Vốn Điều Lệ Của Một Số Nhtm Việt Nam Tính Đến 15/6/2012



đồng; lần lượt đến NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

23.174 tỷ đồng; NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 23.011 tỷ đồng; NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) 20.229 tỷ đồng.

Toàn hệ thống hiện có 34 NHTM cổ phần. Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối năm 6/2012, vẫn còn 2 ngân hàng là PG Bank và Bảo Việt Bank có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, 32 ngân hàng còn lại đều đã tăng đủ hoặc vượt con số 3.000 tỷ. Trong đó, 11 ngân hàng vừa chạm mốc 3.000 tỷ, 12 ngân hàng có vốn điều lệ từ trên 3.000 đến 5.000 tỷ, 7 ngân hàng từ trên 5.000 tỷ đến 10.000 tỷ và chỉ có 3 ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

Bảng 2.3: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam tính đến 15/6/2012

Đơn vị: Tỷ đồng


TT

NHTM

Vốn điều lệ

1

Agribank

29.606

2

Vietcombank

23.174

3

BIDV

23.011

4

Vietinbank

20.229

5

Eximbank

12.355

6

Sacombank

10.740

7

SGBank

10.583

8

ACBank

9.376

9

TechcomBank

8.788

10

MSBank

8.000

11

MBank

7.300

12

LienViet post Bank

6.400

13

SeAbank

5.334

14

VPBank

5.050

15

OceanBank

5.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 11

Nguồn:[28],[33],[34],[35],[36],[37],[38],[39],[40],[41],[42],[43],[44],[45]

Vốn tự có là một chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM và tạo niềm tin với công chúng. Tuy nhiên, hiện nay, vốn điều lệ của hầu hết các NHTM Việt Nam còn rất nhỏ bé, kể cả các



NHTM Nhà nước. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro trong hoạt động kinh doanh kém. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM Việt Nam nhìn chung thấp so với các NH trong khu vực và theo thông lệ quốc tế. Do vốn tự có thấp nên tỉ lệ an toàn vốn thấp. Tuy nhiên, trong 05 năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp hệ thống NHTM Việt Nam cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều NHTM Việt Nam đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu như VCB, ACB, Sacombank, BIDV, MHB... Bình quân, hệ số CAR của các NHTM Nhà nước đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong năm 2009 của toàn Khối NHTM Nhà nước là 7,46%, giảm so với cuối năm 2008 (tỉ lệ này là 9,2%) do một số ngân hàng phải loại trừ các khoản vốn góp, mua cổ phần ra khỏi vốn tự có. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%.

Tỉ lệ an toàn vốn không những phản ánh năng lực vốn của các ngân hàng ở dạng tĩnh mà còn thể hiện năng lực này trong mối quan hệ với hiệu quả sử dụng vốn.

Theo báo cáo đến 31/12/2010, tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM, hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ngoại trừ các NHTM Nhà nước, cụ thể:

- Khối NHTM Nhà nước: có 3/5 ngân hàng tỉ lệ an toàn vốn dưới 8% và duy nhất chỉ có MHB đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Khối NHTM cổ phần: có 3/37 NHTM cổ phần chiếm 8,1% có tỉ lệ an toàn vốn dưới 9%, có tới 25/37 ngân hàng chiếm 67,6% có tỉ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro từ 12% trở lên.

- Khối ngân hàng liên doanh: 100% ngân hàng đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn, ngân hàng có Tỉ lệ an toàn vốn thấp nhất đạt 16,86%.

- Khối ngân hàng nước ngoài: ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn thấp nhất là 21,66%.


Bảng 2.4: Tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam tại thời điểm 31/12/2010

Khối NH

<8%

8% đến

dưới 9%

9% đến

dưới 12%

>12%

Khối NHTM Nhà nước, cụ thể:

3/5

1/5

0

1/5

- Vietinbank

7,44%




- Vietcombank

7,03%




- Agribank

6,09%




- BIDV


8,14%



- MHB




13,24%

Khối NHTM cổ phần

1/37

2/37

9/37

25/37

Nguồn: [28],[34],[35],[36],[37]

Thực lực tài chính của một ngân hàng biểu hiện qua vốn chủ sở hữu, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một "cái đệm" để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản ngân hàng, giúp NHTM tránh rơi vào trạng thái phá sản. Năm 2012, để củng cố nội lực, tránh thâu tóm, nhiều ngân hàng nhỏ muốn tăng vốn ngay. Theo các chuyên gia, huy động thêm vốn là phương án tốt nhưng trong bối cảnh này, làm ồ ạt sẽ gây rủi ro lớn cho chính ngân hàng. Nội dung "tăng vốn điều lệ" xuất hiện trong tờ trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của hầu hết các ngân hàng. NamA Bank tăng vốn từ 3.000 tỷ lên 3.700 tỷ, ngân hàng Phương Đông tăng từ 3.234 lên 4.000 tỷ trong khi kế hoạch của VietAbank và ABBank cùng lên 5.000 tỷ đồng. DongA Bank mặc dù vừa hoàn thành đợt tăng vốn lên 5.000 tỷ nhưng dự kiến vẫn phát hành 1.000 tỷ vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu để tăng lên 6.000 tỷ.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, việc tăng vốn của họ là đáng hoan nghênh và khích lệ. Nguyên nhân khiến các ngân hàng gấp rút muốn tăng vốn trong năm nay là để củng cố nội lực, mở rộng khả năng cho vay. Với các ngân hàng, đồng vốn tự có càng lớn thì khả năng huy động, hạn



mức tín dụng cho vay được cấp càng cao. Do đó, các ngân hàng nhỏ luôn tìm mọi cách để tăng vốn điều lệ.

Không riêng ngân hàng nhỏ, các nhà băng lớn cũng muốn tăng vốn. Lãnh đạo Sacombank, cho biết năm 2012 tăng thêm 17% vốn điều lệ (khoảng 1.700 tỷ đồng) để nâng vốn điều lệ từ 10.047 tỷ lên hơn 11.700 tỷ đồng. ACB cũng tăng vốn lên từ 9.377 tỷ đồng lên 12.377 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc muốn nâng vốn có thể xuất phát từ nợ xấu quá cao và nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập. Với nhiều ngân hàng yếu, khi nợ xấu nguy kịch và khả năng bị mất vốn cao, họ sẽ càng muốn tăng vốn. Có thể trên sổ sách chưa thể hiện điều này nhưng các ngân hàng yếu hiểu rất rõ nợ xấu đang "ăn" vào vốn chủ sở hữu như thế nào. Khi làn sóng M&A (mua bán, sáp nhập) diễn ra mạnh mẽ, bản thân các ông chủ ngân hàng, đặc biệt những ngân hàng niêm yết cũng nhìn thấy nguy cơ bị thâu tóm. Tăng vốn sẽ là một cách để chống đỡ. Tuy nhiên, không riêng ngân hàng nhỏ có nguy cơ bị thâu tóm cần tăng vốn mà cả bên đi thâu tóm cũng cần vốn "khỏe" để có thế mạnh khi tham gia đàm phán.

Thông thường, các ngân hàng tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhưng trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn cộng thêm sự lình xình của thị trường chứng khoán, rất khó để thuyết phục cổ đông hiện hữu mua thêm cổ phiếu hay chào bán ra công chúng thành công. Nhiều nhà băng đã có kế hoạch tăng vốn từ năm trước nhưng vẫn chưa hoàn thành và phải gác sang năm vì lý do này.

2.2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh tế trì trệ, do đó rủi ro hoạt động ngân hàng gia tăng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế.

Theo số liệu báo cáo của các NHTM năm 2012, các NHTM đã trả lãi tiền gửi, tiền vay khoảng 408 ngàn tỷ đồng, thu lãi cho vay từ nền kinh tế khoảng 420 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, chênh lệch thu chi toàn ngành Ngân hàng năm 2012 ước đạt hơn 20 ngàn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2008 và cũng chỉ gần tương đương mức



chênh lệch thu, chi của năm 2008 hay chỉ bằng khoảng 40% mức của năm 2011. Chênh lệch thu chi toàn ngành Ngân hàng năm 2012 giảm chủ yếu do chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào giảm, chi phí dự phòng rủi ro gia tăng, tín dụng tăng trưởng thấp.

Các chỉ số hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE) năm 2012 của các NHTM đều thấp so với các năm trước đây. Đến 31/12/2012, tỷ lệ ROA (Lợi nhuận trước thuế so với tài sản có) toàn hệ thống đạt 0,48% và ROE đạt 3,97%. Trong đó, khối NHTM Nhà nước tỷ lệ ROA, ROE bình quân đạt 0,76% và 11,37%; khối NHTM cổ phần mức bình quân của ROA là 0,22% và ROE là 1,36%; khối ngân hàng Liên doanh và ngân hàng nước ngoài, mức bình quân ROA là 0,91% và ROE là 5,08%.

Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng, %



Loại hình tổ chức tín dụng

2012

2013

ROA

ROE

ROA

ROE

NHTM Nhà nước

0.76

11.37

0.45

5.28

NHTM Cổ phần

0.22

1.36

0.28

3.05

Nguồn: [28], [66]

2.2.1.3. Tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn (CAR - Capital Adequace Ratio)

Theo phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam và của các Tổ chức tài chính quốc tế thì một trong các hạn chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là vốn tự có nhỏ và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu còn thấp. Tuy nhiên trong các năm gần đây, sự tăng lên về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể hệ số CAR. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam tuy còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, nhưng đã được nâng lên.

Nếu như hệ số CAR bình quân các NHTM trong năm 2010 là 10,98%, thì sang năm 2011 và 2012 lần lượt tăng lên khoảng là: 11,62% và 13,75%. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam xấp xỉ khoảng 13,76%. Nhìn chung tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng quy định (≥ 9%), tuy nhiên có sự biến động khác nhau giữa nhóm các NHTM (Bảng 1.9).



Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đến năm 2013 của nhóm NHTM Nhà nước là 11,31%, NHTM cổ phần 12,81%, ngân hàng LD và ngân hàng nước ngoài 30,82%. Theo tính toán và đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì cá biệt vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức dưới quy định.

Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam

Đơn vị: %


Năm

2010

2011

2012

2013

NHTM Nhà nước

7.09

9.06

10.28

11.31

NHTM Cổ phần

14.8

12.99

14.01

12.81

Toàn hệ thống

10.98

11.62

13.75

13.76

Nguồn: [28], [64]

2.2.2. Thực trạng hệ thống kênh phân phối của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

2.2.2.1. Số lượng và phân bố địa bàn

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, số lượng NHTM gia tăng khá nhanh. Hiện tại, hệ thống NHTM trên địa bàn cả nước đã có 50 NHTM và 51 chi nhánh NH nước ngoài.

Mặc dù số lượng NHTM tương đối lớn, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng phân bổ (trụ sở chính) của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2013

10%



35%

55%

Hà Nội


TP. HCM


Địa bàn khác


Nguồn: [28], [64]


2.2.2.2. Mạng lưới hoạt động

Về số lượng chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch: Tính đến năm 2013, hệ thống NHTM Việt nam có tổng cộng 2.059 chi nhánh và sở giao dịch; với hơn 5.212 phòng giao dịch. Như vậy, trung bình cứ 1 NHTM có khoảng trên 40 chi nhánh và 106 phòng giao dịch; 1 chi nhánh NHTM có 2,5 phòng giao dịch. Trong đó:

- Khối NHTM Nhà nước có mạng lưới hoạt động lớn nhất với 1.299 chi nhánh, 3.329 phòng giao dịch, chiếm 63,09% toàn hệ thống.

- Khối NHTM cổ phần có 760 chi nhánh và 1.883 phòng giao dịch, chiếm 36,91% toàn hệ thống.

2.2.2.3. Về phân bổ chi nhánh

Mạng lưới hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam khá dày đặc nhưng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn, đông dân cư như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... Trong số các TCTD hiện nay, hệ thống NHTM Việt nam (các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần) đang dẫn đầu về mạng lưới hoạt động. Nhóm NHTM có yếu tố nước ngoài hầu như không có thay đổi gì nhiều về mạng lưới hoạt động với số lượng tổng cộng khoảng hơn 30 chi nhánh trong vài năm qua. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay chỉ chiếm một số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động nhưng đã thể hiện tham vọng và khả năng phát triển lớn. Mới sau hơn 02 năm đi vào hoạt động, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có 14 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước và nhu cầu mở rộng mạng lưới của khối này vẫn còn hết sức lớn.

2.2.2.4. Về thị phần

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị phần huy động

Đơn vị: %

100%

18..38

30.4

18..71

33.1

72.5

40.8

16..66

17..76

46.7

47.1

50%

59.5

57.1

49.7

45.1

43.6

0%

Nguồn: [28]


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị phần tín dụng

Đơn vị: %


100%

3.8

9.2

4.4

11

4.8

9.1

6

9

4.6

8.6

80%

27.7

26.5

32

33.14

35.5

60%

40%

59.3

58.1

54.1

51.86

51.3

20%

0%

Nguồn: [28]

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nếu như cuối năm 2007, khối NHTM Nhà nước (Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB) còn áp đảo ở cả thị phần cho vay và huy động, lần lượt là 59,3% và 59,5%; thì đến cuối năm 2013 chỉ còn tương ứng 51,36% và đặc biệt là thị phần huy động chỉ còn 45,29%.

Nguyên do, khối NHTM cổ phần đã có một "quá trình Thánh Gióng" về quy mô, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán 2006 - 2007, tạo nên sự dịch chuyển thị phần mạnh mẽ như vậy.

Nhưng, suốt năm 2011- 2013 và quý 1/2014, cơ cấu thị phần nói trên không nhiều thay đổi; thậm chí khối NHTM Nhà nước còn có hơi hướng bật lại ở thị phần cho vay. Sau sự lấn sân nhanh chóng của khối NHTM cổ phần từ 2008 - 2010, bức tranh thị phần NH Việt Nam tương đối ổn định trong hơn một năm qua, đúng hơn là đã có sự giằng co rõ rệt. Trong hai năm trở lại đây đã và đang chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng về quy mô. Năm 2012, Agribank được nhân vốn điều lệ gần gấp 3 so với năm 2010 là 29.606 tỷ đồng (năm 2010 là 10.200 tỷ đồng). Vietcombank và Vietinbank sau khi “cởi trói” bằng cổ phần hóa, quy mô vốn cũng liên tục tăng mạnh; triển vọng là BIDV khi vừa cổ phần hóa xong…

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí