Mô Hình Tổ Chức Điển Hình Của Các Nhtm Việt Nam



thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động và an toàn hoạt động ngân hàng, hướng tới phát triển hệ thống NHTM Việt Nam lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ở Việt Nam, hệ thống các NHTM chia ra thành 2 nhóm ngân hàng chính: Nhóm các NHTM Việt Nam (gồm NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần) và nhóm các NHTM có yếu tố nước ngoài (gồm các NHTM nước ngoài và các ngân hàng liên doanh).

Tính đến cuối năm 2013, nhóm NHTM Việt Nam có 39 ngân hàng, gồm 5 NHTM Nhà nước (trong đó có 4 NHTM tuy đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối trên 70% đó là: VCB, Vietinbank, BIDV MHB), 34 NHTM cổ phần; Nhóm các NHTM có yếu tố nước ngoài có 59 ngân hàng (gồm 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Trong đó, các NHTM cổ phần và Ngân hàng liên doanh giảm về số lượng do Ngân hàng Nhà nước tiến hành củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại thông qua các hình thức tự thanh lý, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị mua lại bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.1: Số lượng các NHTM từ năm 1997 -2013


Loại hình NHTM

1997

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

I. NHTM Việt Nam

56

39

39

41

42

42

42

39

39

1- NHTM Nhà nước

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Trong đó: NHTM Nhà

nước đã cổ phần hoá




1

2

4

4

4

4

2- NHTM cổ phần

51

34

34

36

37

37

37

34

34

II. NHTM có yếu tố nước

ngoài

28

31

40

43

58

60

59

59

59

1- Ngân hàng Liên doanh

5

4

5

5

5

5

4

4

4

2- Ngân hàng 100% vốn

nước ngoài





5

5

5

5

5

3- Chi nhánh NH nước ngoài

23

27

35

38

48

50

50

50

50

Tổng cộng

84

70

79

84

100

102

101

98

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Nguồn: [30], [31]



Về mạng lưới hoạt động trong cả nước hiện nay, nhóm NHTM Việt Nam đang dẫn đầu so với nhóm NHTM có yếu tố nước ngoài. Các NHTM có yếu tố nước ngoài chiếm số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động, cho thấy còn đang thăm dò thị trường và sẽ mở rộng phát triển trong tương lai.

Mặc dù số lượng NHTM Việt Nam tương đối lớn, nhưng phân bổ không đều, trong đó tập trung hoạt động chủ yếu ở 2 địa bàn kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hệ thống các NHTM Việt Nam chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như các tổ chức tín dụng khác (trừ Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển chịu sự quản lý của Chính Phủ và Bộ Tài chính), Trước khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của hệ thống các NHTM Việt Nam, ta có thể xem xét cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam qua sơ đồ 2.1 sau đây:

5 NH Thương mại Nhà nước

34 NH Thương mại cổ phần

16 công ty tài chính

13 công ty cho thuê tài chính

4 NH liên doanh


Hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam

5 NH 100% vốn nước ngoài

50 CN NH nước ngoài


47 VPĐD NH nước ngoài

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam


Ngân hàng Nhà nước VN


- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân:

- Một quỹ TDND với 24 CN

- 1000 quỹ tín dụng cơ sở

Nguồn: [69]

Hệ thống các NHTM Việt Nam gồm 2 nhóm, các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần. Đối với các NHTM nhà nước về cơ bản đã thực hiện cổ phần hóa theo lộ trình nên về cơ cấu tổ chức cơ bản đã giống như các NHTM cổ



phần, khái quát về cơ cấu tổ chức của hệ thống các NHTM Việt Nam qua sơ đồ

2.2 sau đây:

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức điển hình của các NHTM Việt Nam



ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Văn phòng hội

đồng quản trị

CEO

Khối Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ

Văn phòng triển khai chiến lược

Khối tài chính kế toán

Văn phòng CEO

Khối quản trị rủi ro

Khối tổ chức nhân sự

Khối thẩm định tín dụng

Ban Xây dựng cơ bản

Phòng Chính trị

Ban Đầu tư

Khối KH DN

Nhỏ và vừa

Khối KHCN

Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ

Khối mạng lưới và phân phối

Khối vận hành

Khối CNTT

Các chi nhánh và điểm giao dịch

Các ủy ban cao cấp

Khối KH lớn

Cơ quan kiểm toán nội bộ

Ban kiểm soát



2.1.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2.1.2.1. Các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng theo hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký ngày 13/07/2000 trong đó cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ được nới lỏng dần trong thời gian 9 năm. Trong đó cũng có các cam kết về tính minh bạch và việc tham vấn trong quá trình xây dựng chính sách tài chính giải quyết tranh chấp sao cho rõ ràng, kịp thời và công bằng.

Theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng được thực hiện theo lộ trình 9 năm trước khi mọi hạn chế đối với ngân hàng Hoa Kỳ được bãi bỏ. Cho đến năm 2010, các nhà cung cấp dịch Hoa Kỳ (trừ ngân hàng và công ty thuê tài chính) chỉ được hoạt động dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam. Sau thời gian trên, những hạn chế này sẽ bị bãi bỏ, các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ được phép thành lập ngân hàng con với 100% vốn của mình tại Việt Nam, còn trong thời gian 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ chỉ có thể thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30 - 49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.

Cùng với lộ trình trên, các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác mà phía Hoa Kỳ có thể cung cấp, bao gồm 11 phân ngành dịch vụ được nêu rõ tại Phụ lục về dịch vụ tài chính trong Hiệp định chung về TMDV (GATS) của WTO, cụ thể:

- Nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng;

- Cho vay các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dụng, tín dụng thế chấp, bao tiêu và các giao dịch thương mại khác;

- Thuê mua tài chính;

- Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng, ghi nợ, báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

- Bảo lãnh và cam kết;

- Môi giới tiền tệ;



- Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản, lưu trữ và ủy thác;

- Các dịch vụ thanh toán và quyết toán đối với các tài sản tài chính bao gồm các chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác;

- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính, các phần mềm của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác;

- Tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động tại các mục trên kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, tư vấn và nghiên cứu đầu tư, tư vấn về thụ đắc, về chiến lược cơ cấu của công ty;

- Buôn bán cho tài khoản của mình hay cho tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, trên thị trường chứng khoán OTC hay trên thị trường khác.

Bên cạnh những cam kết và lộ trình hội nhập được quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng lộ trình hội nhập cụ thể cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau:

- Giai đoạn cuối năm 2005:

Trọng tâm của giai đoạn này là thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cụ thể là từng bước cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp 12 phân ngành dịch vụ tại Việt Nam theo lộ trình 7 mốc. Trước mắt, nới lỏng các hạn chế đối với các ngân hàng Hoa Kỳ về nhận tiền gửi, cho phép phát triển một số loại hình tín dụng và thanh toán, tham gia hoạt động tư vấn và môi giới kinh doanh tiền tệ. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chuẩn bị đàm phán theo yêu cầu của GATS để gia nhập WTO.

- Giai đoạn 2006 - 2010:

Tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, bắt đầu thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS) theo hướng thực hiện các hiệp định song phương đã ký kết với các nước thành viên WTO, đồng thời bắt đầu thực hiện các yêu cầu đã cam kết trong Hiệp định khung về thương mại dịch vụ của ASEAN (AFAS), cụ thể:



Tiếp tục mở cửa dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý trong hoạt động ngân hàng đối với các trung gian tài chính Hoa Kỳ, đảm bảo đến năm 2010, các ngân hàng Hoa Kỳ được đối xử gần như bình đẳng với các trung gian tài chính trong nước. Đối với các nước thành viên WTO (không kể Hoa Kỳ) và các nước ASEAN, lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng bắt đầu được thực hiện với nội dung tương tự giai đoạn 2001-2005. Các NHTM cạnh tranh quyết liệt hơn (mặc dù vẫn có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước do Việt Nam có được quyền được hưởng những ưu đãi nhất định đối với các nước đang phát triển), cả về loại hình và chất lượng dịch vụ, những khống chế hoạt động đối với các trung gian tài chính nước ngoài đã giảm rõ rệt.

- Giai đoạn 2011-2020:

Thực hiện những cam kết còn lại của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (2011-2013). Thực hiện thành công các yêu cầu còn lại của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng.

2.1.2.2. Các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO

Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp với luật lệ và các quy định khác liên quan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đảm bảo phù hợp với Điều IV của GATS và đoạn 2a của các phụ lục về dịch vụ tài chính. Trong đó có một số điểm đáng chú ý là:

Các NHTM nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM liên doanh trong đó phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.

Kể từ ngày 01/04/2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền một chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) nhận tiền gửi bằng VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn góp mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

Ngày 01/01/2007: 650% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2008: 800% vốn pháp định được cấp.



Ngày 01/01/2009: 900% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2010: 1000% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2011: đối xử quốc gia đầy đủ.

Về tham gia cổ phần

Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.

Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân, pháp nhân nước ngoài tham gia nắm giữ tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Chi nhánh NHTM nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.1. Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có

Mặc dù quy mô tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ còn thấp so với mức bình quân của các ngân hàng trong khu vực, nhưng trong các năm qua các NHTM ở Việt Nam có sự tăng trưởng khá về quy mô tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ.

Bảng 2.2: Tổng tài sản Có của các NHTM từ năm 1997 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Loại hình NHTM

1997

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

NHTM Nhànước

91,885

84.81

1,143,155

61.34

1,309,919

41.40

1,709,309

48.24

1,969,637

46.54

2,201,660

50.48

2,356,609

51.48

NHTM cổ phần

16,457

15.19

720,538

38.66

1,854,455

58.60

1,834,004

51.76

2,262,061

53.46

2,159,363

49.52

2,221,452

48.52

NHTM Việt Nam

108,342

100

1,863,693

100

3,164,374

100

3,543,313

100

4,231,698

100

4,361,023

100

4,578,061

100

Nguồn: [28]

Tính đến cuối năm 2013 quy mô tổng tài sản có của các NHTM tại Việt Nam tăng bình quân gấp 42,3 lần so với năm 1997 (nếu giá trị tổng tài sản có



đến cuối năm 1997 là 108.342 tỷ đồng, đến cuối năm 2013 đã lên đến

4.578.061 tỷ đồng).

Trong đó quy mô tổng tài sản có năm 2011 của các NHTM tại Việt Nam tăng khá so với năm 2010 (tổng tài sản có năm 2011 của các NHTM đạt 4.231.698 tỷ đồng, tăng 19,43% so với cuối năm 2010).

Sang đến năm 2012, thì quy mô tổng tài sản có mức tăng thấp hơn nhiều so với năm 2011 (tính đến 31/12/2012 quy mô tổng tài sản có của các NHTM là

4.361.023 tỷ đồng, tăng 3,07% so với cuối năm 2011). Trong đó, khối NHTM Nhà nước có tốc độ tăng tổng tài sản có (tăng 11,78% so với cuối năm 2011) cao hơn so với khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài (tăng 1,58% so với cuối năm 2011). Riêng khối NHTM cổ phần tốc độ tổng tài sản có lại giảm - 4,54% so với cuối năm 2011.

Tính cuối năm 2013 tỷ trọng tài sản có của khối NHTM Nhà nước chiếm khoảng 51% trong tổng tài sản các NHTM và dẫn đầu bảng; tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các NHTM. Khối NHTM cổ phần tỷ trọng tài sản có chiếm 49% trong tổng tài sản các NHTM, do đang trong quá trình tái cơ cấu.

Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam đến cuối năm 2013 tăng bình quân gấp 38,49 lần so với năm 1997 (vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam năm 1997 vào khoảng gần 10.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2013: 384.909 tỷ đồng).

Việc gia tăng vốn điều lệ, vốn tự có thể hiện năng lực tài chính của các NHTM được nâng lên đáng kể cũng như sự quan tâm của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư vào hoạt động NHTM

Đến 31/12/2010, còn 11/37 NHTM cổ phần Việt Nam không đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ. Chính phủ đã đồng ý cho những NHTM cổ phần này giãn tiến độ đảm bảo yêu cầu vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng đến hết năm 2011.

Theo đánh giá của các TCTD quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những điểm yếu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện thời là vốn tự có nhỏ và tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp. Về quy mô vốn, tính trên lãnh thổ Việt Nam, khối NHTM Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất, đứng đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với 29.606 tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023