Quy Trình Sản Xuất Và Hoàn Tất Sản Phẩm Dệt May

đưa ra thị trường”.17 Ở Việt Nam, việc tiếp nhận khái niệm công nghiệp phụ trợ tương đối muộn hơn. Hiện nay, khái niệm CNPT được hiểu là “các ngành sản xuất nền tảng của công nghiệp chính yếu”.18 Trong sản xuất hàng dệt may, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan và có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Để có được một sản phẩm dệt may cuối cùng cần phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định. Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị ngành dệt may có các sản phẩm phụ trợ và công nghiệp phụ trợ khác nhau:

Ở giai đoạn kéo sợi và dệt vải:

Nhóm các thiết bị cơ khí bao gồm máy xe và kéo sợi, các chi tiết như bánh răng, trục truyền động, suốt sắt kéo dài, các chi tiết dẫn sợi, nồi, cọc, khuyên kiếm, khung go, do go cho máy dệt, xe vận chuyển.

Nhóm các chi tiết không gia công cơ khí bao gồm vòng kéo dãn, vỏ suốt cao su, các sản phẩm ống giấy, ống nhựa.

Nhóm các sản phẩm hoá chất bao gồm chất kết dính, chất tĩnh điện, chất giữ ẩm, chất ngấm, chất phân giải, sáp, các loại hoá chất dùng để hồ vải.

Ở giai đoạn nhuộm, in hoa và hoàn tất:

Các loại thuốc nhuộm: chủ yếu là các sản phẩm hoá học hữu cơ mang màu và một ít có nguồn gốc vô cơ.

Các hoá chất cơ bản

Các chế phẩm sinh học.

Ở giai đoạn may mặc và thời trang:

Nhóm phụ liệu may là những chi tiết được kết hợp với vải chính tạo thành sản phẩm may mặc, bao gồm: chỉ, bông tấm, khuy cúc, mex, khoá kéo...

Nhóm phụ kiện bao gói là các vật liệu, bao bì sử dụng trong quá trình đóng gói, hoàn tất sản phẩm bao gồm: các loại túi PE, PP và các loại mác áo...

Nhóm các loại gá lắp phụ tùng bổ sung cho thiết bị may và dưỡng phục vụ trong công đoạn may.


17 Nguồn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn( 2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế(359), tr 51.

18 Nguồn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn( 2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế(359), tr 52.

Hình 1: Quy trình sản xuất và hoàn tất sản phẩm dệt may

C

D

F

E

B

Sản phẩm phụ trợ CN dệt may CN phụ trợ


1

Sản xuất bông

A

Sản xuất xơ, sợi tổng hợp


2

Kéo sợi


3

Dệt vải mộc


4

Nhuộm- in hoa


5

Hoàn tất


6

Cắt may


Tiêu dùng


1. Phân bón, thuốc phòng bệnh dịch

2. Các loại phụ tùng kim khí và phi kim loại

3. Các loại phụ tùng kim khí và phi kim loại

4. Các loại thuốc nhuộm và hoá chất phụ trợ

5 Các loại hoá chất phụ trợ

6. Các loại phụ liệu may

A. Công nghiệp hoá dầu

B. Công nghiệp cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

C. Công nghiệp cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

D. Công nghiệp cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

E. Công nghiệp thiết kế thời trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

4. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may

4.1. Môi trường chính trị, luật pháp và hệ thống chính sách kinh tế

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Môi trường pháp lý là hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật tạo ra một hành lang cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng, ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất mặt hàng nào, bán cho những đối tượng nào ở đâu, nguồn đầu vào cho các sản phẩm dệt may.... Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với Nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.)

Các chính sách kinh tế của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ ở mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và ngược lại.

4.2. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Vai trò đó thể hiện nhờ hiệu ứng lan toả từ các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng dệt may ngày càng tăng lên, đóng góp rất lớn vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may.

Hầu hết các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu vào lĩnh vực dệt may do vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh và khả năng mang lại lợi nhuận lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may được hình thành dưới

hai hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do lợi thế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thị trường xuất khẩu lớn, máy móc thiết bị mới, công nghệ tiên tiến, nên năng suất lao động cao hơn, tạo ra được nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng phong phú, chất lượng cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Hơn nữa sản phẩm các doanh nghiệp này sản xuất ra đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, tạo điều kiến thuận lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc khai thác hết tiềm năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may.

4.3. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trước hết, các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh của các đối thủ có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lợi nhuận của ngành. Có nhiều hình thức và công cụ cạnh tranh được các đối thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như cạnh tranh về giá hay cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, các đối thủ khi cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp trên cơ sở cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm cùng sự khác biệt về sản phẩm, Marketing...

Thường thì cạnh tranh trở nên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hoà, hoặc suy thoái hay có quá đông các đối thủ cạnh tranh có cùng tiềm lực như nhau với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do các rào cản kinh tế làm doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang ngành khác. Để có thể bảo vệ và nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải thu thập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh chính có sức mạnh trên thị trường và tình trạng ngành để làm cơ sở hoạch định chiến lược.

4.4. Môi trường thương mại quốc tế

Môi trường thương mại quốc tế hay nói cách khác là mối quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế. Khi mối

quan hệ giữa hai hay nhiều Chính phủ là mối quan hệ thù địch thì những mâu thuẫn đó có thể phá huỷ hoàn toàn các mối quan hệ kinh doanh giữa hai nước. Nếu mối quan hệ chính trị song phương được cải thiện sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.

Hiện nay, xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Những Hiệp định song phương, đa phương được thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia có ảnh hưởng sâu rộng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Xu hướng phát triển và hội nhập này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đặc biệt tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, được thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau nhiều hơn giữa các quốc gia. Hội nhập giúp quá trình lưu thông hàng hoá nói chung và hàng dệt may giữa các nước trong đó có Việt Nam ngày càng phát triển, vì những trở ngại như thuế quan, thủ tục nhập khẩu, các hạn ngạch nhập khẩu hay giấy phép nhập khẩu... được cố gắng giảm thiểu, thành tựu khoa học kỹ thuật được sử dụng tối ưu và có hiệu quả hơn tạo điều kiện cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường.

III. SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Có thể nói, ngành công nghiệp dệt may đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất của Việt Nam trong những năm qua kể cả về số doanh nghiệp, số lao động thu hút vào ngành này và giá trị xuất khẩu.

Thứ nhất, đây là ngành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội. Sản phẩm dệt may phục vụ cho một trong những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người, nhu cầu mặc.

Thứ hai, dệt may là ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và góp phần nâng cao giá trị sản lượng cho toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. Ngành dệt may là một ngành truyền thống và có điều kiện phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu trong nước, hàng dệt may Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường hơn 60 nước trên thế giới. Năm 2005 đạt 4,838 tỷ USD, năm 2006 đạt trên 5 tỷ USD và dệt may là một trong 10 ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn

nhất Việt Nam. Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD. Điều này khẳng định dệt may chính là một trong những ngành chủ chốt của nền công nghiệp nước nhà trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bằng việc xuất khẩu sản phẩm, ngành dệt may không những góp phần phát triển kinh tế mà còn mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ năm 2001 đến năm

2008

Đơn vị tính: Tỷ USD


Nguồn http www vinatex com vn Other KNXKDMVN KNXKDMVN htm  Thứ ba ngành dệt may góp 6

Nguồn: http://www.vinatex.com.vn/Other/KNXKDMVN/KNXKDMVN.htm

Thứ ba, ngành dệt may góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, thời gian qua ngành công nghiệp dệt may đã giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo lực lượng lao động xã hội, đặc biệt là lao động nữ. Tính đến năm 2008, với khoảng 2000 doanh nghiệp và các cơ sở nhỏ, hộ tư nhân khác, ngành dệt may đã thu hút được hơn hơn 1 triệu lao động.19 Ngoài ra

ngành dệt may phát triển không chỉ tạo thêm công ăn việc làm trong ngành mà còn cả trong các ngành liên quan và phụ trợ khác như trồng bông, nuôi tằm, thêu đan, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và một loạt các ngành dịch vụ khác như đóng gói, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn quản lý chất lượng... qua đó góp phần làm tăng thu nhập của người lao động, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện làm tăng sức mua, mở rộng thị trường trong nước.



19 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Thứ tư, phát triển công nghiệp dệt may xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá vì bắt đầu quá trình công nghiệp hoá bằng những sản phẩm sử dụng lao động là một trong những lợi thế lớn của chúng ta hiện nay. Xuất khẩu mặt hàng dệt may sẽ giúp chúng ta khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế tuyệt đối cũng như tương đối của đất nước, góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, bởi vậy nếu không có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thì nền sản xuất trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó thể hiện ở chỗ nếu không có ngoại tệ thì sẽ không có khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... đều là những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thế giới. Như vậy, việc dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết khi mà nguồn vốn trong nước còn hạn chế, trình độ phát triển chưa cao, nền sản xuất vật chất còn yếu kém. Từ những bước ban đầu, một nền tảng cho việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, tiên tiến, hiện đại sẽ được hình thành, từ đó làm cho nền kinh tế đi lên một cách vững chắc. Hay nói cách khác đi, phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu hiện nay có vai trò như đặt viên gạch đầu tiên cho công cuộc xây dưng đất nước.

Thứ năm, góp phần tăng nhanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Với nỗ lực khắc phục những yếu kém để vươn lên, ngành công nghiệp dệt may không chỉ luôn giữ vai trò trọng yếu trong xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đóng góp đáng kể vào việc cải thiện cán cân ngoại thương của nước ta mà còn góp phần không nhỏ để tăng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài thường nhìn vào tình hình xuất khẩu để đánh giá khả năng thanh toán của một đất nước.

Trong các thị trường xuất khẩu, thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Trong vòng hơn 10 trở lại đây, nhu cầu về hàng dệt may của cường quốc này đã tăng lên không ngừng. Sau khi quết định bỏ cấm vận với Việt Nam của Mỹ được thông qua ngày 3/2/1994, các doanh

nghiệp Việt Nam bắt đầu tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Viêt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh qua các năm, đem lại một nguồn thu ngoại tế đáng kể từ hoạt động này. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.


Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam 2008



16%

9%

18%

57%

MEU

NhËt


C¸c n•íc kh¸c


Nguồn:http://traderfax.vn/detailnews.aspx?Ma=76&MaLoai=3

Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn. Ngoài vấn đề luật pháp, thực tiễn hoạt động thương mại Hoa Kỳ, hạn ngạch, các quy định về chống bán phá giá... vấn đề về cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này.

Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn với rất nhiều nhà nhập khẩu có tiềm lực mạnh như Mêxico, Băngladesh, Inđônêxia, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy nên cạnh tranh trên thị trường này vô cùng quyết liệt. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để có thể xuất khẩu hàng sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ với mức tăng trưởng cao hàng năm, cạnh tranh được với các đối thủ sừng sỏ trên thị trường. Do đó nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ là vô cùng cần thiết. Muốn vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cần phải chú trọng vào việc tìm hiểu và phân tích khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các đối thủ

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí