoài để các NHTM Nhà nước thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính. Hàn Quốc đã bán 51% Korea Firt Bank cho New Bridge Bank (Mỹ).

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 9

1.3.1.4. Cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM Nhà nước

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hoá các NHTM Nhà nước đã cho phép một số tập đoàn tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Cuối tháng 1/2006, cùng một lúc, ba tập đoàn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc, NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.



1.3.1.5. Xoá bỏ chi nhánh làm ăn thua lỗ, mở chi nhánh đến khu vực

đang phát triển

Việc xoá bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tập trung nguồn lực vào những hoạt động có ích có khả năng tạo ra lợi nhuận cao.

Việc mở chi nhánh đến các khu vực đang phát triển là xu hướng ngược lại với việc xoá bỏ những chi nhánh làm ăn thua lỗ. Một ngân hàng có thể thực hiện theo cả 2 hướng ngược chiều này, nhờ có việc phát triển chính sách này mà đến nay đã hình thành những tập đoàn tài chính có mạng lưới khắp toàn cầu như: Citibank, Morgan, FujiBank, Deuche Bank...Việc phát triển chi nhánh đã tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính toàn cầu, mặt khác tránh được rủi ro tập trung vào một nền kinh tế.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM cổ phần nói riêng để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế.

1.3.2.1. Có lộ trình cụ thể

Các NHTM phải nhận thức được những yêu cầu và thách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó mỗi NHTM phải có lộ trình và bước đi cụ thể để không ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính NHTM:

+ Cần quan tâm đầu tư thích đáng về công nghệ hiện đại, tin học, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo thông lệ. Lấy trang bị công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại làm bước đột phá để tạo đà cho sự phát triển hoạt động ngân hàng.

+ Giữ vững trạng thái hoạt động ổn định thông qua việc giám sát và quản lý rủi ro hệ thống bởi việc tuân thủ các chỉ số hoạt động đã được xác định về giới hạn an toàn theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

+ Điều hành hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành và thực hiện chính sách



tiền tệ quốc gia nhưng phải lấy hiệu quả làm mục tiêu hướng tới trong hoạt động kinh doanh để từng bước phát triển ổn định, bền vững tiến tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Tăng sức mạnh, sức cạnh tranh để phát triển là cần thiết song không phải vì thế mà bất chấp chi phí và làm giảm sút khả năng sinh lời mà phải tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sinh lời đủ bù đắp chi phí, dự phòng và đáp ứng đủ cho khả năng bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng qui mô hoạt động trong nước và quốc tế.

Chính phủ các nước Đông Á rất thận trọng trong việc phát triển ngành ngân hàng, ủng hộ tự do hoá nhưng sẽ thực hiện dần dần từng bước phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có thời gian chuẩn bị. Việt Nam cũng cần có lộ trình phù hợp để phát triển ổn định, bền vững các NHTM:

+ Hoàn thiện, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường vốn, tiền tệ, tài chính, chứng khoán... nhằm tạo ra nhiều công cụ để các ngân hàng hướng tới hoạt động đa năng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ phát sinh, hướng tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Bổ sung vốn và nguồn lực cho các NHTM Nhà nước để tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn trước khi cổ phần hoá. Củng cố các NHTM cổ phần theo hướng chỉ để lại những ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội.

+ Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các ngân hàng phù hợp với các thể chế chung và thể chế của từng ngân hàng để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả thực chất, tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản, gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng không tốt đến hệ thống ngân hàng, đến nền kinh tế.

+ Với cách nhìn nhận ngân hàng là ngành công nghiệp huyết mạch lớn nhất, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Rủi ro hoạt động ngân hàng là rủi ro lớn nhất, không chỉ liên quan đến cả nền kinh tế xã hội, nó có tính quốc tế hoá cao, chi phối hầu hết các loại thị trường. Hoạt động có hiệu quả của hệ thống ngân hàng là sự hưng



thịnh của nền kinh tế xã hội của một thể chế (Nhà nước). Vì vậy, ngân hàng cần Nhà nước ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho các ngân hàng phát triển tốt trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các lĩnh vực khác.

1.3.2.2. Xử lý dứt điểm Nợ xấu

Hiện nay các NHTM Việt Nam đang trong tình hình tài chính chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực thể hiện ở số nợ xấu không có khả năng thu hồi lớn, tỷ lệ an toàn vốn thấp, vì vậy để nâng cao năng lực tài chính trước hết cần tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, để lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản, nhằm tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản. Thông qua việc lành mạnh hoá năng lực tài chính, đồng thời phải có các giải pháp tăng vốn:

+ Để xử lý nợ xấu đòi hỏi các NHTM phải có sự nỗ lực quyết tâm, áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết tạo nguồn để tự xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu còn đòi hỏi có sự hỗ trợ từ Chính phủ về cơ chế, chính sách, về nguồn tài chính và các chính sách thuế ưu đãi. Giải pháp xử lý nợ xấu thường được sử dụng như:

> Cơ cấu lại nợ, giãn nợ, bán nợ, Nhà nước phát hành trái phiếu mua nợ.

> Cho phép áp dụng các biện pháp làm trong sạch bảng tổng kết tài sản như xoá nợ đối với các khoản nợ có DPRR.

+ Tăng vốn tự có cho NHTM bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân ngân hàng, trong đó giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giải pháp nhanh chóng để các ngân hàng trở thành những ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn. Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng, định chế tài chính xâm nhập từ nước ngoài và có đủ sức vươn thị trường ra bên ngoài nền kinh tế. Mặt khác, mở rộng qui mô ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu qui mô vốn ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức



sở hữu để các NHTM Nhà nước có đủ điều kiện về qui mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập.

1.3.2.3. Thực hiện cơ cấu lại thể chế hoạt động

Thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập. Việc cơ cấu lại ngân hàng ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng lành mạnh hơn. Để đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngân hàng, nhiều nước đã thành lập cơ quan cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tổ và nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

1.3.2.4. Cải cách khuôn khổ pháp lý

Cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, ngân hàng, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống ngân hàng, hoàn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

Tháo gỡ cho ngân hàng về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu.


Kết luận chương 1

Chương 1, luận án đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM; Đã chỉ ra được một số tác động (tích cực và tiêu cực) của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM; tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ đó có cái nhìn tổng quát dưới góc độ lý luận về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở nền tảng lý luận cho luận án.


Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

a. Trước năm 1997

Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được tách ra theo 2 chức năng kinh doanh và quản lý nhà nước. Chức năng kinh doanh do 4 NHTM quốc doanh thực hiện gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Sau khi chuyển sang cơ chế mới về hoạt động ngân hàng, hoạt động của các NHTM gặp không ít khó khăn do hệ thống các văn bản pháp lý không đầy đủ và đông bộ. Tháng 5 năm 1990, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính) tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế chính sách là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã. Sự ra đời của nhiều loại hình NHTM, đặc biệt có sự hiện diện của yếu tố nước ngoài đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam vốn đang chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường với đa thành phần kinh tế, góp phần đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng



cho các ngân hàng Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam và nước ngoài, tạo động lực phát triển cho thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam; thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.

b. Giai đoạn từ 1997 đến nay

Sau thời kỳ tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyến đổi, hệ thống ngân hàng bước sang giai đoạn củng cố, chấn chỉnh toàn hệ thống. Năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng. Cùng với sự điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án chấn chỉnh, củng cố hoạt động của các NHTM cổ phần. Sau một thời gian thực hiện Đề án, hệ thống NHTM Việt Nam đã đi vào quỹ đạo kinh doanh tiền tệ theo pháp luật, an toàn, nợ tồn đọng được xử lý đồng thời ngăn chặn nợ xấu phát sinh, phát triển công nghệ dịch vụ mới và thu hẹp hoạt động mà ngân hàng không đủ điều kiện.

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, đổi mới và phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam đã mở rộng rất nhanh về cả số lượng, quy mô, sản phẩm dịch vụ, sự tham gia của các tổ chức tài chính ngân hàng dưới các hình thức hiện diện thương mại và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ. Bằng những nỗ lực của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam không chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống, hệ thống NHTM Việt Nam suy giảm lợi nhuận, nợ xấu tăng trong khi khả năng Quản lý rủi ro của các ngân hàng còn nhiều yếu kém. Năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua, đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng và hoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023