Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 2

Bảng 16: So sánh nhân tố tác động đến giá thành sản phẩm dệt may Việt Nam và Trung Quốc 49

Bảng 17: Quy mô sản xuất của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2008 58

Bảng 18: Sản lượng các sản phẩm phụ trợ ngành may Việt Nam 63

Bảng 19: Tổng hợp tình hình sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm ở Việt Nam 63

Bảng 20: Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam qua các năm 67

Bảng 21: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam với Hoa Kỳ từ 70

1995- 2008 ............................................................................................................ 70

Bảng 22: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 71

2001- 2008 ............................................................................................................ 71

Bảng 23: Các chỉ tiêu cụ thể trong chương trình sản xuất vải dệt phục vụ xuất khẩu đến năm 2015. 77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Bảng 24: Danh mục các dự án thuộc chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015. 78

Bảng 25: Các chỉ tiêu chủ yếu trong quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. 80

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ATC : Hiệp định Dệt may quốc tế

ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BTA : Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ CAD - CAM : Hệ thống máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất Cat : Mã hàng hoặc chủng loại sản phẩm dệt may CHLB Đức : Cộng hòa Liên bang Đức

CHXHCNVN : Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam CNPT : Công nghiệp phụ trợ

COD : Nhu cầu oxy hoá học

DMTQ : Dệt may Trung Quốc

DMVN : Dệt may Việt Nam

Khu CN : Khu Công nghiệp

EU : Liên minh Châu Âu EXIMBANK : Ngân hàng xuất nhập khẩu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GB : Rào cản thương mại xanh

HS : Hệ thống hài hoà

ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế

ISO 9000 : Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 14000 : Tiêu chuẩn quản lý môi trường ITC : Trung tâm Thương mại Quốc tế

MOU : Bản ghi nhớ

NDT : Đồng Nhân dân Tệ

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

OPIC : Cơ quan Đầu tư hải ngoại Hoa Kỳ

PNTR : Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn

PNT : Phòng thí nghiệm

Quota : Hạn ngạch (Xuất hoặc nhập khẩu)

R& D : Nghiên cứu và ứng dụng

SA 8000 : Hệ thống trách nhiệm Xã hội

TIFA : Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư TNHH : Trách nghiệm hữu hạn

TPTĐ : Thị phần tuyệt đối

UNDP : Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc USD : Đồng Đô la Mỹ

VAT : Thuế giá trị gia tăng VINATEX : Tập đoàn Dệt May Việt Nam VNĐ : Việt Nam Đồng

WEF : Diễn đàn kinh tế Thế giới

WTO : Tổ chức thương mại quốc tế

XK : Xuất khẩu

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá là một xu thế được hình thành từ lâu, hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thấy rằng quá trình toàn cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thực hiện những cam kết mở cửa về thị trường. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra so với các đối thủ khác trên thị trường sẽ là yếu tố quyết định một quốc gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá.

Là một trong những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao so với nhiều mặt hàng khác, hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm nay đã trở thành mặt hàng mũi nhọn trong các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, ngành dệt may còn thu hút nhiều lao động góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong những thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động thương mại của Việt Nam nhiều năm nay. Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường trọng điểm đối với hàng dệt may xuất khẩu vì đây là thị trường đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầu tiêu hàng dệt may hàng năm rất lớn. Tuy nhiên, với những đặc điểm như vậy, thị trường khổng lồ Hoa Kỳ cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp dệt may nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới. Đặc biệt là sau khi Hiệp định Dệt may ATC hết hiệu lực, cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết ở cả mức độ nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với mức độ tự do hoá thương mại cao và thiết lập môi trường bình đẳng giữa các quốc gia xuất khẩu. Vì lý do đó nên em đã chọn đề

tài khoá luận: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”.

2. Mục đích của khoá luận

Hệ thống hoá lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng

Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với một số đối thủ khác trên thị trường Hoa Kỳ để thấy được những lợi thế và hạn chế về sức cạnh tranh của hàng dệt may so với các đối thủ.

Phân tích những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến 2008

4. Phương pháp nghiên cứu trong khoá luận

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận:

Phương pháp thống kê

Phương pháp tổng hợp và phân tích

Phương pháp so sánh

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của hàng dệt

may

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt

Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ


Trong quá trình nghiên cứu, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bộ Thư viện Trường Đại Học Ngoại Thương, các cán bộ Thư viện quốc gia Việt Nam và các cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Thạc sỹ Nguyễn Lệ Hằng; giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Ngoại Thương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian, nguồn tài liệu và vốn kiến thức tích luỹ có hạn, nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được những những ý kiến đóng góp, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY‌‌‌

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Cạnh tranh

1.1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh.

Trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời kỳ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, dưới chế độ phong kiến và tiền tư bản, cạnh tranh được xem là các hoạt động chèn ép nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo sự độc tôn trên thị trường.

Ngày nay, quan điểm về cạnh tranh có nhiều thay đổi. Nhiều quốc gia cho rằng hàng hóa hay sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và tăng phúc lợi cho người dân, các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì sẽ phát triển. Các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Hay nói một cách khác cạnh tranh là cơ chế lựa chọn mang tính tự phát nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.1

Michael Porter, nhà khoa học nổi tiếng về quản lý ở Mỹ, một trong những nhân vật có uy tín về sách lược cạnh tranh quốc tế trên thế giới hiện nay đã đưa ra quan điểm về lợi thế cạnh tranh quốc gia. M.Porter cho rằng, của cải nhiều hay ít là do năng suất của sản xuất quyết định. Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiên trì nâng cao năng suất sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, làm nổi bật nét đặc sắc của sản phẩm, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi một nước trực tiếp tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về


1 Nguồn: Lê Xuân Bá (2007), Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế (12), tr11- 12.

năng suất đối với mỗi ngành trong nước ấy không còn là tiêu chuẩn trong nước nữa mà là tiêu chuẩn quốc tế. Điều ấy đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước chẳng những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.2 Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995, Hội đồng quốc gia biên

soạn từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa cạnh tranh là “Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa những thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung- cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và có lợi nhất.”3 Theo quan điểm này, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia trở nên bình đẳng hơn. Hàng hóa trên thị trường bị tác động bởi quan hệ cung cầu. Khi có cầu trên thị trường, tức là khách hàng có nhu cầu mua thì sẽ có cung, tức là xuất hiện các doanh nghiệp, quốc gia đưa hàng hóa ra bán, nhưng số khách hàng mua có hạn mà nhiều doanh nghiệp, quốc gia bán hàng hóa. Như vậy, sẽ xảy ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia nhằm thu hút khách hàng và giành lấy thị trường tiêu thụ. Đây là yếu tố khách quan trong nền kinh tế thị trường, buộc các doanh nghiệp hay quốc gia tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Trong cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên năm 1998 cho rằng: “Cạnh tranh là tranh đua giữa các cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình.”4 Điều này thể hiện qua mọi hoạt động khác nhau trong xã hội, những cá nhân hoặc tập thể với những chức năng như nhau cùng hoạt động trong một vị trí nào đó đều có sự ganh đua để làm việc tốt hơn,

mang lại hiệu quả và chất lượng cho cuộc sống mỗi cá nhân và tập thể tốt hơn. Như vậy, sự ganh đua ở đây nên hiểu theo nghĩa không nhằm mục đích triệt tiêu nhau để kẻ thắng người bại mà tranh đua nhằm giúp các cá nhân, tập thể đưa ra cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Trong kinh doanh, những cá nhân hoặc tổ chức như doanh nghiệp, quốc gia cùng đưa ra thị trường hàng hóa phục vụ nhóm khách hàng nhất định sẽ có tranh đua để giành phần thắng. Sự tranh đua chính là


2 Nguồn: Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr 87- 92.

3 Nguồn: Lê Xuân Bá (2007), Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế (12), tr 11-21.

4 Nguồn: Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá- Thông tin, tr 45.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022