Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam, Năm 2006


đưa ra, người quản lý sẽ tham khảo kỹ càng ý kiến nhân viên cấp dưới của mình, hoặc chờ đợi sự đồng ý của ban lãnh đạo. Bất kỳ một hình thức quyết định nào thì cũng phải phù hợp với chính sách của công ty. Trong thời gian chuyển giao giữa hai vấn đề cần giải quyết, bạn không nên dồn ép tìm kiếm một câu trả lời sớm hơn, bởi nó có thể sẽ phản tác dụng. Trong mỗi tình huống, sẽ rất tốt nếu một người đại lý của bạn ở nước Australia trao đổi với bạn những câu hỏi hay vấn đề mà khách hàng Australia thắc mắc.

Đi đến thoả thuận (Reaching an Agreement)

Khi vấn đề đưa ra đã thoả mãn lợi ích của cả hai bên thì một cái bắt tay đơn giản cũng tượng trưng cho sự thoả thuận cuối cùng. Mọi thoả thuận mua bán sẽ được xác nhận lại trên giấy tờ theo mẫu hoặc trong bản hợp đồng có giá trị pháp lý. Các hợp đồng cùng với những điều kiện bên trong là tiêu chuẩn chính để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Australia. Những văn bản viết tay nên bao gồm tất cả những vấn đề quan trọng và phải chi tiết rõ ràng. Australia giải quyết tranh chấp những tranh chấp theo luật hiện hành. Các tổ chức nước ngoài không quen với luật dựa theo luật của nước Anh này nên tìm kiếm một luật sư quốc tế có khả năng và đủ thẩm quyền trên tất cả các trung tâm kinh doanh Australia.


2.1.3.3. Chiêu đãi

Đồ uống

Quá trình giao dịch thường được tiến hành cùng với việc sử dụng đồ uống, tuy nhiên khi tiến hành bàn bạc công việc làm ăn với người Australia bạn chỉ nên sử dụng đồ uống khi đến lượt bạn và bạn cũng không nên dùng đồ uống bên ngoài vì như vậy là khiếm nhã. Khi việc giao dịch được tiến hành ở những quán rượu của Australia, hãy nhớ rằng mỗi người trong quán rượu đều được mong chờ thanh toán cho một vòng rượu. Việc bỏ qua vòng khi đến lượt bạn sẽ chỉ tạo ra một ấn tượng xấu và hơn nữa như thế là bạn đã tự loại mình ra khỏi vòng. Một điều quan trọng nữa là nếu như bạn


được mời đi uống nước, bạn đừng nên đề cập đến vấn đề kinh doanh trừ khi đối tác Australia đề cập đến trước.

Ăn trưa hay ăn tối ở nhà hàng

Khi các mối quan hệ xã hội được thiết lập, nhà kinh doanh thường thu xếp các cuộc hẹn gặp vào bữa trưa lúc 12 giờ hay bữa tối thường được dùng vào khoảng 18 giờ. Do đặc điểm của người Australia là ưa sự đúng giờ, do vậy bạn nên đến sớm hơn một chút hoặc đến đúng giờ. Khi mời khách ăn tối ở một nhà hàng, có lẽ bạn phải tự đem rượu đi vì có thể nhà hàng đó không được kinh doanh đồ uống có cồn. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi nhà hàng trước. Hơn nữa, những người khách Australia sẽ không thích nếu bữa ăn không có rượu, bia lại có vẻ là đồ uống phổ biến hơn cả ở đất nước Australia. Người Australia thông thường không cầm hoá đơn để trả tiền bữa ăn cho cả hai khi họ mời ai đi ăn tối, mỗi người sẽ tự phải thanh toán cho phần ăn của mình. Trường hợp ngoại lệ khi đó là dịp đặc biệt họ sẽ thanh toán vào đầu hoặc cuối bữa ăn.

Trước khi rời khỏi bữa ăn bạn nên nói lời cảm ơn. Khi bạn tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cao cấp hay khi mối quan hệ được thiết lập thì sự chiêu đãi đòi hỏi phải long trọng hơn. Các cuộc gặp gỡ mạng tính hình thức thường diễn ra tại các câu lạc bộ, thường được lập gần các sự kiện thể thao hoặc để phục vụ từng tầng lớp xã hội hay nghề nghiệp.‌


2.2. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Australia.

2.2.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam Australia.

Ngày 26/2/1973, Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, tháng 11/1994, Australia lập Tổng lãnh sứ quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ nắm quyền từ năm 1983 đến tháng 3 năm 1996, Công Đảng nắm quyền coi trọng chính sách phát triển quan hệ với Việt Nam, chủ trương từng bước cải thiện mối quan hệ, góp phần triển khai chính sách hoà nhập Châu Á. Từ khi Chính phủ Liên


đảng Tự do – Quốc gia lên nắm quyền (tháng 3 năm 1996), quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều năm qua, hai nước đã trao đổi các đoàn cấp cao. Phía Việt Nam, các nguyên thủ quốc gia đến thăm chính thức Australia là Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1995, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội) thăm tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm đầu tháng 4 năm 1999 và nhiều đoàn cấp bộ trưởng thăm Australia. Phía Australia thăm Việt Nam: Thủ tướng Paul Keatting, (Lãnh đạo Công Đảng đương nhiệm), thăm năm 1994; Phố Thủ tưởng kiếm Bộ trưởng Thương Mại Tom Fisher thăm năm 1996, Ngoại trưởng Downer đã 6 lần thăm (lần gần đây là tháng 7 năm 2003) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng khác.

Viện trợ phát triển (ODA) của Australia cho Việt Nam tăng từ khi Australia tuyên bố bắt đầu cung cấp viện trợ cho Việt Nam vào tháng 10 năm 1991, góp phần xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Các dự án có hiệu quả như cầu Mỹ Thuận, Hỗ trợ quản lý tài nguyên nước, Chương trình phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ và trẻ em, cung cấp nước sạch cho 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long... Hàng năm chính phủ Australia cấp cho Việt Nam 150 suất học bổng, đến nay đã có khoảng hơn 3000 người Việt Nam theo học tại Australia.

Những năm gần đây, quan hệ hai nước phát triển sang lĩnh vực an ninh quốc phòng, tháng 2/1999, Australia mở phòng Tuỳ viên quân sự tại Hà Nội và Việt Nam cũng đã cử Tuỳ viên quân sự tại Canberra.

Hai bên cũng đã kỳ nhiều Hiệp định quan trọng như Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/1990), Khuyến khích và bảo đảm đầu tư (3/1991), Tránh đánh thuế hai lần (4/1992), Hiệp định Hàng không (7/1995), Thoả thuận hợp tác phát triển (5/1993), Thoả thuận chung về hợp tác khoa học và công nghệ (5/1993), Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (8/1995), Cam kết hợp tác xây dựng cầu Mỹ Thuận (7/1995), Hiệp định lãnh sự (2003), Hiệp định về Du lịch và Vận tải biển


(2005), Australia cũng ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán thương mại song phương và đa phương trong tiến trình đàm phán để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006.

2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia.


2.2.2.1. Những điểm mốc quan hệ Thương mại

Ngày 25/2/1973, Việt Nam và Australia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Trong hơn 3 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhất định do bối cảnh lịch sử quốc tế cũng như khu vực. Đến những năm cuối thập kỷ 1980, mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia đã được đưa lên một tầm cao mới với nỗ lực của hai bên. Cùng với những thay đổi tiến bộ trong quan hệ Ngoại giao, quan hệ Thương mại giữa hai nước có đạt được những bước tiến. Lần lượt Việt Nam và Australia đã ký các hiệp định hợp tác:

Năm 1990, Hiệp định Thương mại và hợp tác kinh tế,

Năm 1991, Hiệp định bảo hộ đầu tư,

Năm 1992, HIệp định tránh đánh thuế hai lần,

Năm 1995, Hiệp định hàng không,

Ngoài ra phía Việt Nam đã và đang có những kiến nghị khác về những hiệp định khác để tạo thuận lợi cho việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương như Hiệp định về du lịch, Bản ghi nhớ về sở hữu trí tuệ.

2.2.2.2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia

Hiệp định Thương mại hợp tác kinh tế Việt Nam - Australia được ký tháng 6/1990, kể từ đó, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng từ 40 triệu AUD năm 1989 lên đến gần 500 triệu AUD năm 1995. Và đặc biệt trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã vươn lên những đỉnh cao mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2000 đạt 2,6 tỷ AUD, năm 2006 là 6,4 tỷ AUD (nguồn: phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI)


Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Australia phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, cụ thể mỗi năm đạt mức tăng trưởng 25%. Từ năm 1992 cán cân thương mại giữa hai nước nghiêng hẳn về phía Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Australia

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Australia là dầu thô, hàng nông sản, dệt may, giày dép, thuỷ hải sản và rau quả. Trong đó dầu thô chiếm phần lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 87,1% - 1,8 tỷ AUD năm 2000 và đến năm 2002 là 2,6 tỷ AUD. Các mặt hàng khác như hải sản và gạo Australia nhập về không chỉ tiêu thụ tại Australia mà còn xuất sang các nước thứ ba; các loại hàng nông sản Việt Nam như: ngô vàng, mè, cà phê, hột điều, hạt tiêu và các loại gia vị như ớt, tỏi, bột nghệ, dầu dừa, cơm dừa,... đang được tiêu thụ mạnh tại Australia. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp như giầy dép, quần áo, đồ sơn mài... cũng đạt tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam rất được ưa chuộng ở Australia, kim ngạch thường tăng hơn 30% một năm trong năm năm trở lại đây. Trong những năm gần đây có thể nói hàng Việt Nam tràn ngập thị trường Australia. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều hàng xuất khẩu của Việt Nam phải vận chuyển qua Singapore và không phải lúc nào cũng được liệt kê như hàng xuất khẩu của Việt Nam.


Bảng 2: Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia.


Kim ngạch

Năm

Triệu AUD

Tăng trưởng

2001

2154

-

2002

2219

3,4%

2003

2196

-1,1%

2004

2327

5,2%

2005

3562

53%

2006

5028

41,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 7

Nguồn: http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf

Cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia khá đa dạng và phong phú. Năm 2006, dẫn đầu về kim ngạch XK là 4 mặt hàng: dầu thô 4 090 triệu AUD, thủy sản 99 triệu AUD, thiết bị nóng lạnh 98 triệu AUD, đồ gỗ 79 triệu AUD1

Mặc dù dân số tương đối thấp, song Australia đang dần trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: năm 2005, Australia là thị trường lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Tình hình nhập khẩu từ Australia của Việt Nam

Mặt hàng xuất khẩu của Australia bao gồm cả hàng hoá và các sản phẩm chế tạo như ôtô nguyên chiếc, linh kiện, sắt thép các loại, các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và giáo dục, các loại hoá chất, than mỡ; các loại thực phẩm: sữa bột, dầu bơ, đường, lúa mì, bột mì...


1 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf


Bảng 3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Australia


Kim ngạch

Năm

Triệu AUD

Tăng trưởng

2001

622

-

2002

591

-4,98%

2003

557

-5,7%

2004

689

23,6%

2005

721

4,6%

2006

1876

160,1%

Nguồn:http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính của Australia năm 2006 gồm: vàng miếng 770 triệu AUD, đồng 195 triệu AUD, nhôm 72 triệu AUD, lúa mạch 63 triệu AUD.

Đầu tư

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, Australia là một trong những nước và vùng lãnh thổ đầu tiên hưởng tích cực chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 2007, Australia đã có 176 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1539,1 triệu USD, trong đó thực hiện được 936,6 triệu USD, đứng thứ 12 trong tổng số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam1. Các dự án đầu tư của Australia chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn thông (43,2% đầu tư trực tiếp theo ngành của Australia tại Việt Nam), công nghiệp nặng (13%), công nghiệp thực phẩm (11,8%), văn hoá-y tế-giáo dục (10,6%), xây dựng (12,24%) và các dự án khác chiếm 5,2%. Các dự án đầu tư của Australia chủ yếu tập trung ở một số địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí


1Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=6209


Minh, Đà Nẵng và Đồng Nai. Chỉ riêng dự án ở 4 địa phương này đã chiếm 75,3% tổng số dự án và 81,6% tổng vốn đầu tư của Australia tại Việt Nam.

2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Australia.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội tham gia một sân chơi thương mại chung cho các doanh nghiệp được mở rộng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam có nhiều điều kiện đến với tay người tiêu dùng quốc tế hơn, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đến các thị trường cao cấp trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản và Australia.

Hiện nay chưa có một con số cụ thể nào xếp hạng năng lực cạnh tranh về hàng hóa được thống nhất và hiểu rộng rãi trên thế giới cũng như thị trường Việt Nam, tuy nhiên phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra danh mục các hàng hóa được đánh giá là cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.


Bảng 4:Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, năm 2006

(1) Nhóm có khả năng cạnh tranh và được đánh giá là cạnh tranh hiệu quả:

1. Thuỷ sản, trái cây dặc sản (vải thiều, xoài, bưởi năm roi)

2. Một số đặc sản nông nghiệp (mè, măng khô)

3. Đường, tiêu, gạo, cà fê

4. May mặc, da giày

5. Đồ uống (rượu, bia)

6. Động cơ điêzen công suất thấp (<32 sức ngựa)

7. Giấy viết, photo

8. Bóng đèn,

9. Vỏ ruột xe hơi, xe gắn máy

10. Chất tẩy rửa

11. Biến thế, cáp điện

12. Du lịch

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí